1. TẬP SÁCH SÁCH: "KỂ CHUYỆN BÁC HỒ":
. “Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh”.
Năm 1990 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức văn hóa Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) long trọng đưa tên Người vào trang vàng những danh nhân văn hóa thế giới tiêu biểu đã làm nên lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX.
Hồ Chí Minh - Người là niềm tin, niềm hy vọng, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam; Người là tấm gương ngời sáng cho bao thế hệ phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, Người vẫn sống mãi trong triệu triệu trái tim người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đấy là thông điệp mà Nhà xuất bản Giáo dục mong muốn gửi đến quí bạn đọc qua bộ sách “Kể chuyện Bác Hồ” gồm 5 tập do các tác giả: Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Hữu Đảng, Trần Ngọc Linh, Lương Văn Phú sưu
Trường THCS Phù Đổng Tổ Ngữ Văn -------------------- Bµi giíi thiÖu s¸ch kÓ chuyÖn vÒ B¸c Hå &a TẬP SÁCH SÁCH: "KỂ CHUYỆN BÁC HỒ": ... “Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh Như một niềm tin, như dũng khí Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh”... Năm 1990 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức văn hóa Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) long trọng đưa tên Người vào trang vàng những danh nhân văn hóa thế giới tiêu biểu đã làm nên lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh - Người là niềm tin, niềm hy vọng, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam; Người là tấm gương ngời sáng cho bao thế hệ phấn đấu rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức, Người vẫn sống mãi trong triệu triệu trái tim người dân Việt Nam hôm nay và mai sau... Đấy là thông điệp mà Nhà xuất bản Giáo dục mong muốn gửi đến quí bạn đọc qua bộ sách “Kể chuyện Bác Hồ” gồm 5 tập do các tác giả: Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Hữu Đảng, Trần Ngọc Linh, Lương Văn Phú sưu tầm và tuyển chọn. Những câu chuyện thật cảm động đồng thời cũng là những bài học vô cùng quý báu sẽ đưa bạn đọc ngược thời gian trở về với làng Sen, làng Chùa...với những năm tháng Bác đấu tranh không mệt mỏi vì quyền tự do của con người, hòa bình của các dân tộc trên thế giới... cảm nhận những tình cảm nồng nàn, nhân ái Bác dành tặng cho quê hương, đất nước và con người Việt Nam... Các em hãy tìm đọc, lật từng trang sách để lòng ta theo dấu chân Người! - Đến với tập 1: (Gồm 276 trang, giá bìa: 27.000đ): Bằng những câu chuyện kể với ngôn ngữ mộc mạc tác giả đã khắc họa thời niên thiếu và những nét son nổi bật trong cuộc đời Bác. - Mở đầu tập 2: (248 trang, giá bìa: 25.000đ): Tác giả giới thiệu những bức thư đầu tiên Người gửi cho thân phụ khi rời quê hương, trên con đường đi tìm chân lý, với bản “Yêu sách” Người chính thức tuyên chiến với kẻ thù bằng “quả bom chính trị” ngay trên đất nước của chúng.. Tiếp nối là những câu chuyện kể vô cùng xúc động về tình cảm đặc biệt của Người dành cho thiếu niên, nhi đồng. - Tập 3: (456 trang, giá bìa: 37.000đ): Gồm 86 câu chuyện về những năm tháng Bác hoạt động cách mạng trong và ngoài nước, những nơi từng in dấu chân Bác dần tái hiện và dù ở đâu trong hoàn cảnh nào Bác vẫn mãi là ngôi sao mai soi đường dẫn lối cho các phong trào đấu tranh chống áp bức. - Tập 4: (128 trang, giá bìa: 12.000đ): Ta bắt gặp cuộc sống đời thường của Bác sao mà gần gũi, giản dị và thân thương đến thế! 69 câu chuyện lần lượt được giới thiệu qua các chuyện: Bác Hồ với chiến sĩ; Bác Hồ với văn nghệ sĩ; Bác Hồ với dânTấm lòng Bác luôn thắm đượm tình nhân ái, chan chứa tình yêu thương. - Tập 5: (244 trang, giá bìa: 25.000đ): Là những câu chuyện thể hiện rõ nét tính nhân văn trong phong cách của Người. Nội dung gồm 2 chương: Những mẩu chuyện của Bác Hồ về: + Chương 1: Cần, kiệm, liêm, chính + Chương 2: Tư tưởng đạo đức 2. TẬP SÁCH: 108 MẪU CHUYỆN VUI ĐỜI THƯỜNG CỦA BÁC HỒ. Tính vui vẻ, hài hước, thích bông đùa, đó là một trong những nét đặc sắc trong cuộc sống đời thường của Bác. Đọc hồi kí những người từng hoạt động, công tác bên Bác, ta có thể gặp được hàng trăm mẫu chuyện nói lên tính vui, hài hước, dí dỏm của vị lãnh tụ kính yêu. Tập sách cô giới thiệu với các em “108 mẫu chuyện vui đời thường của Bác Hồ” chỉ là một phần rất nhỏ về tính vui của Bác. Một nhà nghiên cứu đã viết: Tiếng cười là hiện thân của sức sống, lòng yêu đời, trí thông minh, sự coi thường mọi thử thách gian nan của cuộc đời. Tiếng cười cũng là sự uốn nắn nhẹ nhàng đối với mọi cái gì còn tầm thường, thô kệch. Truyền thống lạc quan của dân tộc ta đã thấm sâu vào máu thịt, tâm hồn Hồ Chí Minh và được Người thể hiện ra một cách tự nhiên trong cuộc sống và trong ứng xử. Chúng ta thấy những nụ cười nhiều cung bậc trong thơ văn Hồ Chí Minh, nhất là trong văn nói của Người. Trong ứng xử đời thường, ta thấy sự hóm hỉnh, tính hài hước ấy được thể hiện càng đa dạng, phong phú hơn để đùa vui để nhắc nhở, để châm biếm, giáo dục và nhất là để phá đi cái cách bức, cái trịnh trọng không cần thiết, nhằm tạo ra không khí giao hòa, gần gũi giữa lãnh tụ với quần chúng. Vì vậy, ta thấy mỗi khi Bác Hồ xuất hiện ở đâu là ở đó rộn lên niềm vui và tiếng cười hồ hởi không dứt. Tính vui, hóm hỉnh thích hài hước ấy của Người xóa nhòa mọi khoảng cách giữa vị lãnh tụ với quần chúng nhân dân. Hiếm có nhà lãnh đạo tối cao nào được nhân dân gọi là “cha”, là “Bác”, là “anh” như trong gia đình vậy. Nghệ sĩ nhiếp ảnh lão thành Võ An Ninh đã sung sướng kể trên báo Pháp luật Việt Nam, số tết Ất Dậu 2005 rằng: “ Cụ Hồ hay đùa và hóm lắm!” Và ông muốn reo lên: “Ôi giời ơi, thú lắm cơ! Cái đời của tôi được gần cụ Hồ là sướng nhất đấy!” Đọc cuốn sách ta bắt gặp nhiều mẫu chuyện vui của Bác nhưng đằng sau ấy ta học được nhiều điều về tài ứng xử thông minh, khéo léo và cả những bài học về cách đối nhân xử thế của Người. + Câu chuyện “Ăn cho đều, kêu cho khắp” tr94: Câu chuyện rất ngắn nhưng cho ta thấy được rằng, trong cuộc sống, không phải ta chỉ tuyên dương, khen thưởng những ai đạt được thành tích tốt trong công việc trong học tập mà ta còn phải động viên khích lệ những người làm chưa tốt, hay học chưa giỏi để họ có hướng phấn đấu vươn lên. + Câu chuyện “Bác giữ trật tự”tr23: Năm 1951 Bác đến thăm trường Công an Trung ương. Sau khi Bác hỏi chuyện với học viên, các đồng chí đề nghị Bác cho anh em chụp ảnh chung với Bác. Bác vui vẻ đồng ý. Thế là mọi người tranh nhau đứng gần Bác. Đồng chí nhiếp ảnh không sao sắp xếp được. Thấy vậy, Bác đứng dậy nói: “Để Bác giữ trật tự cho”. Bác hô: “Tất cả đứng nghiêm, đằng sau quay, tiến lên ba bước!” Mọi người giữ trật tự, rồi Bác đứng vào hàng đầu. Bác cháu cùng hân hoan vui vẻ. Câu chuyện cho thấy Bác rất hài hước nhưng cũng rất khéo léo. + Câu chuyện: “Tài ứng khẩu của Bác” tr14: Có rất nhiều mẩu chuyện nói lên tài ứng khẩu của Bác, thể hiện một trí tuệ mẫn tiệp, sự phản xạ tuyệt vời và cũng nhiều khi rất dí dỏm. Có lần một người nước ngoài hỏi Bác: “Có phải Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc không?”. Bác trả lời: “Ông cứ đến ông Nguyễn Ái Quốc mà hỏi”. Khi được hỏi khi hoạt động ở nước ngoài, và tù ra khám, nay hoạt động ở trong nước, Bác có thấy gì thay đổi trong cuộc đời của mình không. Bác trả lời hóm hỉnh: “ Không có gì thay đổi cả. Lúc bị ở tù luôn luôn có hai lính gác giải đi, lúc trong tù mỗi ngày có hai lính bồng súng dẫn đi dạo chơi. Nay làm Chủ tịch nước, đi đâu cũng có hai người bảo vệ mang súng đi theo ông thấy có gì thay đổi không nào? Dù trong tù, dù chịu bao gian khổ, thiếu thốn, dù bị tra tấn dã man nhưng Bác vẫn xem đấy là thú vị bởi ở Bác luôn có tinh thần lạc quan rất lớn. Đọc những tác phẩm của Bác Hồ, nghe kể chuyện Bác Hồ, trong đó những nmẫu chuyện vui trong đời thường của Người, chúng ta có cảm tưởng: Người mãi mãi hiện diên trong cuộc sống của thế hệ chúng ta và các thế hệ mai sau.Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác là tài sản quí giá cho dân tộc và cho toàn xã hội. Cả 2 bộ sách là tài liệu vô giá giúp ích nhiều trong việc giáo dục và rèn luyện tuổi trẻ học đường học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đặc biệt góp phần hình thành nhân cách và giáo dục đạo lý sống, đạo lý làm người giúp các em học sinh phấn đấu để trở thành những con người hoàn mỹ. Bộ sách xứng đáng được đặt ở vị trí trang trọng nhất trong thư viện các trường học và tủ sách của mỗi gia đình. GV giới thiệu LÂM HỒNG PHƯƠNG
Tài liệu đính kèm: