Bài soạn môn Đại số 7 - Giang Đức Tới

Bài soạn môn Đại số 7 - Giang Đức Tới

A. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.

- Kĩ năng : Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.

- Thái độ : Rèn thái độ nghiêm túc trong học tập.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Giáo viên : Bảng phụ.

- Học sinh : Đọc trước bài mới ở nhà.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

- Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.

 

doc 73 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Đại số 7 - Giang Đức Tới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43: bảng tần số các giá trị của dấu hiệu 
 Soạn: 
 Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu được bảng tần số là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.
- Kĩ năng : Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.
- Thái độ : Rèn thái độ nghiêm túc trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ. 
- Học sinh : Đọc trước bài mới ở nhà.	
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS.
Hoạt động I 
 kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Gọi một HS lên bảng làm bài tập sau:
Số lượng HS nam của từng lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây:
18
14
20
27
25
14
19
20
16
18
14
16
Cho biết:
a) Dấu hiệu là gì? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu.
b) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó.
- Một HS lên bảng làm.
a) Dấu hiệu: Số HS nữ trong mỗi lớp.
Số tất cả các giá trị của dấu hiệu: 12.
b) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 14, 16, 18, 19, 20, 25, 27. Tần số tương ứng của các giá trị trên là: 3, 2,1, 2, 2, 1, 1. 
Hoạt động II
1. Lập bảng "Tần số" (10 ph)
- Cho HS quan sát bảng 7 SGK.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm ?1.
Hãy vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng: Dòng trên ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần, dòng dưới ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó.
- GV bổ sung vào bên phải và bên trái của bảng như sau:
Giá trị(x)
98
99
100
101
102
Tần số (n)
3
4
16
4
3
N = 30
- GV: Bảng như trên gọi là "Bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu" hay gọi là bảng tần số.
- Yêu cầu HS trở lại bảng 1 lập bảng tần số.
?1.
98
99
100
101
102
3
4
16
4
3
Hoạt động III
2. Chú ý (9 ph)
- GV hướng dẫn HS chuyển bảng "tần số" dạng ngang thành bảng dọc, chuyển dòng thành cột.
- Cho HS đọc chú ý b.
- GV đưa phần đóng khung tr 10 SGK lên bảng phụ.
Giá trị (x)
Tần số (n)
98
99
100
101
102
3
4
16
4
3
N = 30
- HS đọc phần đóng khung SGK.
Hoạt động IV
6. Luyện tập củng cố (20 ph)
- Cho HS làm bài 6 SGK.
- Liên hệ với thực tế qua bài tập này: Mỗi gia đình cần thực hiện chủ chương về phát triển dân số của nhà nước. Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con.
- Cho HS làm bài 7 SGK.
Bài 6
a) Dấu hiệu: Số con của mỗi gia đình.
Bảng tần số:
Số con của mỗi gia đình (x)
Tần số (n)
0
1
2
3
4
2
4
17
5
2
N = 30
b) Nhận xét:
- Số con trong gia đình nông thôn là từ 0 đến 4.
- Số gia đình có hai con chiếm tỉ lệ cao nhất.
- Số gia đình có ba con trở lên chỉ chiếm xấp xỉ 23, 3 %.
Bài 7 
a) Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân. Số các giá trị: 25.
b) Bảng tần số 
Tuổi nghề của mỗi công nhân (x)
