Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs
-Thấy được vẻ xinh đẹp,bản lĩnh sắt son,thân phận chìm nỗi của người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước.
- Bước đầu cảm nhận được nổi sầu chia ly sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ trích, sơ bộ nắm dược thể thơ song thất lục bát.
Tuần 7 – Bài 7 Ngày soạn: Tiết 25, 26 - Văn học: Ngày giảng: BÁNH TRÔI NƯỚC -Hồ Xuân Hương- SAU PHÚT CHIA LY - Đoàn Thị Điểm- I.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs -Thấy được vẻ xinh đẹp,bản lĩnh sắt son,thân phận chìm nỗi của người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước. - Bước đầu cảm nhận được nổi sầu chia ly sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ trích, sơ bộ nắm dược thể thơ song thất lục bát. II.Chuẩn bị: -Thầy: nghiên cứu sgk,tư liệu tham khảo để soạn bài. -Trò: đọc trước văn bản ở nhà,trả lời các câu hỏi hướng dẫn. III.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ Côn sơn ca của Nguyễn Trãi? Qua bài Côn sơn ca,em cảm nhận được điều gì cách sống và tâm hồn của tác giả? - Đọc thuộc phần nguyên tác và dịch thơ của bài Thiên trường vãn vọng. Qua bài thơ, em cảm nhận gì về cảnh vật thiên nhiên và tâm hồn của tác giả? 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Tiến trình tổ chức các hoạt động: Văn bản BÁNH TRÔI NƯỚC Hoạt động của GV - HS Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu tác giả, thể loại, đọc và tìm hiểu chú thích. -GV ghi đề bài lên bảng. -GV đọc một lượt. - Gọi HS đọc, GV nhận xét. - Hs đọc chú thích tr 95/sgk. - GV giới thiệu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương (ngoài những ý trong sgk) + Hồ Xuân Hương là người phụ nữ tài sắc nhưng gặp nhiều trắc trở trong tình duyên, hai lần lấy chồng đều làm lẽ: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” + Hồ xuân hương luôn khát kao một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc + Thơ HXH độc đáo, có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc “”độc đáo khác thường mà rất Việt Nam, sắc sảo mà tình tứ, nghịch ngợm mà sâu sắc”. + Nội dung thơ HXH luôn ca ngợi phụ nữ, bênh vực phụ nữ, chống lại quan niệm “trọng nam khinh nữ” của chế độ phong kiến, lên án chế độ phong kiến. Hoạt động 2:Tìm hiểu bài thơ - HS đọc lại bài thơ. - Hãy nêu nhận xét của em về số câu,số chữ trong câu và cách hiệp vần trong bài thơ? Bài thơ này thuộc thể thơ nào mà em đã học? -HS: Số câu: 4; số chữ trong câu: 7; cách hiệp vần: tiếng cuối các câu 1,2,4: tròn, non, son => Thể thất ngôn tứ tuyệt. - Tuy được viết theo thể thơ Đường luật nhưng hình ảnh và ngôn ngữ thơ trong bài này như thế nào? HS: Hình ảnh thơ dân dã, ngôn ngữ thơ bình dị. -GV giảng: Bài thơ có hai nghĩa: + Nghĩa thứ nhất miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc. + Nghĩa thứ hai phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. - Từ sự gợi ý này, GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau: - Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? HS: Bánh trôi nước có màu trắng của bột được nặn thành viên tròn, có nhân màu đỏ ở giữa, nếu nhiều nước thì bột nhão, ít nước quá thì cứng. Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì chìm xuống. GV: Cách tả này rất đúng với bánh trôi nước ở ngoài cuộc sống. - Với nghĩa thứ hai, bánh trôi nước thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận người phụ nữ như thế nào? - HS: Hình thức xinh đẹp. Phẩm chất trong trắng dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa. Thân phận chìm nỗi giữa cuộc đời. - Trong hai nghĩa đó, nghĩa nào là chính? HS: Nghĩa thứ hai khó thấy hơn nhưng nó quyết định giá trị bài thơ, nghĩa trước là phương tiện chuyển tải nghĩa sau.Có nghĩa sau bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn. GV: Đây là bài thơ có tính đa nghĩa. - Vậy em hiểu thế nào là tính đa nghĩa trong thơ? HS: Đa nghĩa là tính nhiều nghĩa, là một đặc điểm của ngôn ngữ văn chương, thi ca nói chung. * HS thảo luận nhóm câu sau: - Qua bài thơ, em hiểu nhà thơ Hồ Xuân Hương đã thể hiện thái độ, quan điểm gì đối với người phụ nữ? HS thảo luận, trình bày. - GV chốt lại: bài thơ thể hiện thái độ trân trọng vẻ xinh đẹp, trong trắng, son sắt, thuỷ chung của người phụ nữ và sự thương cảm cho than phận chìm nổi bấp bênh, bị phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - GV cho HS liên hệ các câu ca dao than thân đã học, mở đầu bằng mô típ Thân em. GV: Đây là mối liên quan gắn bó, tiếp nối trong phạm vi một nguồn cảm xúc nhân đạo chủ nghĩa đối với phụ nữ. Hoạt động 3: Tổng kết – Ghi nhớ. - Em hãy khái quát nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? - HS tổng kết, GV chốt lại. - HS đọc ghi nhớ tr 95/ SGK. Hoạt động 4: Luyện tập - Gv hướng dẫn hs làm bài tập. - HS phát biểu, GV tổng kết: 1.Các bài ca than thân: a. Thân em như trái bần trôi, Gió dập,sóng dồi biết tấp về đâu? b. Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các,hạt ra ruộng cày. c. Thân em như hạt mưa rào, Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa. d. Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. e. Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. 2.Những người phụ nữ trong ca dao và người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước đều không chủ động trong cuộc đời mình.Họ bị số phận đẩy đưa theo sự rủi may.Ở thơ HXH tác giả nói rõ hơn phẩm chất và vẻ đẹp tuyệt vời của người phụ nữ. Điều này cho thấy tuy có tiếp thu sâu sắc thơ ca dân gian nhưng HXH khẳng định mạnh mẽ nhân cách đáng trân trọng của người phụ nữ xưa . Hoạt động 5: Dặn dò - Học thuộc bài thơ. - Nắm¬ƒsid16519995 nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của bài thơ. I. Đọc và tìm hiểu chú thích. 1. Tác giả: - Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm. - Tài sắc nhưng gặp nhiều trắc trở. - Thơ HXH luôn ca ngợi, bênh vực người phụ nữ trong XHPK. 2. Đọc 3. Chú thích. II. Đọc – Tìm hiểu văn bản: 1. Thể thơ: - Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. 2. Nghệ thuật: - Hình ảnh thơ dân dã. - Ngôn ngữ bình dị. 3. Nội dung: - Miêu tả bánh trôi nước. -> Hình ảnh người phụ nữ trong XHPK: + Ngoại hình: xinh đẹp, trắng trẻo, tròn trịa. + Phẩm chất: trong trắng, son sắt, thuỷ chung. + Thân phận: chìm nổi, phụ thuộc. * Thái độ của tác giả: - ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ. - Thương cảm cho số phận của họ. II. Tổng kết – Ghi nhớ *Ghi nhớ, tr.95, sgk. IV.Luyện tập: * Bài tập 1, tr.96, sgk. Văn bản SAU PHÚT CHIA LI Trích: Chinh phụ ngâm Hoạt