Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6 - Tiết 22: Từ Hán Việt (tiếp theo )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6 - Tiết 22: Từ Hán Việt (tiếp theo )

. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

- Hiểu được các sắc thái riêng biệt của từ Hán Việt.

- Có ý thức sử dụng từ HV đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp hoàn cảnh giao tiếp

- Tránh lạm dụng từ Hán Việt.

B. Chuẩn bị:

*Thầy: Bảng phụ

*Trò: Đọc, nghiên cứu bài trước + Trả lời các câu hỏi trong bài.

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 6 - Tiết 22: Từ Hán Việt (tiếp theo )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Ngày soạn:10/09/09
Tiết : 22. Ngày dạy:14-19/09/09
TỪ HÁN VIỆT (Tiếp theo )
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Hiểu được các sắc thái riêng biệt của từ Hán Việt.
Có ý thức sử dụng từ HV đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp hoàn cảnh giao tiếp
Tránh lạm dụng từ Hán Việt.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Bảng phụ
*Trò: Đọc, nghiên cứu bài trước + Trả lời các câu hỏi trong bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Thế nào là yếu tố Hán Việt? Yếu tố HV được sử dụng ntn?
(?) Có mấy loại từ ghép HV? Cho VD để minh hoạ.
(?) Trật tự của các yếu tố trong từ ghép HV chính phụ ntn?
* Giới thiệu bài: 
 Qua tiết học về từ HV, em đã được cung cấp kiến thức về yếu tố HV, 2 loại tư øghép HV và trật tự của các yếu tố trong từ ghép HV. Tuy nhiên chỉ biết bấy nhiêu chưa đủ, các em cần biết từ HV mang sắc thái ý nghĩa gì và sử dụng nó ntn cho phù hợp. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu những vấn đề nêu trên.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu mục đích sử dụng từ Hán – Việt
Gv:Treo bảng phụ VD
 Gọi hs đọc 1a,b cho cả lớp quan sát các từ Hán Việt.
(?) Tại sao trong các câu văn trên dùng từ H-V (in đậm) mà không dùng từ thuần Việt có nghĩa tương đương? 
(?) Người ta dùng từ HV để tạo sắc thái biểu cảm gì? Cho thêm VD.
Cho hs quan sátVD: Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh.
(?) Từ HV tiểu tiện tạo sắc thái gì?
(?) Tóm lại, sử dụng từ HV có bao nhiêu chức năng?
HĐ 2: Tìm hiểu các trường hợp tránh lạm dụng từ Hán Việt
(?) So sánh các cặp câu trong VD a,b . Theo em, câu nào hay hơn? Vì sao?
(?) Từ đó, ta rút ra kết luận gì khi sử dụng từ HV?
HĐ 3: Hướng dẫn HS luyện tập:
Nêu yêu cầu BT.
(?) Tại sao người VN thích dùng từ HV để đặt tên người, tên địa lí? VD
(?) Thống kê tổ ( lớp) có bao nhiêu bạn được đặt tên bằng từ HV ? 
(?) Nêu 1 số tên địa lí là từ HV?
-Nêu yêu cầu.
-Theo dõi, đánh giá
-Nêu yêu cầu.
-Đánh giá.
-Quan sát
-Đọc
Từ thuần Việt và từ HV khác nhau về sắc thái ý nghĩa nên không thể thay thế từ HV bằng từ thuần Việt.
 a)Tạo sắc thái trang trọng 
 b)Tạosắc thái tao nhã, lịch sự 
 c)Tạo sắc thái cổ
-Cá nhân:Tao nhã, lịch sự.
-Đọc ghi nhớ.
Đọc, thảo luận:
 +Câu sau hay hơn vì nó phù hợp với ngữ cảnh
Đọc ghi nhớ
HS thảo luận và lên bảng giải BT.
Các HS khác góp ý.
HS thảo luận và lên bảng giải BT.
Các HS khác góp ý.
-Thảo luận, ghi bảng
-Nhận xét, bổ sung
-Thảo luận, ghi bảng
-Nhận xét, bổ sung
I/Sử dụng từ Hán Việt
1) Sử dụng từ ngữ HV để tạo sắc thái biểu cảm:
Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng từ Hán Việt để:
- Tạo sắc thái trang trọng,thể hiện thái độ tôn kính
- Tạo sắc thái tao nhã,tránh gay cảm giác thô tục,ghê sợ.
- Tạo sắc thái cổ,phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
2)Không nên lạm dụng từ Hán Việt
Khi nói viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn, tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 
II/ Luyện tập:
) (thân mẫu, mẹ): 
-Mẹ.
-Thân mẫu.
 ( phu nhân, vợ):
-Phu nhân.
-Vợ,
( lâm chung, sắp chết)
-Sắp chết.
-Lam chung.
( giáo huấn, dạy bảo)
-Giáo huấn.
-Dạy bảo.
3.2) Sở dĩ người Việt thích dùng từ HV để đặt tên người, tên địa lí vì mang sắc thái trang trọng.
3.3) Các từ góp phần tạo sắc thái cổ: Giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần.
3.4 ) Nên thay: 
bảo vệ = giữ gìn; 
Mĩ lệ = đẹp đẽ.
Vì: dùng từ HV như thế không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cho nên thiếu tự nhiên.
*Củng cố: - Người ta sử dụng từ Hán Việt để làm gì?
 - Vì sao ta không nên lạm dụng từ Hán Việt?
*Dặn dò: 
-Học ghi nhớ, làm hoàn chỉnh các BT.
-Soan bài: Đặc điểm của văn biểu cảm
+ Trả lời các câu hỏi trang 86

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 22.doc