Bài giảng môn lịch sử lớp 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ – trung kì trung đại)

Bài giảng môn lịch sử lớp 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ – trung kì trung đại)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS cần nắm được:

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu; cơ cấu xã hội (bao gồm 2 giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô).

- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của kinh tế lãnh địa.

- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào; kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.

 

doc 112 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn lịch sử lớp 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (thời sơ – trung kì trung đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
 Tuần 1/Tiết 1	 Ngày day
BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ – trung kì trung đại)
Mục tiêu:
1. Kiến thức:	HS cần nắm được:
Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu; cơ cấu xã hội (bao gồm 2 giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô).
Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của kinh tế lãnh địa.
Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào; kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.
 2. Kĩ năng:
Biết sử dụng bản đồ để xác định vị trí.
Biết vận dụng kĩ năng so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
 3. Tư tưởng, tình cảm:
Bồi dưỡng nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ châu Âu thời phong kiến.
Tranh ảnh mô tả hoạt động trong thành thị trung đại. Tài liệu tham khảo.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức:(1/)
 2. Giới thiệu:(1/) Ở chương trình Lịch sử lớp 6 chúng ta đã tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Tây, phương Đông. Chúng ta nắm được quá trình hình thành của các quốc gia này. Vậy các quốc gia cổ đại phương Tây, phương Đông sẽ phát triển như thế nào ? chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát Lịch sử thế giới trung đại. Bài hôm nay, chúng ta tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV cho HS đọc mục 1 trong SGK.
GV giới thiệu về quá trình tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây của người Giéc man.
H: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô ma, người Giéc man đã làm gì ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác.
H: Những vieệc làm trên có tác động như thế nào đến sự hình thành XHPK châu Âu ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, bổ xung và chuẩn xác.
H: Lãnh chúa và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp và chuẩn xác:
+ Lãnh chúa được hình thành từ các thủ lĩnh quân sự, quan lại của người Giéc man.
+ Nông nô hình thành từ nô lệ được giải phóng hoặc nông dân công xã bị mất ruộng đất.
Hoạt động 2:
H: Lãnh địa phong kiến là gì ?
HS trả lời, nhận xét. GV giảng theo SGK và chuẩn xác.
GV cho HS quan sát hình 1 trong SGK và đọc đoạn in nghiêng về lãnh địa.
GV yêu cầu HS miêu tả lãnh địa PK và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa.
HS miêu tả. GV bổ xung và chuẩn xác.
H: Vậy tổ chức của lãnh địa bao gồm những gì ?
HS trả lời. GV chuẩn xác.
GV giới thiệu về tính chất tự cấp, tự túc của lãnh địa phong kiến
H: Lãnh chúa sống được là nhờ đâu ?
HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức.
GV giới thiệu về quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô dẫn đến nông nô nổi dậy chống lại lãnh chúa phong kiến.
Hoạt động 3:
Cho HS đọc mục 3 trong SGK.
H: Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự xuất hiện của các thành thị trung đại ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác.
Cho HS quan sát hình 2 trong SGK.
H: Những ai sống trong các thành thị ? Họ làm nghề gì ?
HS trả lời, nhận xét. GV bổ xung, giảng theo SGK và chuẩn xác.
GV sơ kết bài học: Sự hình thành XHPK châu Âu là hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người. Sự xuất hiện thành thị là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của XHPK châu Âu.
12/
12/
14/
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Cuối thế kỉ V, người Giéc man xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây.
- Người Giéc man thành lập lên nhiều vương quốc mới như: Vương quốc người Ăng lô xắc xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt.
- Họ chiếm đoạt ruộng đất, được phong tước vị. Họ trở lên giàu có và nhiều quyền lực.
- Hình thành 2 tầng lớp mới trong xã hội:
 + Lãnh chúa – có thế lực trong xã hội.
 + Nông nô – sống phụ thuộc vào lãnh chúa.
Þ Hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu.
2. Lãnh địa phong kiến.
- Lãnh địa PK là vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt và biến thành khu đất riêng của mình.
- Mỗi lãnh chúa đều có một lãnh địa riêng.
- Tổ chức của lãnh địa gồm: đất đai, lâu đại, thành quách, nhà cửa
- Đặc điểm kinh tế của các lãnh địa là tính chất tự cấp, tự túc.
- Đời sống trong lãnh địa:
 + Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa
+ Nông nô sống phụ thuộc, khổ cực, đói nghèo và phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.
Þ Nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại các lãnh chúa phong kiến.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại.
