Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Sau phút chia ly ( trích : chinh phụ ngâm khúc )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Sau phút chia ly ( trích : chinh phụ ngâm khúc )

- Mục tiêu cần đạt :

Cảm nhận được nỗi sầu chia ly sau phút chia tay ấy giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị nghệ thuật của ngôn từ

- Bước đầu hiểu được thể thơ song thất lục bát

B – Chuẩn bị

- GV : Giáo án +SGK

- HS: Bài soạn + SGK

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 25: Sau phút chia ly ( trích : chinh phụ ngâm khúc )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27/09/2009
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 07 - Tiết: 25
Sau phút chia ly
( Trích : Chinh phụ ngâm khúc )
 Đoàn Thị Điểm 
A- Mục tiêu cần đạt :
Cảm nhận được nỗi sầu chia ly sau phút chia tay ấy giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị nghệ thuật của ngôn từ 
- Bước đầu hiểu được thể thơ song thất lục bát
B – Chuẩn bị 
- GV : Giáo án +SGK 
- HS: Bài soạn + SGK 
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ: ”Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra” Giới thiệu về tác giả của bài thơ và nêu nội dung chính của bài?
Gợi ý: Điểm đặc biệt trong bài thơ này chính là tác giả. Trần Nhân Tông từng là một ông vua yêu nước, giỏi việc cầm quân song cũng không kém phần tài hoa, lịch lãm. Khi làm vua, ông không quản nguy hiểm, trực tiếp cùng Thái thượng hoàng xông ra trận tiền chỉ huy quân sĩ chiến đấu, đánh tan đạo quân Nguyên Mông mạnh và hung hăng khét tiếng lúc bấy giờ.
Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được làm khi ông về thăm quê cũ.
	Bài thơ miêu tả phong cảnh một vùng quê thanh bình, yên ả. Con người hoà hợp với thiên nhiên trong một cảnh trí nên thơ dù hơi trầm lắng. Qua đó ta cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương.
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Chinh phụ ngậm khúc: Khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận cũng gọi là chinh phụ ngâm. Nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn Đây là đoạn có nội dung thể hiện nỗi sầu của người vợ ngay sau khi tiễn chồng ra trận
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- GV đọc mẫu
- Nêu yêu cầu đọc
- Đọc chú thích *. Nêu những nét tiêu biểu về tác giả, tác phẩm ?
- Nhận diện thể thơ về số câu, số chữ, cách hiệp vần ?
- Đọc 4 câu đầu, cho biết nỗi sầu chia ly của người vợ được gợi tả như thế nào ?
- Cách xưng hô “chàng- thiếp “ có gì đặc biệt? (xưng hô vợ chồng thời phong kiến đ biểu hiện tình cảm vợ chồng đang độ nồng nàn, hạnh phúc )
- Có gì đặc sắc về nghệ thuật ở 2 câu thơ ?
(Đối lập trong hoạt động của con người, không gian rộng đối lập với không gian hẹp: lạnh lẽo đối lập với ấm cúng; phản ánh hiện thực chia ly phũ phàng; nỗi xót xa khi hạnh phúc bị chia cắt )
- ấn tượng đầu tiên về sự cách ngăn được gợi tả bằng hình ảnh nào ?
- Em hình dung như thế nào về cảnh tượng này ?
(Bầu trời rộng lớn, mây bay theo gió, núi non tiếp núi non đ xa lạ, vô tận )
- ý nghĩa của hình ảnh này là gì ?
- ở 4 câu thơ tiếp theo, nỗi sầu của người vợ được gợi tả như thế nào ?
( Tiếp tục diễn tả nỗi sầu chia ly trong độ tăng tiến )
- BPNT đặc sắc nào được sử dụng ở khổ thơ ?
- Nhận xét gì về các địa danh được nhắc đến ? Đó có phải các địa danh ở VN hay không ? Lặp lại có dụng ý gì ? ( Tiêu Tương và Hàm Dương là 2 địa danh ở TQ cách xa nhau hàng ngàn dặm đ ẩn dụ về sự xa cách )
- Nỗi sầu tiếp tục được gợi tả và nâng lên như thế nào ?
(Nỗi sầu chia ly oái oăm, nghịch chướngphát triển đến cự c độ )
- Nhận xét gì về các biện pháp tu từ ? Cách sử dụng từ ngữ trong khổ thơ ?
- Em có cảm nhận gì về mầu xanh ở khổ thơ này ? ( Xanh có phải là mầu của hy vọng ? ) 
- Nhận xét gì về câu kết thúc của khổ thơ ? 
- Đoạn thơ có gì độc đáo về nghệ thuật ?
- Ngoài miêu tả tâm trạng của người chinh phụ khi có chồng đi chinh chiến, tác giả còn muốn đề cập đến nội dung gì ?
