Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật

Mục tiêu bài học:Sau khi học xong bài này học sinh phải.

 1.kiến thức:

 - Trình bày được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

 - Nêu cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống sinh dưỡng (vô tính)

 - Trình bày vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính đối với con người

 2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng : quan sát, tổng hợp và phân tích,

 3. Thái độ Giáo dục học sinh ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Sinh học lớp 11 - Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/03/2011
Ngày dạy: 22/03/2011
CHƯƠNG IV. SINH SẢN
A_ SINH SẢN Ở TỰC VẬT
Bài 41 SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
I.Mục tiêu bài học:Sau khi học xong bài này học sinh phải.
 1.kiến thức:
 - Trình bày được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
 - Nêu cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống sinh dưỡng (vô tính)
 - Trình bày vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản vô tính đối với con người
 2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng : quan sát, tổng hợp và phân tích,
 3. Thái độ Giáo dục học sinh ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất
II. phương tiện dạy học:
 GV:Tranh ảnh trong SGK phóng to hình 41.1, 41.2 
 HS: Đọc trước SGK
 III.phương pháp
 Hỏi đáp tìm tòi. - Hoạt động nhóm
 IV.Tiến trình bài dạy
ổn định lớp (2 phút)
kiểm tra bài cũ
Dẫn nhập: 
Tiến trình bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1. khái niệm sinh sản
- GV: Quan sát hình vẽ đây là nhưng hình ảnh về sinh sản vậy
 Sinh Sản là gì? 
- HS: là quá trình hình thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài
- GV:Có mấy kiểu sinh sản
- HS: 2 kiểu 
 + Sinh sản vô tính
 + Sinh sản hữu tính
- GV: Đúng rồi, ghi bảng
* Hoạt động 2. Sinh sản vô tính ở thực vật
- GV: Ví dụ cây rau má bò trên đát ẩm, củ khoai lang đặt trên đát ẩm, lá thuốc bỏng rơi xuống đất ẳm
 - Cây con được sinh ra từ bộ phận nào của cơ thể? Có sự kết hợp cơ thể bố và mệ không?
- HS: Thân, củ, lá và không có sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và bố
- GV: cây con sinh ra có đặc điểm gì ? khác hay giống bố ,mẹ
- HS: Con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
- GV: Vậy sinh sản vô tính là gì?
 - HS: - Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
 - GV: Trong tự nhiên thực vật có thể sinh sản bằng cách nào?
 - HS: sinh sản bào tử, sinh sản sinh dưỡng
 - GV: Thực vật nào có sinh sản bằng bào tử
 - HS: Rêu, dương xỉ 
 -GV: quan sát hình vẽ 
 - Giai đoạn nào sinh sản vô tính?giai doạn nào sinh sản hữu tính
 - HS: trả lời
 - GV: Nhận xét
 - GV: Cơ chế tạo ra bào tử từ đâu?
 - GV: Quan sát ví dụ cây rau má bò trên đát ẩm, củ khoai lang đặt trên đát ẩm, lá thuốc bỏng rơi xuống đất ẳm
 - Cây con hình thành bằng bằng các bộ phận nào?
 - HS: Cơ thể con tạo ra từ một phần
Của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ như rẽ, thân, lá.
- GV: có hình thức nhân giống vô tính nào?
- HS: Ghép, giâm, chiết
- GV: vì sao cắt hết lá ở cành ghép
- GV: Thế nào là nuôi cấy mô tế bào thực vật ?
- cơ sở nào người ta có thể lấy một phần cơ thể để tạo ra cơ thể mới? 
 - HS: Tính toàn năng tế bào ( Khả năng của tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn ra hoa kết hoạt bình thường)
 - GV: Vai trò với thực vật như thế nào?
 - với con người như thế nào?
 - HS: Trả lời 
 - GV: Nhận xét 
I. KHÁI NIỆM SINH SẢN.
Ví dụ: Lợn đẻ con, cụ khoai lang mọc , cây tre mọc măng..
- Sinh sản là quá trình hình thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
- Hai hình thức sinh sản:
+ sinh sản vô tính
+ Sinh sản hữu tính
II. SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
 1.Khái niện sinh sản vô tính
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
2. Các hình thức sinh sản vô tính
 a. Sinh sản bào tử
 - Đại diện : Rêu, dương xỉ
 - cá thể con được hình thành từ tế bào biệt hoá của cở thể mẹ bào tử. Bào tử được hình thành trong túi bào tử của cây trưởng thành
 b. Sinh sản sinh dưỡng
 *Khái niện:
 - Cơ thể con tạo ra từ một phần
Của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ như rẽ, thân, lá.
3. Phương pháp nhân giống vô tính
 Gồm : Giâm, chiết, ghép
- Ưu điểm: Giâm, chiết, ghép 
 + Duy trì được các đặc tính quý của cây mẹ ban đầu nhờ cơ chế nguyên phân
 + Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển của cây cho thu hoạch sớm 
 * Nuôi cấy tế bào mô thực vật
 Là sự nuôi cấy các tế bào lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật như:củ, lá, đỉnh sinh trưởngtrên môi trường dinh dưỡng thích hợp trong các dụng cụ thủy tinh để tạo ra cây con.
-Lưu ý: Tất cả các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng
- cơ sở tế bào học : Tính toàn năng tế bào ( Khả năng của tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn ra hoa kết hoạt bình thường)
4.Vai trò sinh sản vô tính đối với thực vật và con người 
 a.hực vật:
 - giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài
 b. con người:
 - Duy trì đặc tính tốt
 - Nhân nhanh giống trong thời gian ngắn
 - Tạo cây giống sạch bệnh
VI.CỦNG CỐ.
1.sinh sản vô tính là
A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái
B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái
C.Tạo ra cây con giống bố và mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cá
D.Tạo ra cây con mang đặc tính giống cây mẹ , có sự kết hợp giưa giao tử đực và cái
2.sinh sản sinh dưỡng là
A.Tạo ra cây mới chỉ từ rễ
B.Tạo ra cây mới từ thân
C.Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây mẹ
D. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây
3.Tại sao ở cây ăn quả lâu năm người ta lại chiết cành
A.Vì dễ trồng, ít công chăm sóc
B .Vì để nhân giống nhanh và nhiều
C.Vì để tránh sâu, bệnh hại
D.Vì rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của loài

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 11.doc