động hướng dẫn tự học Định hướng Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản - Gv ghi đề bài học lên bảng. - HS đọc chú thích * tr 91, sgk, rút ra những điểm cơ bản về tác giả, tác phẩm. + Chinh phụ ngâm khúc nguyên văn chữ hán của đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục, Thanh Xuân, Hà Nội. chinh phụ ngâm khúc được viết vào khoảng 1741 – 1742 trong thời kì khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tiếp. + Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) sống cùng thời với Đặng Trần Côn, là người phụ nữ tài sắc. + Chinh phụ ngâm không phải là truyện thơ mà là khúc ngâm. Đây là khúc ngâm về nỗi long sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chồng ra trận. + Ngâm khúc là thể loại do người Việt sáng tạo. Đây là thể loại gần như có chức năng chuyên biệt trong việc diễn tả những tâm trạng sầu bi, dài dặc, triền miên của con người. Nó ra đời vào giai đoạn chiến tranh phong kiến diễn ra liên miên gây bao đau thương tang tóc cho con người. Xuất sắc nhất của thể loại này là Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều. Thể loại ngâm khúc tiêu biểu nhất là được sang tác theo thể song thất lục bát. - Gv đọc bài thơ một lượt, hs đọc lại, gv nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích. - Văn bản được sáng tác theo thể song thất lục bát. Em hãy nhận diện đặc điểm của thể thơ này về số câu, số chữ trong câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ? HS: + Thơ không hạn định số câu, bốn câu thành một khổ, hai câu 7 chữ, hai câu 6-8. + Gieo vần: Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ 5 câu 7 dưới, vần trắc. Chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối câu 6, vần bằng. Chữ cuối câu 6 vần chữ 6 câu 8, vần bằng. Chữ cuối câu 8 vần chữ 5 câu 7 trên ở khổ tiếp theo, vần bằng. - Câu 7 chữ ở thể thơ này có gì khác câu 7 chữ ở thể thất ngôn bát cú về cách ngắt nhịp? HS: Ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2-2 (không ngắt 4/3 hoặc 2-2/3) - HS đọc khổ thơ đầu. - Trong hai câu song thất, dể thể hiện hoàn cảnh, tâm trạng người chinh phụ, tác giả chủ yếu sử dụng nghệ thuật gì? HS: Phép đối: Chàng thì đi - Thiếp thì về; cõi xa mưa gió - buồng cũ chiếu chăn. - Phép đối góp phần thể hiện hoàn cảnh, tâm trạng người chinh phụ như thế nào? HS: Phép đối gợi lên sự đối lập hai thân phận: một người đi - một người về; hai hoàn cảnh: chiến địa mênh mang, xa xôi, mưa gió lạnh lung – căn phòng nhỏ hẹp, chiếu chăn ấm áp. Cả hai đều phải thương nhớ, buồn khổ vì phải cách chia, li biệt. - Đ_qu7885?c hai câu sau. - Em hiểu thế nào là “đoái”? Tâm trạng của người chinh phụ ở đây được diễn tả như thế nào qua hình ảnh “Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh”? HS: + Đoái là ngoảnh lại nhìn theo -> nỗi dùng dằng không dứt của người đưa tiễn. + Hai câu thơ nói lên sự xa cách về không gian vời vợi giữa người đi kẻ ở. Giữa họ giờ chỉ còn núi xanh, mây biếc ngăn cách. Sự cách ngăn, nỗi sầu chia li nặng nề tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Các hình ảnh đó góp phần gợi lên cái độ mênh mông cho nỗi buồn đau. - HS đọc khổ thơ tiếp theo. - Nỗi sầu người chinh phụ được gợi tả qua phép tu từ nào? HS: Phép đối: Chàng còn ngoảnh lại - Thiếp hãy trông