Bài soạn Hình học khối 7 - Học kì I - Tiết 1: Đường thẳng song song

Bài soạn Hình học khối 7 - Học kì I - Tiết 1: Đường thẳng song song

I – MỤC TIÊU :

- Học sinh giải thích được thế nào là 2 góc đối đỉnh

- Nêu được tính chất : hai góc đối đỉnh thì bằng nhau

- HS vẽ được góc đối đỉnh vơí một góc cho trước

- Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình

- Bước đầu tập suy luận

II- CHUẨN BỊ :

1/- Đối với GV : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, H1,H2,H3, bảng phụ BT 1,2/82

2/- Đối với HS : Thước thẳng thước đo góc, ôn tập khaí niệm góc, hai góc kề bù, cách đo góc

III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Hình học khối 7 - Học kì I - Tiết 1: Đường thẳng song song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01 tiết : 01 
Ngày soạn : .
Ngày dạy : ..
CHƯƠNG I : ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC 
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I – MỤC TIÊU : 
- Học sinh giải thích được thế nào là 2 góc đối đỉnh
- Nêu được tính chất : hai góc đối đỉnh thì bằng nhau 
- HS vẽ được góc đối đỉnh vơí một góc cho trước 
- Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình 
- Bước đầu tập suy luận 
II- CHUẨN BỊ : 
1/- Đối với GV : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, H1,H2,H3, bảng phụ BT 1,2/82 
2/- Đối với HS : Thước thẳng thước đo góc, ôn tập khaí niệm góc, hai góc kề bù, cách đo góc 
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1
1. Ổn định 
Kiểm diện học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ 
_GV giới thiệu chương trình hình học 7
_GV yêu cầu về sách vở, dụng cụ học tập, ý thức và phương pháp học tập bộ môn toán 
- Giới thiệu sơ lược về chương I " Đường thẳng song song "
Lớp trưởng báo cáo sĩ số 
- HS nghe GV hướng dẫn 
- HS ghi lại các yêu cầu của GV để thực hiện 
- HS xem mục lục SGK
1/- Thế nào là hai góc đối đỉnh 
Định nghĩa 
Hai góc đối đỉnh là 2 góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia 
Ô1 và Ô3 là hai góc đối đỉnh 
Hoạt động 2 : Thế nào là hai góc đối đỉnh 
- GV đưa bảng phụ hình vẽ (h1,h2,h3)
hai góc đối đỉnh và 2 góc không đối đỉnh
- Em hãy nhận xét quan hệ về đỉnh về cạnh của O1, O2 và O3 của M1 và M2 của A và B
Giới thiêụ : Ô1 và Ô3 có mỗi cạnh của góc này là tia đối của 1 cạnh của góc kia ta nói Ô1 và Ô3 là 2 góc đối đỉnh còn M1 và M2 , Â và B không phải là 2 góc đối đỉnh 
- Vậy thế nào là 2 góc đối đỉnh ?
- Đưa định nghiã lên bảng yêu cầu HS nhắc lại
- Yêu cầu HS làm ?2
- Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành mấy cặp góc đối đỉnh 
- Quay lại H2, H3 yêu cầu HS giải thích tại sao hai góc M1 và M2 lại không phải là 2 góc đối đỉnh 
- Cho góc xOy , em hãy vẽ góc đối đỉnh vơí góc xOy ?
Trên hình bạn vẽ còn cặp góc đối đỉnh naò không ?
Em hãy vẽ 2 cạnh cắt nhau và đặt tên cho các cặp góc đối đỉnh được tạo thành
HS quan sát hình vẽ trên bảng phụ 
HS quan sát và trả lời Ô1 và Ô3 có chung đỉnh O cạnh Oy là tia đối của cạnh Ox , cạnh Oy' là tia đối của cạnh Ox' hoặc Ox , Oy làm thành 1 đt
