Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 7 - Tiết 25 - Bài 7: Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần  7 - Tiết 25 - Bài 7: Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió

Giúp h/s:

 - Thấy rõ tài nghệ của Xec-van-tet trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Đánh giá mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy từ đó rút ra bài học thực tiễn.

 - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng đọc, kể, tóm tắt, phân tích, so sánh, đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.

B. CHUẨN BỊ

 - GV: Giáo án, tranh minh họa hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê.

 - HS: Đọc kĩ chú thích, trả lời các câu hỏi / SGK.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 8 - Tuần 7 - Tiết 25 - Bài 7: Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 10/ 2006
Tuần: 7 
Tiết: 25 
bài 7: VĂN BảN: 
đánh nhau với cối xay gió
( Trích: Đôn - ki - hô - tê)
 Xéc-van-tét
a. mục tiêu:
 	Giúp h/s:
 	- Thấy rõ tài nghệ của Xec-van-tet trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. Đánh giá mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy từ đó rút ra bài học thực tiễn.
 	- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng đọc, kể, tóm tắt, phân tích, so sánh, đánh giá các nhân vật trong tác phẩm văn học.
b. chuẩn bị
 	- GV: Giáo án, tranh minh họa hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê.
 	- HS: Đọc kĩ chú thích, trả lời các câu hỏi / SGK.
c. lên lớp
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
 	- HS 1: Nêu những biện pháp NT chủ yếu được tác giả An-đéc-xen sử dụng trong truyện ''Cô bé bán diêm''. Phân tích dẫn chứng cụ thể?
 	- HS 2: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung truyện ''Cô bé bán diêm''.
 	A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa.
 	B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của XH nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người.
 	C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ.
 	D.Cả ba nội dung trên.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài
 	Tây Ban Nha là đất nước ở phía tây châu Âu, trong thời đại phục hưng đất nước này đã sản sinh ra một nhà văn vĩ đại Xéc-van-tet với tác phẩm bất hủ ''Đôn-ki-hô-tê''. Trong truyện ta thấy hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê và người giám mã Xan-chô Pan-xa quyết định chu du thiên hạ để cứu khổ phò nguy, lập lại công bằng xã hội. Hiệp sĩ anh hùng lại chỉ gặp thất bại. Vì sao lại như vậy? Câu hỏi ấy sẽ được làm rõ trong bài học hôm nay.
2. Tiến trình bài dạy
Thời
gian
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ND cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s đọc, chú thích, bố cục.
- GV: Nêu yêu cầu đọc, chú ‎ý những câu đối thoại, những câu nói với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê. Giọng thích hợp, vừa ngây thơ, tự tin xen lẫn hài hước.
- GV đọc mẫu. Gọi h/s đọc, nhận xét?
? Yêu cầu h/s hỏi đáp chú thích: 1, 2, 6, 7, 9, 10?
? Dựa vào chú thích * nêu ngắn gọn về tác giả? Tác phẩm?
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần ?
- Hai h/s nối nhau đọc, nhận xét.
- Hs hỏi - đáp chú thích dựa vào SGK.
- (1547 - 1616), Tây Ban Nha.
3 phần: - P1: Từ đầu ... không cân sức: Thầy trò Đôn-ki-hô-tê trước trận chiến đấu.
- P2: Tiếp ... ngã văng ra xa: Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê liều mình tấn công bọn khổng lồ và thảm bại.
- P3: Còn lại: Hai thầy trò tiếp tục lên đường.
I. Đọc, chú thích, bố cục.
1. Đọc 
2. Chú thích 
- Tác giả (1547-1616), Tây Ban Nha.
- Đoạn trích nằm trong tiểu thuyết Đô-ki-hô-tê.
3. Bố cục
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s tìm hiểu văn bản.
Chú ‎ý đoạn 1.
? Trong văn bản có mấy nhân vật? Mối quan hệ giữa các nhân vật đó là gì?
? Xem lại chú thích và tái hiện lại chân dung Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả chân dung 2 nhân vật?
? Trên đường đi khi nhìn thấy cối xay gió hai thầy trò có những nhận định và suy nghĩ ntn?
? Vì sao Đôn-ki-hô-tê lại có những nhận định như vậy?
? Qua suy nghĩ, nhận định em thấy Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô là người ntn?
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
? Hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động, lời nói của nhân vật Đôn-ki... và nhân vật Pan-xa?
? Nêu nhận xét của em về hai nhân vật này?
? Hình ảnh Đô-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió rồi ngã văng ra xa gây cho em cảm giác gì?
- GV: Như vậy, với đầu óc mê muội nhiều khi đồng nhất một người thực, việc thực với những nhân vật và sự việc hoang đường trong tiểu thuyết. Đôn-ki.... đã lầm tưởng những cối xay gió là những tên khổng lồ hung hãn cần phải diệt trừ. Lí tưởng chiến đấu cao qúy và tinh thần chiến đấu kiên cường là điểm đáng trân trọng. Song những hành động ấy lại bắt chước các hiệp sĩ trong truyện là điều điên rồ, đáng cười.
- Hai nhân vật: Đôn-ki-hô-tê và Giám mã Xan-chô Pan-xa quan hệ chủ tớ, thầy trò. 
- Đôn-ki-hô-tê	 
+ Gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài toàn những thứ han gỉ. + Hoang tưởng nhưng có ước tốt đẹp.
- Xan-chô Pan-xa
Béo lùn, cỡi trên lưng con lừa thấp lè tè.
- Nghệ thuật tương phản:
+ Luôn thực tế và tỉnh táo.
- Đôn-ki-hô-tê 
- Nhận định: những cối xay gió là những tên khổng lồ. Suy nghĩ: 
+ Quyết giao chiến.
+ Thu chiến lợi phẩm.
+ Quét sạch giống xấu xa. 
Xan-chô Pan
Nhận định: đó là những chiếc cối xay gió.
- Đọc nhiều truyện kiếm hiệp, muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ.
Thảo luận nhóm
- HS thảo luận. Cử đại diện trình bày.
* Đôn-ki-hô-tê:
- Thúc ngựa xông lên hét lớn: ''Chớ có chạy trốn ... bọn mi đây''.
- Lấy khiên che kín thân, thúc 
ngựa đâm mũi giáo vào cách quạt cả ngời và ngựa ngã văng ra xa. 
* Xan-chô Pan-xa: 
- Hét bảo chủ đó là những cối xay gió.
- Thúc lừa chạy đến cứu
- Đôn-ki-hô-tê: Hão huyền nhưng rất dũng cảm.
- Xan-cho Pan-xa: nhát gan.
- Cảm giác buồn cười. 
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Trước khi đánh nhau với cối xay gió. 
- Đôn-ki-hô-tê có khát vọng đẹp.
- Xan-chô: tỉnh táo, thực tế.
2. Đôn-ki-hô-tê tấn công bọn khổng lồ.
- Đôn ...: dũng cảm.
- Xan-chô: nhát gan.
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà: 
1. Củng cố:
 	Bài tập: Bản thân Đôn-ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió ntn?
 	A. Là một cuộc giao tranh lớn.
 	B. Là một cuộc giao tranh điên cuồng không cân sức.
 	C. Là cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ.
 	D. Là cuộc giao tranh không phân thắng bại. 
2. Hướng dẫn về nhà:
	- Xem tiếp các câu hỏi trong phần đọc - hiểu văn bản.
	- Làm các bài tập phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25.doc