( Gửi gắm tình cảm gì )
I- Tiếp xúc với văn bản
1, Đọc
- Giọng : trầm, đều, buồn
- Ngắt nhịp : Câu 1: 3/4hoặc 3/2/2
 Câu 2: 3/4hoặc 3/2/2
 Câu 3: 2/2/2 ; 3/3; 2/4
 Câu 4; 2/2/2/2 ; 4/4
2, Chú thích :
- Chinh phụ ngâm khúc
+ Chữ Hán: Đặng Trần Côn
+ Chữ Nôm: Đoàn Thị Điểm
Dài 375 câu đ nỗi lòng nhung nhớ, sầu muộn triền miên của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến
- Đoạn trích: Tâm trạng khắc khoải, nhớ thương cô đơn của người chinh phụ
- Thể thơ: song thất lục bát
- Các từ khó
II- Phân tích văn bản
* Bốn câu thơ đầu:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
( Người chồng đi vào nơi xa lắc, mịt mù hiểm nguy; còn người vợ trở về với buồng cũ chiếu chăn của cuộc sống cô quạnh,đơn lẻ ) 
-Từ xưng hô cổ xưa, phép đối
- Phản ánh hiện thực chia ly phũ phàng nỗi xót xa khi hạnh phúc bị chia cắt 
( GV giảng )
+ 2 hành động ( Chàng đi, thiếp về ) đều là sự thật
+ 2 cảnh vật: 1 BT, 1 mịt mù do tưởng tượng mà ra nhưng đều thấm đẫm tâm trạng buồn khổ của người vợ bắt đầu thấm thía nỗi chia ly
- Mây biếc- núi xanh
đ Vừa là hình ảnh thật, vừa là hình ảnh tượng trưng chỉ sự xa cách: không gian vời vợi xa thẳm càng tô đậm thân phận bé nhỏ và cảm giác trống trải của lòng người.
* Bốn câu tiếp 
- Đối. Chàng còn ngoảnh lại >< thiếp hãy trông sang
à Sự vương vấn dùng dằng trong buổi chia ly. Điệp từ, đảo vị trí địa danh theo vòng tròn.
à Nỗi sầu chia ly chất chứa, tâm trạng buồn triền miên, không gian xa cách mênh mông, bao la của người đi, kẻ ở.
* Bốn câu thơ cuối 
- Mở ra 1 không gian biệt ly mới 
- Điệp từ bắc cầu T.T chỉ mầu sắc, gợi cảnh trời cao đất rộng, không gian xa cách ngày càng rộng lớn 
- Câu hỏi tu từ, điệp từ “ai” vang lên như 1 tiếng thở dài, nhấn rõ nỗi sầu cao độ của người chinh phụ 
à Nỗi sầu trở thành khối sầu,núi sầu bám vít, đeo đẳng lấy hồn người .
III – Tổng kết – ghi nhớ 
1, Nghệ thuật : Thể thơ song thất lục bát phù hợp với tâm trạng buồn khổ triền miên không dứt của nhân vật. Ngôn từ điêu luyện, đặc sắc để ngụ tình 
2, Nội dung 
Tâm trạng ngậm ngùi, buồn thương, sầu muộn của người chinh phụ trước cảnh chia ly
- Gián tiếp lên án tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa
- Nói lên tiếng nói khát khao tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ ở thế kỉ 19 
* Ghi nhớ ( SGK )
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
Ghi đủ các từ có mầu xanh trong đoạn thơ dịch 
- Phân biệt sự khác nhau trong các mầu xanh đó? Tác dụng của việc sử dụng những từ đó trong việc miêu tả tâm trạng của người chinh phụ
Mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt 
- Xanh của núi của mây, của ngàn dâu 
( Mây biếc, núi xanh, xanh ngắt )
- Xanh nhàn nhạt, chung chung, bao trùm cảnh vật 
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
LCâu 1: Nội dung chủ yếu của đoạn trích: "Sau phút chia ly":
	A. Thể hiện nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận.
	B. Cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ của Hàm Dương
	C. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa
	D. Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
LCâu 2: Kết thúc đoạn trích "Sau phút chia ly" là câu hỏi tu từ. Câu hỏi tu từ này có ý nghĩa gì?
	A. So sánh tâm trạng sầu bi của người vợ và người chồng
	B. Người vợ thương chồng, thấu hiếu được nỗi lòng của người chồng lúc ra đi.
	C. Nhấn mạnh, làm nổi bật tâm trạng và nỗi sầu trong lòng người chinh phụ ở trạng thái cao độ, thống thiết.
	D. Cả A,B,C.
LCâu 3: Hình ảnh thiên nhiên được nói tới trong đoạn trích "Sau phút chia ly" có ý nghĩa:
	A. Thể hiện sự trống trải, cô đơn trong lòng người chinh phụ.
	B. Giúp cho việc khắc hoạ nỗi buồn ngày một tăng của người chinh phụ.
	C. Tạo nên tầm vóc vũ trụ của nỗi buồn.
	D. Cả A, B, C.
2- HDVN
Học thuộc lòng đoạn thơ 
Hoàn thành bài tập
Đọc, tìm hiểu “ Quan hệ từ “

Tài liệu đính kèm:

  • docT25.doc