- Từ cuối thế kỉ XI, hàng thủ công sản xuất ngày càng nhiều.
- Một số thợ thủ công đem hàng hoá ra nơi đông người để bán và lập xưởng sản xuất.
Þ Lập ra các thị trấn – thành phố lớn (thành thị trung đại).
- Cư dân chủ yếu trong thành thị là thợ thủ công, thương nhân.
- Họ lập ra phường hội, thương hội, tổ chức hội chợ để trao đổi, buôn bán.
Þ Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến châu Âu.
Củng cố:(4/)	GV cho HS nhắc lại nội dung bài học theo đề mục.
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
Dặn dò:(1/)	Học bài, hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị trước bài 2.
 Tuần 1/Tiết 2	 Ngày soạn: 
BÀI 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
Mục tiêu:
1. Kiến thức:	HS cần nắm được:
Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến ở châu Âu.
 2. Kĩ năng:
Biết sử dụng bản đồ để xác định vị trí.
Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
 3. Tư tưởng, tình cảm:
Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ thế giới, bản đồ các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI.
Tranh ảnh về các cuộc phát kiến địa lí. Tài liệu tham khảo.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
 2. Giới thiệu:(1/) GV giới thiệu về sự phát triển nền kinh tế hàng hoá ở thế kỉ XV là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lí và là nhân tố quan trọng của sự hình thành xã hội tư bản chủ nghĩa.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
THỜI GIAN
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Cho HS đọc SGK từ đầu đến “chưa biết tới”
H: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ?
HS trả lời, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác
Cho HS đọc đoạn in nghiêng trang 6 SGK.
H: Nêu những cuộc phát kiến địa lí trong giai đoạn này ?
HS trả lời, nhận xét. GV cho HS quan sát hình 5 và xác định đường đi của những nhàphát kiến địa lí.
GV tổng hợp, giảng giải và chuẩn xác.
GV cho HS quan sát hình 3, 4 trong SGK.
H: Những cuộc phát kiến địa lí có vai trò như thế nào ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác.
Hoạt động 2:
Cho HS đọc mục 2 trong SGK.
H: Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì ?
HS trả lời, nhận xét. GV bổ xung và chuẩn xác.
H: Quý tộc và tư sản châu Âu làm thế nào để có được tiền vốn và đội ngũ nhân công làm thuê ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV cho HS đọc đoạn in nghiêng ở trang 7.
GV giảng theo SGK và chuẩn xác.
H: Sau khi có tiền vốn và lao động, giai cấp tư sản tiếp tục thực hiện sản xuất như thế nào ?
HS trả lời, GV giảng theo SGK và chuẩn xác.
H: Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội phong kiến châu Âu ?
HS trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác: tư sản hình hành từ các quý tộc, thương nhân, chủ đồn điền, hầm mỏ, chủ xưởng. Vô sản hình thành từ tầng lớp nông nô, nô lệ – những người làm thuê cho giai cấp tư sản.
GV sơ kết bài học.
20/
15/
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
a. Nguyên nhân.
- Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu của sản xuất nên cần nhiều vàng, bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
b. Những cuộc phát kiến địa lí.
- Năm 1487 B. Điaxơ đii qua điểm cực Nam châu Phi.
- Năm 1497 Vaxcôđơgama cập bến Ca li cút (Tây Nam Ấn Độ)
- Năm 1492 C. Côlômbô tìm ra châu Mĩ
- Từ 1519 – 1522, Magienlan lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới.
c. Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lí.
- Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển.
- Đem lại nhiều lợi ích lớn cho giai cấp tư sản châu Âu.
2. Sự hình thành CNTB ở châu Âu.
- Các thương nhân và quý tộc châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên thiên nhiên ở các nước thuộc địa. Nhờ thế họ đã trở lên giàu có nhanh chóng.
- Họ bắt hàng triệu người da đen ở châu Phi đem bán cho chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Phi. Trong nước, họ cướp đoạt ruộng đất, nông nô không có ruộng cày và trở thành người làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản
- Các nhà tư sản mở rộng kinh doanh và ngày càng giàu có và dần trở thành giai cấp tư sản. Họ bóc lột kiệt quệ sức lao động của người làm thuê.
- Đông đảo người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.
Þ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.
Củng cố:(4/)	GV cho HS xác định tên và đường đi của các nhà phát kiến địa lí trên bản đồ
 	Nêu sự hình thành CNTB ở châu Âu.
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
Dặn dò:(1/)	Học bài, hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
Chuẩn bị trước  ...  xây dựng.