sang; điệp ngữ: Hàm Dương, Tiêu Tương; phép đảo vị trí của hai địa danh. - Các phép tu từ đó có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ? HS: Nỗi sầu người chinh phụ càng tăng thêm, đó là sự ngăn cách ngàn trùng giữa chốn Hàm Dương - chiến địa nguy hiểm và bến Tiêu Tương nơi người vợ ngóng chồng. Thế nhưng sự ngăn cách mấy trùng không ngăn được tình cảm thương nhớ, không ngăn được hành động ngoảnh lại, trông sang của họ. - Sự xa cách và thương nhớ được diễn tả ở đây có gì khác biệt và độc đáo so với bốn câu trước? HS: Sự cách ngăn mấy trùng, đây là sự chia li về cuộc sống, thể xác trong khi tình cảm, tâm hồn còn gắn bó, không tách rời => nỗi sầu chia li và sự oái oăm, nghịch chướng: gắn bó mà không đước gắn bó, gắn bó mà phải chia li. - HS đọc khổ thơ cuối. - Phép tu từ nào được sử dụng chủ yếu ở bốn câu sau? HS: Phép điệp ngữ. - Tổ chức HS trao đổi tìm hiểu tác dụng của phép điệp ngữ đối với việc biểu đạt nỗi sầu chia li của người vợ. - GV phân tích thêm điểm đặc sắc của của phép điệp ngữ trong đoạn thơ, chốt lại: + Nỗi sầu chia li đã phát triển lên cực độ. Các khổ trên còn có ý niệm về sự xa cách nhưng ở đây đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu xanh. Màu dâu xanh xanh rồi xanh ngắt gợi cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông. Màu xanh đã nhoà nhạt thành một khối và nỗi sầu người chinh phụ càng sâu hơn. - Em có cảm nhận gì về nỗi lòng người chinh phụ qua câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? HS: Nhấn mạnh nỗi sầu của người chinh phụ trong trạng thái cao độ. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết – ghi nhớ. - Em hãy nêu các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu nhận xét của em về cách dïtid10501673ùng điệp ngữ của tác giả? HS: 1.Lặp trong một câu: -Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, -Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? 2.Lặp ở giữa các câu: -Thấy cuối câu 1 lặp lại ở đầu câu 2. - Hai chữ ngàn dâu cuối câu 2 lặp lại ở đầu câu 3 => Cách lặp đó là cách lặp tiếp nối cho thấy nổi sầu chia ly cứ dằn dặt, liên tục không thể nguôi quên được.Vì thế mỗi lúc một đau đớn, héo hon. Tóm lại,các vị trí lặp rất đa dạng cho thấy tâm trạng đau buồn cũng rất phức tạp.Nổi sầu muộn này đã dày vò người chinh phụ từ nhiều phía.Ở bất cứ thời gian nào, nhìn bất kỳ sự vật nào lòng người cũng tái tê,rớm lệ. - Qua tìm hiểu đoạn thơ, em hãy cho biết cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là gì? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và giọng điệu thơ? HS: Đoạn thơ miêu tả tâm trạng lưu luyến, nhớ nhung, đau khổ của người vợ xa chồng, thể hiện niềm khát khao hạnh phúc gia đình và lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa. + Ngôn từ chọn lọc, sắc sảo, giọng điệu tha thiết. -Gv tổng kết, cho hs đọc ghi nhớ tr.93, sgk. Hoạt động 4: Luyện tập. - HS làm bài tập 1/ sgk. a. Từ ngữ chỉ màu xanh:mây biếc,núi xanh,xanh xanh,xanh ngắt. b.Giải nghĩa: -Màu mây biếc là màu xanh lam đậm, tươi ánh lên. -Xanh xanh là màu nhạt, thiếu ấn tượng. Xanh ngắt là xanh thuần một màu trên diện rộng. c.Các màu xanh trên kia dùng để miêu tả tâm trạng của người chinh phụ. - HS làm, GV theo dõi, nhận xét, kết luận I. Đọc – Tìm hiểu