Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam - Phò giá về kinh (tiết 4)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam - Phò giá về kinh (tiết 4)

A- Mục tiêu cần đạt:

 - HS cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ.

 - bước đầu hiểu hai thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngôn ngữ tứ tuyệt đường luật.

B- Chuẩn bị :

- GV : SGK + SGV + bài soạn

- HS: SGK + Bài soạn + Vở ghi

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam - Phò giá về kinh (tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/09/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 05 - Tiết: 17
Sông núi nước nam
Phò giá về kinh
A- Mục tiêu cần đạt: 
 - HS cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ.
 - bước đầu hiểu hai thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngôn ngữ tứ tuyệt đường luật.
B- Chuẩn bị :
- GV : SGK + SGV + bài soạn
- HS: SGK + Bài soạn + Vở ghi 
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1: Những câu ca dao thuộc chủ đề than thân thường thể hiện nội dunggì?
Gợi ý: 	
	Thái độ đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ của người lao động; Phê phán tố cáo xã hội phong kiến; Miêu tả tâm trạng, thân phận con người trong xã hội cũ 
Câu 2: Hình ảnh những con vật: Con cò, con kiến, con cuốc, con hạc ..... được sử dụng trong các bài ca dao than thân chủ yếu để nói lên điều gì?
Gợi ý:
Mượn sự vật gần gũi, nhỏ bé, tội nghiệp làm biểu tượng diễn tả thân phận con người 
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Đây là hai bài thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử dân tộc đã thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đang trên đường vừa bảo vệ, vừa củng cố, vừa xây dựng một quốc gia tự chủ rất mực hào hùng, đặc biệt là trong trường hợp có giặc ngoại sâm
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Yêu cầu : Đọc giọng chậm, chắc, đanh thép, hào hùng.
- Đọc chú thích * ? Cho biết đặc điểm của thơ cận đại Việt Nam ?
( GV nói thêm về tác giả ) 
- Cho biết số câu, số chữ trong mỗi dòng?
- Thể thơ ?
- Đọc câu thơ đầu, theo em chữ nào là quan trọng nhất ? Tác dụng của nó đối với việc thể hiện bài thơ ?
- Câu thơ muốn khẳng định điều gì ?
GV: quan niệm xưa: đất đai ở mặt đất ứng với các vùng sao trên trời ( trời đã phân định ): thiêng liêng, không thể xâm phạm.
- Nội dung 2 câu thơ đầu?
- Đọc 2 câu cuối, em thấy có gì đặc sắc ?
- Câu hỏi hướng về đối tượng nào ?
- Tác giả gọi bọn xâm lược là gì ? Thái độ của tác giả trong cách gọi ấy ?
- Bài thơ được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta viết bằng thơ. Em hiểu như thế nào về một bản tuyên ngôn độc lập ?
( TNĐL: Lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào có thể xâm phạm ).
- Theo em bài thơ có bộc lộ được cảm xúc không ? 
- Đó là cảm xúc gì và bộc lộ bằng cách nào ? ( lộ rõ, ẩn kín )
- Đọc ghi nhớ ( SGK – 65 ) 
- Đọc bài thơ theo yêu cầu
- Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm ?
- Thể thơ này có gì giống và khác với thể thất ngôn tứ tuyệt ?
( Giống: số câu: 4
 Khác: Số tiếng: 5-7 
và cách hợp vần: 2,4, quan/san )
- Đọc hai câu thơ đầu ? Nhận xét về trật tự các địa danh chiến thắng mà tác giả nhắc đến?
- Dụng ý của tác giả ?
- Nhận xét về lời thơ ở hai câu thơ đầu ?
- Tâm trạng của tác giả trong hai câu thơ này ?
- Hai câu cuối tác giả gửi gắm mong muốn, suy nghĩ gì ?
- Em đã gặp thể thơ này ở văn bản nào đã học ? ( Truyền thuyết Hồ Gươm )
- Hai bài thơ có những nét nghệ thuật nào giống nhau ?
- Nội dung của hai bài thơ ?
& sông núi nước nam
I- Tiếp xúc văn bản
1, Đọc: 
2, Chú thích:
- Thể thơ trung đại Việt Nam ( chữ Hán, chữ Nôm ) có nhiều thể thơ () thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn đường luật, thất ngôn bát cú “ Nam quốc sơn hà “ ; thể thơ thất ngôn tứ tuyệt .
Chưa rõ tác giả là ai ? được coi là bài thơ “ thần “ 
- “ Để “: so sánh với chữ vương đ ý nghĩa
II- Phân tích văn bản:
1, Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt 
- Số câu: 4 câu ( tứ tuyệt ) 
- Số chữ: 7 chữ ( thất ngôn ) 
- Hiệp vần : chứ cuối các câu 1,2, 4( cư, thư hư)
2, Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên:
a. Lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước
“ Nam quốc ..đế cư “
Câu thơ chân chất, đơn giản ngời lên 2 chữ : “quốc, đế “
Xưng nước Nam tự coi mình là 1 nước ngang hàng với nước Bắc. Xưng “đế “ là tự xếp mình bằng vai với hoàng đế phương Bắc
ị Tự hào, hiên ngang khẳng định độc lập chủ quyền của mình ( mình hoàn toàn làm chủ đất nước mình, không lệ thuộc vào nước lớn )
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư ( câu khẳng định )
ị Lập luận chặt chẽ rõ ràng, dứt khoát. nước Nam là của người Nam, điều đó là chân lý, là trời định. Những câu thơ ngắt nhịp như từng khối làm nên cái rắn chắc và chân ký.
ị Tóm lại: 2 câu đầu tác giả khẳng định sự tồn tại của nước ta với tư cách là 1 quốc gia có chủ quyền có độc lập ( có quốc thổ rõ ràng, ranh giới được xác định ở sách trời ị Niềm tự hào )
b. Không thế lực nào được xâm phạm
- Như hà xâm phạm?
Câu hỏi, hỏi trực tiếp quân giặc ( 1 chân lý hiển nhiên, rõ ràng như thế, lại thiêng liâng tự trời cao như thế tại sao lại dám xâm phạm?
- Khẳng định tư thế của ta: tư thế của lẽ phải, của chính nghĩa.
Như đẳng .bại hư.
đ Lời cảnh cáo đanh thép : giặc sẽ thất bại thảm hại về trái đạo trời vì hành động phi nghĩa của chúng chiến thắng của ta là không có gì ngăn nổi .
ị Khẳng định sự tin tưởng tuyệt đối vào thất bại của địch và chiến thắng của ta
ị Bài thơ là 1 văn bản nghị luận chính trị, ( dùng lý lẽ để nói về một việc trọng đại của đất nưcớ độc lập, chủ quyền dân tộc ) nhưng lại mang đậm sắc thái tình cảm ( niềm tin vững vàng về một chân lý, một lẽ phải, niềm tin về chiến thắng tất yếu của DT )
* Ghi nhớ ( SGK – 65 )
& Phò giá về kinh
 ( Trần Quang Khải )
I- Tiếp xúc văn bản 
1, Đọc :
- Nhịp 2/3, giọng phấn chấn, hào hùng, hào khí Đông A
2, Chú thích 
- Tác giả: Trần Quang Khải – nhà thơ- nhà quân sự tài ba
- Tác phẩm: Bài thơ ra đời khi ông đón 2 vua Trần về kinh.
II- Phân tích văn bản: 
1, Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt
- Số câu : 4
- Số chữ :5 
- Cách hợp vần: Tiếng cuối dòng; 2/4 
2, Hào khí chiến thắng và khát vọng thịnh trị của dân tộc.
A, Hào khí chiến thắng:
Chương Dương cướp giáo giặc 
Hàm tử bắt quân thù
ị Trận Chương Dương chiến thắng sau nhưng lại được nói trước vì tác giả đang sống trong tâm trạng hân hoan của chiến thắng ấy sau đó mới gợi nhớ lại chiến thắng Hàm tử cách đó hai tháng
- Lời thơ gắn gọn, dồn nén, xúc tích mỗi trận thắng chỉ nêu một công nổi bật 
( Chương Dương thu được nhiều vũ khí của địch : Hàm Tử bắt được tù binh – Toa Đô bị giết )
- Sử dụng những ĐT mạnh : đoạt, cầm – thế và lực của ta là tấn công và áp đảo 
- Tâm trạng : phấn chấn, vui mừng, hân hoan của vị tướng đầy mưu lược là người có công đầu trong hai chiến thắng 
b, Khát vọng thái bình thịnh trị 
- Thái bình .ngàn thu 
- Mong muốn xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hoà bình và niềm tin vào sự bền vững muôn đời của đất nước 
III- Tổng kết – ghi nhớ 
1, Nghệ thuật; Thể thơ tứ tuyệt đường luật ( Chữ Hán )
2, Nội dung; Hai bài thơ thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc ta
Một bài nêu chân lý vĩnh viễn và lớn lao của DTVN không gì xâm phạm được 
Một bài thể hiện khí thế chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc và niềm tin chiến thắng .
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
+ Đọc thêm ( SGK ) 
+ Tập ngâm, đọc diễn cảm hai bài thơ bằng phiên âm chữ Hán
+ Gv cung cấp một số bản dịch thơ khác của bài thơ “ Sông núi nước Nam “ để HS so sánh, đối chiếu 
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- Nắm nội dung, nhệ thuật và tư tưởng của bài thơ 
2- HDVN
 - Học thuộc hai bài thơ ( nguyên âm và dịch thơ ) 
- Tìm hiểu bài : “ Từ Hán Việt 

Tài liệu đính kèm:

  • docT17.doc