- Năm 1483 Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ Quốc triều hình luật hay gọi là luật Hồng Đức:
 + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.
 + Bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ gìn truyền thống dân tộc.
 + Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
4. Củng cố:(4/)	Cho HS trình bày tổ chức bộ máy chính quyền, quân đội, pháp luật thời Lê sơ.
Xác định 13 đạo thừa tuyên trên bản đồ.
	Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối phần I.
 5. Dặn dò:(1/)	 Học bài, hoàn thiện các câu hỏi cuối phần I.
	 Chuẩn bị trước phần II bài 20.
BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) (Tiếp theo)
 Tuần 21/Tiết 42	 Ngày soạn: 05 / 01 /2010
	 Ngày giảng: 11 / 01 / 2010
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
Mục tiêu:
1. Kiến thức:	HS cần:
Nắm được những nét cơ bản về tình hình kinh tế, xã hội thời Lê sơ.
Nắm được thời Lê sơ, kinh tế, xã hội đã có bước phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu. Đây là thời kì cường thịnh của quốc gia Đại Việt.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận.
 3. Tư tưởng, tình cảm:
Nâng cao lòng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh cho HS.
Giáo dục ý thức trách nhiệm của HS trong học tập và tu dưỡng.
II. Thiết bị dạy học:
Bản đồ Đại Việt thời Lê sơ.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
 2. Giới thiệu:(1/) GV liên hệ kiến thức tiết trước để vào phần II.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV trinh bày về tình trạng kinh tế khó khăn, khủng hoảng trong 20 năm dưới ách thống trị của nhà Minh.
H: Nhà Lê sơ thực hiện những biện pháp gì đối với nông nghiệp ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
H: Nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp ?
HS trả lời. GV chuẩn xác: là những chính sách, biện pháp tích cực nhằm phát triển nông nghiệp
Cho HS đọc đoạn in nghiêng “để khai phá sông nhà Lê”.
H: Thủ công nghiệp thời Lê sơ như thế nào ?
HS trả lời. GV giảng theo SGK, cho HS đọc đoạn in nghiêng “các làngnhuộm điều”.
GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.
GV giới thiệu qua về gốm Bát Tràng.
H: Về thương nghiệp thời Lê sơ có những bước phát triển nào ?
HS trả lời, nhận xét. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
Cho HS đọc đoạn in nghiêng “trong dân gian... của nhau”.
Hoạt động 2:
GV tổ chức HS thảo luận nhóm với yêu cầu: Đọc SGK mục 2, cho biết thời Lê sơ, xã hội có những tầng lớp, giai cấp nào ? Đời sống của từng giai cấp, tầng lớp đó ?
HS thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn.
Cho đại diện các nhóm lên trình bày, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, giảng theo SGK và chuẩn xác .
H: Em có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ ?
HS trả lời. GV chuẩn xác: là chính sách tiến bộ của nhà Lê
H: So sánh với nhà Trần, các giai cấp và tầng lớp thời Lê sơ có gì khác ?
HS trả lời. GV chuẩn xác kiến thức: thời Lê sơ không có tầng lớp vương hầu, quý tộc Trần, không có chế độ điền trang, thái ấp, nông nô, nô tì như thời Trần, chỉ còn tầng lớp nô tì và cũng giảm dần và cũng bị xoá bỏ.
H: Cuộc sống của nhân dân thời Lê sơ như thế nào ?
HS trả lời, nhận xét. GV giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
GV sơ kết phần II.
1. Kinh tế.
a. Nông nghiệp.
- Sau chiến tranh đất nước lâm vào cảnh khó khăn do ách thống trị của nhà Minh.
- Để phục hồi và phát triển nông nghiệp, nhà Lê đã thực hiện những biện pháp:
 + Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, còn 10 vạn chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.
 + Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng.
 + Đặt chức quan: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
 + Thực hiện phép quân điền.
 + Câm giết trâu bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.
 + Đắp đê, đào, khai sông
b. Công thương nghiệp.
- Thủ công nghiệp:
 + Thủ công nghiệp nhà nước quản lí gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng, khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.
 + Thủ công nghiệp truyền thống ở các làng xã ngày càng phát triển. Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời: Hợp Lễ, Chu Đậu (Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nội)Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
- Thương nghiệp:
 + Vua khuyến khích và quy định việc lập chợ, họp chợ.
+ Duy trì buôn bán với nước ngoài, các địa điểm buôn bán như: Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Nghệ An), Lạng Sơn, Tuyên Quangvới nhiều sản phẩm được ưa chuộng: sành sứ, vải, lụa, lâm sản quý
2. Xã hội.
- Giai cấp thống trị: vua, quan lại.
- Giai cấp nông dân: chiếm tuyệt đại đa số dân cư, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.
- Tầng lớp địa chủ có nhiều ruộng đất.
- Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ phải nộp thuế và không được xã hội phong kiến coi trọng.
- Tầng lớp nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm người Việt, người Hoa và dân tộc ít người.
- Nhà Lê hạn chế việc bán mình hoặc bức dân làm nô tì, nên số lượng nô tì giảm dần.
Þ Cuộc sống nhân dân ổn định, dân số tăng, nền độc lập, thống nhất được củng cố. Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
4. Củng cố:(4/)	Cho HS trình bày nội dung bài học.
	Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối phần II.
 5. Dặn dò:(1/)	 Học bài, hoàn thiện các câu hỏi cuối phần II.
	 Chuẩn bị trước phần III bài 20.
BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527) (Tiếp theo)
 Tuần 21/Tiết 42	 Ngày soạn: 15 / 01 / 2010
	 Ngày giảng: 18 / 01 / 2010
III. TÌNH HÌNH VĂN HOÁ, GIÁO DỤC
Mục tiêu:
1. Kiến thức:	HS cần:
Nắm được những nét cơ bản về tình hình giáo dục, khoa cử, văn học, khoa học và nghệ thuật thời Lê sơ.
Nắm được thời Lê sơ văn hoá, giáo dục đã có bước phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu. Đây là thời kì cường thịnh của quốc gia Đại Việt.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử, biết rút ra nhận xét, kết luận.
 3. Tư tưởng, tình cảm:
Nâng cao lòng yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc về một thời kì phát triển rực rỡ và hùng mạnh cho HS.
Giáo dục ý thức trách nhiệm của HS trong học tập và tu dưỡng.
II. Thiết bị dạy học:
Tranh ảnh trong SGK.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
 2. Giới thiệu:(1/) GV liên hệ kiến thức tiết trước để vào phần III.
 3. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV cho HS đọc SGK mục 1.
H: Cho biêt tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ ? Nhận xét gì về tình hình đó ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp, bổ xung, giảng theo SGK và chuẩn xác.
Cho HS đọc đoạn in nghiêng mục 1 trang 100 SGK.
GV giảng về các kì thi và danh hiệu.
GV số lượng các khoa thi, số người đỗ tiến sĩ để minh hoạ và đọc đoạn in nghiêng nhận xét về tình hình khoa cử thời Lê sơ.
Hoạt động 2:
H: Văn học thời Lê sơ có đặc điểm gì ?
HS trả lời. GV giảng theo SGK và cho HS đọc đoạn in nghiêng mục 2 trang 100.
GV tổng hợp và chuẩn xác kiến thức.
H: Nhận xét về tình hình văn học thời Lê sơ ?
HS trả lời. GV chuẩn xác: văn học phát triển phong phú về thể loại, hình thức
H: Khoa học thời Lê sơ có những công trình tiêu biểu nào ?
HS trả lời, bổ xung. GV tổng hợp, chuẩn xác.
H: Nghệ thuật tời Lê sơ có đặc điểm như thế nào ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV giảng theo SGK và chuẩn xác kiến thức.
GV cho HS đọc đoạn in nghiêng trang 101 SGK và quan sát hình 46.
GV giảng theo SGK và sơ kết bài học.
1. Tình hình giáo dục và khoa cử.
- Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long.
- Mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và mọi người đều có thể đi học và dự thi, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Ở các đạo, phủ có trường công. Tuyển chọn người giỏi, có đạo đức làm thầy giáo.
- Nội dung học tập là sách đạo Nho. Đạo Nho chiếm vị trí độc tôn, đạo Phật, Giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 – 1527), tổ chức 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
2. Văn học, khoa học, nghệ thuật.
a. Văn học.
- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế với nhiều tác phẩm nổi tiếng: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca
- Văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng các tác phẩm nổi tiếng: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn
Þ Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc thể hiện niềm tự hào, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
b. Khoa học.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Hoàng triều quan chế
- Địa lí có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại Thành toán pháp, Lập Thành toán pháp.
c. Nghệ thuật.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc có nhiều công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hoá).
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
4. Củng cố:(4/)	Cho HS trình bày tình hình giáo dục, khoa cử, văn học, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ.
	Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối phần III.
 5. Dặn dò:(1/)	 Học bài, hoàn thiện các câu hỏi cuối phần III.
	 Chuẩn bị trước phần IV bài 20.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 3 cot.doc