Ox' , Oy' làm thành đt
M1 và M2 chung đỉnh M , Ma,Mb không đối nhau 
 và B không chung đỉnh nhưng bằng nhau 
Trả lơì 2 góc đối đỉnh như SGK trang 81
HS nhắc lại định gnhĩa 
HS làm ?2
Ô2 và Ô4 cũng là 2 góc đối đỉnh , vì tia Oy' là tia đối của tia Ox', và tia Ox là tia đối của tia Oy
- Hai đường thẳng cắt nhau sẽ tạo thành 2 cặp góc đối 
- H3 : hai góc  và B không đối đỉnh , vì hai cạnh của góc này không là tia đối của hai cạnh góc kia 
HS lên bảng thực hiện và nêu cách vẽ 
Vẽ tia Ox' là tia đối của tia Ox 
- vẽ tia Oy' là tia đối của tia Oy
x'Oy' đối đỉnh vơí xOy
HS lên bảng vẽ hình 
I1 vàI3 là góc đối đỉnh 
I2 và I4 là 2 góc đối đỉnh 
2/- Tính chất của hai góc đối đỉnh 
ta có O1 +O2 = 1800
( kề bù ) (1)
O2 + O3 = 1800 ( kề bù ) (2)
Từ (1) và (2) suy ra
O1 +O2 = O2 + O3 
Vậy O1 = O3
Tính chất 
hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
Hoạt động 3 : Tính chất của hai góc đối đỉnh 
- Quan sát 2 góc đối đỉnh Ô1 và Ô3 , Ô2 và Ô4 . Em hãy ước lượng bằng mắt và so sánh độ lớn của Ô1 và Ô3 , Ô2 và Ô4
I1 và I3 , I2 và I4
Em hãy dùng thước đo góc kiểm tra lại kết quả vưà ước lượng 
- Gọi 1 HS lên bảng , HS khác đo trong tập
_ Dưạ vào tính chất của góc kề bù đã học ở lớp 6 giaỉ thích vì sao O1 = O3 bằng suy luâän 
_ Có nhận xét gì về tổng O1+O2 vì sao ?
Tương tự O3 +O4
Từ 2 điều trên ta suy ra được điều gì ?
Cách lập luận như trên là ta đã giải thích O1 = O3 bằng cách suy luận
Gọi HS nêu tính chất 2 góc đối đỉnh 
HS dự đóan bằng mắt
O1 = O3, O2 = O4
I1 =I3 , I2 = I4
- 1 HS lên bảng đo và ghi lại kết quả cụ thể vưà đo được và so sánh 
ta có O1 +O2 = 1800
( kề bù ) (1)
O2 + O3 = 1800 ( kề bù ) (2)
Từ (1) và (2) suy ra
O1 +O2 = O2 + O3 
Vậy O1 = O3
- HS nêu tính chất 2 góc đối đỉnh 
Hoạt động 4: Củng cố 
- Phát biểu định nghiã hai góc đối đỉnh 
- nêu tính chất 2 góc đối đỉnh 
_ Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau . Vậy 2 góc bằng nhau có đối đỉnh hay không ?
- Yêu cầu HS làm BT 1/82 SGK
- ( đưa đề bài lên bảng phụ ) HS suy nghĩ đứng tại chỗ trả lời
- yêu cẩu HS làm BT 2 / 82 SGK
* Chọn câu đúng trong các câu sau :
a) Nếu hai góc có chung một đỉnh thì 2 góc đó đuợc gọi là đối đỉnh 
b) Nếu hai góc có 1 đỉnh chung và một cặp cạnh là 2 tia đối nhau thì 2 góc đó gọi là 2 góc đối đỉnh 
c) Nếu hai góc có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia thì 2 góc đó gọi là 2 góc đối đỉnh 
HS phát biểu định nghiã
- Nêu tính chất 2 góc đối đỉnh 
_ Hai góc bằng nhau chưa chắc đối đỉnh ( liên hệ H3)
HS làm BT 1 ít phút đứng tại chỗ trả lời 
1 HS lên bảng điền vào chỗ trống 
HS làm BT2
HS đọc đề bài suy nghĩ chọn câu đúng 
Sai 
Sai
Đúng
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà 
- GV treo bảng phụ , gọi 1 HS đọc đề và ghi vào tập
- Học thuộc đinh nghĩa và tính chất 2 góc đối đỉnh 
- Làm các Bt 3,4,5 / 82 SGK
- Tiết sau " Luyện tập "
Duyệt ngày  tháng  năm 200..	 Duyệt ngày  tháng  năm 200.. Ngày  tháng . năm 200..
 Hiệu Trưởng 	 	 Tổ Trưởng 	 	 Người soạn 
..	 	 

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH HOC - TIET 1.doc