chú thích 1.Tác giả. - Tác giả (bản chữ Hán): Đặng Trần Côn. - Tác giả (bản chữ Nôm): Đoàn thị Điểm. - Dịch giả: Đặng Thai Mai. çin0 2.Tác phẩm: Chinh phụ ngâm II. Đọc – Tìm hiểu văn bản: 1. Thể thơ: - Song thất lục bát. 2. Nội dung - nghệ thuật. a) Khổ thơ đầu: - Phép đối - Nổi sầu chia ly giữa người đi, người về. b) Khổ thơ giữa: - Phép đối, điệp ngữ, đảo ngữ. - Nổi sầu chia ly oái oăm, nghịch cảnh. c) Khổ thơ cuối - Phép đối, điệp ngữ, điệp ý, câu hỏi tu từ . - Nổi sầu chia ly tăng tiến đến cực độ. III. Tổng kết – Ghi nhớ. Ghi nhớ tr 93/ sgk. IV. Luyện tập * Củng cố: - HS đọc diễn cảm bài thơ Bánh trôi nước, Sau phút chia li. - HS đọc phần đọc thêm, sgk. * Hướng dẫn học tập: - Học thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước, đọc và tìm hiểu thêm về đoạn trích Sau phút chia li. - Học thuộc ghi nhớ, nắm nội dung, nghệ thuật hai văn bản trên. - Soạn bài Qua đèo Ngan Tuần 7 – Bài 7 Ngày soạn: Tiết 27 - Tiếng Việt Ngày giảng: QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs - Nắm được thế nào là quan hệ từ. - Nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu. II.Chuẩn bị: - Thầy soạn bài,chuẩn bị bảng phụ,đèn chiếu. - Trò đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk. III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra: - Em hãy nêu một số sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt?cho ví dụ. - Nên sử dụng từ Hán Việt như thế nào? 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Tổ chức các hoạt động: Hoạt động của GV – HS Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ -Gv ghi đề bài lên bảng. - GV chiếu ngữ liệu, HS theo dõi ngữ liệu trên đèn chiếu: a) Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. b) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. c) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. - GV đọc một lượt, HS đọc lại. - Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học,em hãy xác định quan hệ từ trong các ví dụ trên? HS: a. của b. như c. Bởi ..nên - Các quan hệ từ trên liên kết từ nào với từ nào?Câu nào với câu nào?Nêu ý nghĩa của quan hệ từ? HS: Đồ chơi ..chúng tôi ..=> sỡ hữu Người đẹp ..như hoa.=> so sánh ..ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực ..chóng lớn lắm. => nhân quả - Em hiểu thế nào là quan hệ từ? -Hs trả lời, GV chốt lại. -Cho đọc ghi nhớ tr.97 Hoạt động 2:Tìm hiểu việc sử dụng quan hệ từ - HS đọc ngữ liệu/ SGK. - Trong các trường hợp trên, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hề từ, trường hợp nào không bắt buộcphải có? HS: *Các trường hợp bắt buộc: b, d, g, h *Các trưîa113262ờng hợp không bắt buộc: a, c, e - Tìm các cặp quan hệ từ thường dùng thành cặp với: Nếu, vì, tuy, hễ, sỡ dĩ? HS: - Thì, nên, nhưng, là vì - Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được? HS: 1.Nếu trời mưa thì em được nghỉ học thể dục. 2.Vì tôi không chăm nên tôi bị điểm kém. 3.Tuy nhà xa nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. 