Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 14 - Tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 14 - Tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp Học sinh.

 - Cảm nhận hình ảnh cao đẹp của người yêu nước trong gian nguy vẫn hiên ngang, bền gan vững chí.

 - Nhân cách cứng cỏi của nhà yêu nước Phan Chu Trinh.

 - Giọng điệu hùng tráng của thể NBT trong lối thơ tỏ chí của nhà các nhà thơ yêu nước Việt nam.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 14 - Tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/2008
Tuần: 14 
Tiết: 58
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
(Phan Châu Trinh)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 	Giúp Học sinh.
	- Cảm nhận hình ảnh cao đẹp của người yêu nước trong gian nguy vẫn hiên ngang, bền gan vững chí.
	- Nhân cách cứng cỏi của nhà yêu nước Phan Chu Trinh.
	- Giọng điệu hùng tráng của thể NBT trong lối thơ tỏ chí của nhà các nhà thơ yêu nước Việt nam.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: SGK, SGV, hệ thống câu hỏi.
	- Học sinh: đọc bài tập, trả lời câu hỏi.
C. Các bước lên lớp:
	 I. Ổn định tổ chức:
	II. Kiểm tra bài cũ: 4’
	- Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ: "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác".
	III. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài: 1’
 	Đầu năm 1908 Nhân dân trung kỳ nổi dậy chống sưu thuế, Phan Chu Trinh bị bắt, bị kết án chém và đày ra Côn Đảo (tháng 4 năm 1908). Vài tháng sau, nhiều nhân sỹ yêu nước khắp Trung Kỳ, Bắc Kỳ cũng bị đày ra đây. Ngày đầu tiên Phan Chu Trinh đã ném 1 mảnh giấy vào khám của họ để an ủi động viên:
 	"Đây là 1 trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy làm trai giữa thế kỷ 20 này, không thể không nếm cho biết". Bài thơ này làm trong thời kỳ Phan chu Trinh bị đày ở Côn Đảo. 
	2. Tiến trình bài giảng: 35’
Thời
gian
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
N D cầnđạt
7’
Hoạt động 1: HD Học sinh tìm hiểu chú thích.
- Gọi Học sinh đọc văn bản.
? Quan sát chú thích dấu */sgk và cho biết hiểu biết của em về tác giả Phan Chu Trinh?
? Văn bản "Đập đá ở Côn Lôn” ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Học sinh đọc.
- Phan Chu Trinh (1872-1926), hiệu là Tây Hồ. Biệt hiệu là Huy Mã. 
- Quê: Tây Lộc, Hà Đông, Quảng Nam.
Đỗ phó bảng làm quan trong 1 thời gian ngắn.
- Đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất, có tài văn chương.
- Tác phẩm chính: "Tây Hồ Thi Tập", "Tỉnh Quốc Hồn Ca"....
- Văn bản: Ra đời khi Phan Chu Trinh bị bắt lao động khổ sai ở nhà tù Côn Đảo (năm 1908).
I. Đọc - Chú thích.
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả:
Phan Chu Trinh (1872-1926) 
b. Tác phẩm 
1908 Khi bị bắt lao động khổ sai ở nhà tù Côn Đảo.
20’
Hoạt động 2: HD Học sinh tìm hiểu văn bản.
? Bài thơ tạo dựng hình ảnh 1 con người "làm trai" đập đá ở Côn Lôn và bộc lộ cảm xúc của "kẻ vá trời". Từ đó hãy xác định nhân vật trữ tình của bài thơ này?
? Căn cứ vào chú thích sgk thì nhân vật chữ tình ở đây là ai? Có liên quan gì đến tác giả bài tập này?
? Em phân định bài thơ này như thế nào? Nội dung cụ thể?
? Văn bản được trình bày bởi những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính, phương thức nào là yếu tố tham gia?
? Phần nội dung nào sử dụng tự sự sau yếu tố được biểu cảm?
? Ấn tượng đầu tiên - ấn tượng chung của em về giọng điệu đặc biệt của bài thơ này?
- Gọi Học sinh đọc 4 câu thơ đầu.
? Đập đá là công việc bình thường, nhưng việc "đập đá ở Côn Lôn " có bình thường không? Vì sao? 
? Quan sát 2 câu thơ đầu và cho biết em hiểu như thế nào về chủ đề làm trai trong lời thơ này?
? Tư cách "làm trai" đó đã sáng lên phẩm chất nào của người yêu nước trong bài thơ này?
? Từ 2 câu thơ tiếp theo hãy cho biết: Công việc đập đá được gợi tả như thế nào? 
? Hình dung của em về công việc đập đá này?
? Nhưng với hành động dũng mãnh "Xách búa đáng tan" và "ra tay đập bể " thì việc đập đá ở Côn Lôn mang 1 ý nghĩa khác. Theo em đó là ý nghĩa nào?
? Nhận xét về giọng điệu, cách dùng từ, phép đối trong 4 câu thơ đầu và tác dụng của chúng?
? Vậy người tù thể hiện phẩm chất gì qua 4 câu thơ này?
- Gọi Học sinh đọc 4 câu thơ cuối.
- Giáo viên: Việc lao động gợi lên ở người tù yêu nước cảm nghĩ sâu sắc về bản thân.
? Em hiểu cảm nghĩ của con người được bộc lộ trong câu thơ: "Tháng ngày ... sành sỏi".
? Câu thơ 6 bộc lộ cảm xúc nào của con người?
? Trong 2 câu thơ 5, 6 này tác giả sử dụng biện pháp NT gì? Tác dụng?
? Qua 2 câu thơ này em hiểu gì về người tù yêu nước?
H. Theo dõi cặp câu kết của bài thơ, cho biết nội dung của hai câu kết?
 ? Em có nhận xét gì về hình thức nghệ thuật của 2 câu này? Ý nghĩa của nó?
? Ngời tù yêu nước bộc lộ phẩm chất gì qua 4 câu thơ cuối?
? Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã làm hiện lên những vẻ đẹp nào của người tù yêu nước?
? Từ đó giúp em hiểu thêm những điều cao quý về con ngời Phan chu Trinh ?
? Em học tập được gì về NT của bài thơ này?
- Gọi Học sinh đọc ghi nhớ.
- Nhân vật trữ tình là người đập đá xưng "là trai" và "kẻ vá trời".
- Nhân vất trữ tình chính là: Phan Chu Trinh tác giả bài thơ này.
Bài thơ gồm 2 phần.
- Phần 1: 4 câu đầu: Công việc đập đá.
- Phần 2: 4 câu cuối: Cảm nghĩ từ việc đập đá. 
- Biểu cảm là chính và Tự sự là yếu tố tham gia.
- Nội dung công việc đập đá.
- Nội dung cảm nghĩ từ việc đập đá.
- Hùng tráng, khoẻ khoắn.
- Học sinh đọc.
- Không bình thường. Vì đây là công việc khổ sai, buộc tù nhân phải làm.
- Làm trai là quan niệm sống anh hùng của đấng nam nhi, dám chống chọi với gian nguy, để chiến thắng.
- Có khí phách hiên ngang.
- Không sợ nguy nan.
- Dùng tay cầm búa (Xách búa, ra tay), đập đá thành hòn, (mấy trăn hòn ) thành đống, (năm bảy đống).
- Bằng thủ công việc nặng nhọc khối lượng lớn, chỉ dành cho tù khổ sai.
- Ý nghĩa tinh thần: Dám đương đầu, vươn lên, chiến thắng thử thách, gian khổ.
- Giọng điệu hùng tráng sôi nổi.
- Dùng động từ mạnh.
- Đối câu 3 với câu 4. 
Tác dụng: Công việc đập đá diễn tả khí phách hiên ngang của con người.
- Hiên ngang, kiên cường, trước gian nan.
- Học sinh đọc.
- Tự thấy mình có tấm thân dầy dạn phong trần qua nhiều thử thách.
- Tự thấy mình có tinh thần cứng cỏi kiên trung, không sờn lòng, đổi chí trước mọi gian lao, thử thách. 
- Phép đối.
- Tác dụng: Làm rõ sự chịu đựng mãnh liệt cả về thể xác lẫn tinh thần của con người trước thử thách gian nan.
- Bất khuất trước gian nguy.
- Trung thành với lý tưởng yêu nước.
- Những người có gan làm việc lớn, khi phải chịu tù đày chỉ là việc nhỏ, không có gì đáng nói.
- Lời thơ có cấu trúc đối lập: "Những kẻ vá trời ", "việc con con ".
- Tác dụng : Khẳng định lý tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất.
- Tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp cứu nước của mình.
- Coi khinh gian lao tù đầy.
- Người tù hiên ngang, trung thành với lý tưởng.
- Người anh hùng chấp nhận mọi nguy nan, bền gan vững chí với lý tưởng của mình.
- Bài thơ viết theo thể thơ TNBC. Với bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng sôi nổi, NT đối được sử dụng nhuần nhuyễn và độc đáo.
- Học sinh đọc ghi nhớ (sgk/ 150).
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Công việc:
- "làm trai". Quan niệm sống anh hùng.
- "Đập đá": Công việc thủ công nặng nhọc vất vả.
Dám đương đầu vượt lên, chiến thắng thử thách.
- Giọng điệu: Hùng tráng sôi nổi.
- Dùng động từ mạnh.
- Đối: Câu 3 với câu 4.
Người tù có khí phách hiên ngang. Không sợ nguy nan.
2. Cảm nghĩ về việc đập đá.
+ NT đối lập:
- Câu 5 đối câu 6.
Sức chịu đựng mãnh liệt của con người trước thử thách nguy nan.
- Câu 7 đối câu 8: Khẳng định lý tưởng yêu nước lớn lao là điều quan trọng nhất.
Người tù coi khinh gian lao, tù đày, tin tưởng mãnh liệt ở sự nghiệp yêu nước của mình . 
3. Ý nghĩa: sgk/ 150
8’
Hoạt động 3: HD Học sinh luyện tập.
- Gọi Học sinh đọc diễn cảm bài tập.
? Qua 2 bài "Vào nhà ngục Quảng Đông" và "Đập đá ở Côn Lôn" Em hãy trình bày lại những cảm nhận của em về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước CM đầu thế kỷ 20.
- Yêu cầu Học sinh chuẩn bị trong 5 phút.
- Yêu cầu Học sinh phát biểu ý kiến cá nhân.
- Học sinh đọc diễn cảm bài tập.
- Học sinh chuẩn bị trong 5 phút.
- Học sinh trình bày miệng.
II. Luyện tập
1. Đọc diễn cảm.
2. PBCN
IV . Củng cố và hướng dẫn về nhà 5’ 
	1. Củng cố: 3’
	- Bài thơ thuộc thể thơ gì? Nhân vật trữ tình là ai?
	- Bài thơ thể hiện tư thế người tù như thế nào?
	- Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người tù trong cảnh lao động khổ sai?
	- Trình bày nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
	2. Hướng dẫn về nhà: 2’
	- Đọc thuộc lòng bài thơ.
	- Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho bài tập 2 (sgk/150)
	- Làm bài tập TN.
	- Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn luyện về dấu câu và chuẩn bị KTTV.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 58.doc