Bài kiểm tra 1 tiết Vật lý 7 học kỳ 1

Bài kiểm tra 1 tiết Vật lý 7 học kỳ 1

BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT

I. Mục tiêu:

a/ Phạm vi kiến thức:

 Từ bài 1 đến bài 9 (Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng - Bài 9 Tổng kết chương )

b/ Mục tiêu

 * Đối với học sinh:

 - Củng cố kiến thức đã học, tự đánh giá năng lực học tập của bản thân để từ đó điều chỉnh việc học của mình cho tốt.

 - Rèn luyện khả năng làm bài tự luận và trắc nghiệm

 - Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 1 tiết Vật lý 7 học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu:
a/ Phạm vi kiến thức:
	Từ bài 1 đến bài 9 (Bài 1 Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng - Bài 9 Tổng kết chương )
b/ Mục tiêu
	* Đối với học sinh:
	- Củng cố kiến thức đã học, tự đánh giá năng lực học tập của bản thân để từ đó điều chỉnh việc học của mình cho tốt.
	- Rèn luyện khả năng làm bài tự luận và trắc nghiệm
	- Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
	* Đối với giáo viên:
	Qua kiểm tra đánh giá học sinh, giáo viện thu nhận thông tin phản hồi, để từ đó có hướng điều chỉnh phương pháp dạy hoặc hướng dẫn học sinh học tập tốt hơn
II. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận ( TN 40% TL 60% ).
III. Ma trận đề kiểm tra
1/ Bảng tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung
TS tiết
Lí thuyết
Tỷ lệ
Trọng số
thực dạy
LT
VD
LT
VD
Quang học
9
7
4.9
4.1
54.4
45.6
Tổng 
9
7
4.9
4.1
54.4
45.6
2/ Tính số câu hỏi và điểm số cho mỗi chủ đề kiểm tra ở mỗi cấp độ.
Nội dung
Trọng số
Số lượng câu hỏi
Điểm số
TS
TN
TL
Quang học (LT)
54.4
6.5 = 7
6(3đ)
0
3
Tg: 12'
VD
45.6
5.4 = 5
2 ( 1đ )
4 (6đ )
7
Tg: 4'
Tg: 29'
Tổng
100
12
8 ( 4đ )
4( 6đ )
10
Tg: 16'
Tg: 29'
IV . Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cao
Thấp
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TL
TL
Quang học
1 -Nhận biết được nguồn sáng và vật sáng
2-Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
3- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
 4-Nhận biết được đường truyền của tia sáng.
5-Nhận biết được nguồn sáng và vật sáng
6- Nhận biết được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
 7- Ứng dụng của gương cầu lõm:
8/- Tính chất tạo ảnh của một vật bởi gương phẳng
9-Giải thích được tại sao có vùng sáng, vùng tối, vùng nửa tối, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
10- Tính chất tạo ảnh của một vật bởi gương phẳng
Số câu hỏi
6
1
2
1
1
1
Số điểm
3
1.5
1
2
1
1.5
TS câu hỏi
6
1
2
1
1
1
TS điểm
3
1.5
1
2
1
1.5
Phòng GD ĐT
Trường THCS ..
Họ và tên học sinh:
I/ Phần trắc nghiệm : ( 4 điểm)
1/ Điều nào sao đây là đúng khi nói về điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng ?
Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào mắt.
Mắt nhận biết được ánh sáng khi ánh sáng phát ra rất mạnh
Mắt ta chỉ nhận biết được ánh sáng vào ban ngày.
Mắt nhận biết được ánh sáng khi mắt không đeo kính.
2/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguồn sáng và vật sáng ? Chọn câu trả lời đúng nhất
các vật không tự phát ra ánh sáng được gọi là vật sáng
Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng
Vật sáng bao gồm cả nguồn sáng
Các phát biểu A, B, C đều đúng
3/ Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa tia phản xạ và tia tới ?
Tia phản xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng
Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới bằng đúng góc hợp bởi tia tới và tia pháp tuyến tại điểm tới
Tia tới và tia phản xạ luôn luôn vuông góc với nhau
Tia phản xạ và tia tới luôn nằm về hai phía của pháp tuyến tại điểm tới.
4/ Tại sao người ta không dùng gương cầu lõm làm gương chiếu hậu cho ô tô, xe máy ? Câu giải thích nào sau đây là đúng ?
Vì ảnh của các vật qua gương không đối xứng với vật qua gương
Vì ảnh của các vật qua gương lớn hơn vật
Vì gương có phạm vi quan sát hẹp
Vì gương cầu lõm không đẹp bằng gương cầu lồi.
5/ Di chuyển một vật sáng trước một gương người ta thấy có những vị trí mà tại đó không thể quan sát được ảnh của vật trong gương. Hỏi gương đó thuộc loại nào ? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
Gương phẳng
Gương cầu lõm
Gương cầu lồi
Có thể là một trong ba gương kể trên
6/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường truyền của ánh sáng trong không khí đồng chất ?
Là đường gấp khúc
Là đường cong bất kì
Là đường thẳng
Có thể là đường thẳng hoặc cong.
7/ Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng ?
Ngọn nến đang cháy
Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng
Mặt trời
Đèn ống đang sáng.
8/ Khi có hiện tượng nhật thực , vị trí tương đối của Trái đất, Mặt trời,và Mặt trăng như thế nào ( Coi tâm của Trái đất, Mặt trời,và Mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng ) ? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
Trái đất - Mặt trời - Mặt trăng
Mặt trời - Trái đất - Mặt trăng
Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời
Mặt trăng - Mặt trời - Trái đất.
II/ Phần tự luận: (6 điểm)
9/ Một nguồn sáng S được đặt trước một gương phẳng như hình vẽ
a/ Vẽ ảnh của nguồn sáng S tạo bởi gương phẳng theo hai cách (1đ )
a/ Xác định khoảng không gian cần đặt mắt để có thể quan sát thấy ảnh của S ( 1,5đ )
10/ Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm gì ? ( 1,5đ )
11/ Vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta không nhìn thấy Mặt trời và thấy trời tối lại (2đ )

Tài liệu đính kèm:

  • docKT DINH KI tuan 9 co ma tran moi tttt.doc