4.Hễ gặp bài tập khó thì em vẫn cố gắng giải bài. 5.Sỡ dĩ thầy giáo phê bình Lan là vì bạn ấy chưa ngoan. - Từ đó, em rút ra được điều gì về vệc sử dụng quan hệ từ? - HS trả lời, GV chốt lại. - HS đọc ghi nhớ/ SGK. Hoạt động 3: Tổng kết -GV nhắc lại các kiến thức thông qua hai ghi nhớ. Hoạt động 4: Luyện tập Bài 1: HS tìm quan hệ từ, ghi vào giấy phim trong. Bài 2: HS điền quan hệ từ vào chỗ trống. Bài 3: HS làm theo nhóm. Bài 4: HS viết trên giấy phim trong, trình bày, lớp quan sát, nhận xét. Bài 5: Thảo luận nhóm, trình bày. I.Tìm hiểu kiến thức: 1. Thế nào là quan hệ từ: * Ghi nhớ 1 tr 98 *Ghi nhớ:tr. 97, sgk. 2. Sử dụng quan hệ từ: * Ghi nhớ 2 tr 98 II. Luyện tập Bài 1.Các quan hệ từ ở đoạn đầu bài Cổng trường mở ra theo thứ tự là: của, còn, còn, với, của, và, như, nhưng, như, của, như, cho. Bài 2. (1) với (2)và (3)cùng,với (4)với (5)nếuthì (6)vì. Bài 3.Nếu đánh số thứ tự 10 câu thì câu đúng sẽ là:2,4,6,8,10. Bài 4. Ngoài trời nắng như đổ lửa nhưng vào đây thấy mát rượi.Hơi nước như ngùn ngụt bốc lên từ thác nước cao đổ xuống”. Bài 5.Phân biệt: a.Nó gầy nhưng khoẻ: tỏ ý khen b.Nó khoẻ nhưng gầy: tỏ ý chê 4.Củng cố: HS đọc 2 ghi nhớ. 5.Dặn dò: Đọc trước bài”Luyện làm bài văn biểu cảm” ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 7 – Bài 7 Ngày soạn: Tiết 28 - Tập làm văn Ngày giảng: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: -Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm:tìm hiểu đề và tìm ý để lập dàn bài viết bài. -Có nhiều thói quen động não,suy nghĩ,tưởng tượng,cảm xúc trước một đề văn biểu cảm. II. Chuẩn bị: -Thầy:soạn giáo án,chuẩn bị bảng phụ,đèn chiếu. -Trò:chuẩn bị trước ở nhà đề bài tr.99 sgk III.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Em hãy trình bày các bước làm bài văn biểu cảm? 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: - GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS và nêu yêu cầu tiết học. Hoạt động 2: Tìm hiểu đề và lập dàn bài. *Bước 1: Tìm hiểu đề bài - Đề bài yêu cầu viết về điều gì? Tìm hiểu yêu cầu của đề qua các từ ngữ: loài cây, em yêu? - Em yêu cây gì?Vì sao em yêu cây đó hơn cây khác? - HS trả lời theo cách hiểu của từng em. - Em hãy cụ thể hoá và ghi vào vở loài cây mình yêu với các phẩm chất, biểu hiện cụ thể? - HS suy nghĩ để tìm ý. *Bước 2:Học sinh tìm ý. - Tìm các đặc điểm của cây?Mối quan hệ giữa cây với đời sống? *Bước 3:Học sinh phát biểu, các em khác bổ sung, giáo viên uốn nắn, sửa. *Bước 4:Hướng dẫn hs lập dàn bài với các phần và ý chính trong phần thân bài. I.Phần mở bài: -Đối tượng để em miêu tả và biểu cảm:một loài cây. -Bộc lộ cảm xúc:yêu. -Cảm xúc này qua nhận thức,xúc động của cá nhân em. II.Phần thân bài: -Nó được trồng trong chậu cảnh vì nhà em không có vườn. -Cây có hoa đẹp,có những búp dễ thương. -Em chăm sóc,cắt tỉa. -Cây giúp xoá đi những mệt mỏi của em sau những lúc học tập. Hoạt động 3: Viết bài *Bước 1:Giáo viên tập cho hs viết một số đoạn mở bài.(ghi vào giấy) *Bước 2:Gv thu lại đọc một số bài, nhận xét, biểu dương một số bài tốt, góp ý sửa chữa một số bài chưa tốt. *Bước 3:Học sinh viết phần kết bài. *Bước 4:Giáo viên thu bài đọc và nhận xét. Khi hướng dẫn các bước này, gv lưu ý hs thực hiện các yêu cầu của phần mở và kết như sgk. Hoạt động 4: GV nhận xét, tổng kết tiết học. I. Yêu cầu II. Thực hành *Củng cố:Giáo viên nhắc và ôn lại tất cả các yêu cầu khi làm một bài văn. * Hướng dẫn học tập: về nhà đọc trước bài thơ Qua đèo Ngang và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn trong sgk.
Tài liệu đính kèm: