Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16 - Tiết 63: Ôn tập tiếng Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16 - Tiết 63: Ôn tập tiếng Việt

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh .

- Nắm vững những nội dung về từ vựng và NPTV đã học ở học kỳ I.

B. Chuẩn bị :

 - Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.

 - Học sinh: SGK, xem lại các kiến thức đã học.

C. Các bước lên lớp:

 I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra trong tiết dạy.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 16 - Tiết 63: Ôn tập tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/12/2008
Tuần: 16 
Tiết: 63
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Học sinh .
- Nắm vững những nội dung về từ vựng và NPTV đã học ở học kỳ I.
B. Chuẩn bị :
	- Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
	- Học sinh: SGK, xem lại các kiến thức đã học.
C. Các bước lên lớp:
 I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra trong tiết dạy.
 III. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
 	Giờ học này chúng ta sẽ tiến hành hệ thống hoá các kiến thức Tiếng Việt mà các em đã học trong học kỳ I.
	2. Tiến trình bài giảng:
	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS khái quát lại các nội dung:
A
B
1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ là gì?
 Nêu đặc điểm.
2. Trường từ vựng.
3. Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Ví dụ?
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?
5. Trợ từ, thán từ là gì?
6. Tình thái từ là gì?
7. Nói giảm nói tránh, nói quá.
8. Câu ghép.
9. Dấu câu.
Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của 1 từ ngữ khác.
- Rộng: Khi phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác.
- Hẹp: Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
-1 từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với 1 từ ngữ khác. 
-Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa. 
-Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ, mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao; Thường được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự.
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định.
- Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được sử dụng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định.
- Trợ từ là những từ sử dụng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
- Thán từ là những từ sử dụng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc sử dụng để gọi đáp.
- TTT là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị các sắc thái, tình cảm của người nói.
- Nói quá: Phóng đại mức độ, quy mô, tình cảm => nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
- Nói giản nói tránh: Diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, tránh thô tục...
- Là câu có 2 cụm C - V phát triển và chúng không bao chứa nhau. Mỗi cụm C - V của câu ghép có 1 dạng câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.
- Dấu ngoặc đơn: sử dụng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
- Dấu hai chấm: sử dụng để đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho 1 phần trước đó, đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
- Dấu ngoặc kép: sử dụng để đánh dấu từ ngữ câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được biểu hiện theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác giả, tờ báo, tập san... dẫn trong đoạn văn.
Thời
gian
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
ND cần đạt
Hoạt động 2: HD Học sinh luyện tập.
- Giáo viên đưa sơ đồ bài tập: a/157.
- Gọi Học sinh làm trên bảng.
- Gọi 2 Học sinh làm bài tập b (phần 2) sgk/158.
? Đặt câu có sử dụng trợ từ và tình thái từ ?
- Yêu cầu HS nhận xét.
? Viết đoạn văn 10 - 15 câu giới thiệu về tác phẩm mà em đã học (sử dụng các dấu đã học).
- Gọi Học sinh trình bày 
- Yêu cầu HS nhận xét.
Truyện dân gian
Truyền thuyết
Cổ tích	
Ngụ Ngôn	
Cười
 - Nói quá: "Tiếng đồn ...vỡ tan"
"Bao giờ chạch..... lấy ta"
- Nói giảm, nói tránh: ...
- 2 Học sinh trình bày trên bảng.
- Nhận xét.
- Học sinh là bài cá nhân trong 7 phút.
- Học sinh trình bày. 
II. Bài tập 
1. Bài tập a/ 157.
2. Bài tập:
 b- 2/ 158.
3. Bài tập: a. II. 2/158
4. Bài tập viết đoạn văn.
 IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 5’
 	1. Củng cố:
	- Nêu công dụng của các dấu câu sử dụng trong đoạn văn?
	2. Hướng dẫn về nhà:
	- Học kiến thức đã ôn tập.
	- Soạn bài mới: Hai chữ nước nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 63.doc