Tần số (n)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
3
1
6
3
1
5
2
1
2
N = 25
Nhận xét:
- Tuổi nghề thấp nhất là 1 năm.
- Tuổi nghề cao nhất là 10 năm.
- Giá trị có tần số lớn nhất: 4.
Khó có thể nói là tuổi nghề của một số đông công nhân chụm vào một khoảng nào.
Hoạt động V
Hướng dẫn về nhà (1 ph)
- Ôn lại bài.
- Làm bài tập 4, 5, 6 tr4 SBT.
D. rút kinh nghiệm:
Tiết 44: luyện tập 
 Soạn: 
 Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức: Tiếp tục củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
- Kĩ năng : Củng cố kĩ năng lập bảng tần số từ bảng số liệu ban đầu. Biết cách từ bảng tần số viết lại một bảng số liệu ban đầu.
- Thái độ : Rèn thái độ nghiêm túc trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ. 
- Học sinh : Làm bài tập đầy đủ ở nhà.
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS.
Hoạt động I 
 kiểm tra bài cũ (10phút)
- HS1: chữa bài 5 tr 4 SBT.
- HS2: Chữa bài 6 tr 4 SBT.
HS1: Bài 5 SBT.
a) Có 26 buổi học trong tháng.
b) Dấu hiệu: Số HS nghỉ học trong mỗi buổi.
c) Bảng tần số:
Số HS nghỉ học trong mỗi buổi(x)
Tần số (n)
0
1
2
3
4
6
10
9
4
1
1
1
N = 26
Nhận xét:
- Có 10 buổi không có HS nghỉ học trong tháng.
- Có 1 buổi lớp có 6 HS nghỉ học (quá nhiều)
- Số HS nghỉ học còn nhiều.
HS2: Bài 6 SBT.
a) Dấu hiệu: Số lỗi chính tả trong mỗi bài tập làm văn.
b) Có 40 bạn làm bài.
c) Bảng tần số:
Số lỗi chính tả trong mỗi bài tập làm văn (x)
Tần số
1
2
3
4
5
6
7
9
10
1
4
6
12
6
8
1
1
1
N = 40
d) Nhận xét:
- Không có bạn nào không mắc lỗi.
- Số lỗi ít nhất là 1.
- Số lỗi nhiều nhất là 10.
- Số bài có từ 3 đến 6 lỗi chiếm tỉ lệ cao.
Hoạt động II
Luyện tập (30 ph)
- GV cùng HS làm bài 8 SGK.
- Gọi HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát?
b) Lập bảng tần số và rút ra nhận xét.
- Cho HS làm bài 9 SGK
- Cho HS làm bài tập 7 tr 4 SBT.
Có nhận xét gì về nội dung yêu cầu của bài này so với bài vừa làm?
Bảng số liệu này phải có bao nhiêu giá trị, các giá trị như thế nào?
- GV chốt lại: Trong giờ luyện tập hôm nay, ta đã biết:
+ Dựa vào bảng số liệu thống kê tìm dấu hiệu, biết lập bảng tần số theo hàng ngang cũng như theo cột dọc và từ đó rút ra nhận xét.
- Dựa vào bảng tần số viết lại bảng số liệu ban đầu.
Bài 8
a) Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn súng.
Xạ thủ đã bắn 30 phát.
b) Bảng tần số:
Điểm số (x)
Tần số (n)
7
8
9
10
3
9
10
8
N = 30
Nhận xét:
- Điểm số thấp nhất: 7.
- Điểm số cao nhất: 10.
- Số điểm 8 và 9 chiếm tỉ lệ cao.
Bài 9
a) Dấu hiệu:
- Thời gian giải một bài toán của mỗi HS (tính theo phút)
- Số các giá trị: 35.
b) Bảng tần số.
Thời gian (x)
Tần số
3
4
5
6
7
8
9
10
1
3
3
4
5
11
3
5
N = 35
Nhận xét:
- Thời gian giải một bài toán nhanh nhất: 3 ph.
- Thời gian giải một bài toán chậm nhất: 10 ph.
- Số bạn giải một bài toán từ 7 đến 10 ph chiếm tỉ lệ cao.
Bài 7 SBT.
Bảng số liệu ban đầu này phải có 30 giá trị trong đó có: 4 giá trị 110; 7 giá trị 115; 9 giá trị 120; 8 giá trị 125; 2 giá trị 130.
110
125
125
115
125
115
115
115
125
115
125
125
130
120
120
115
120
110
120
120
120
130
120
120
125
110
120
125
115
110
Hoạt động III
Hướng dẫn về nhà (5 ph)
- Yêu cầu HS về xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm bài tập sau:
Tuổi nghề (tính theo năm)
Số tuổi nghề của 40 công nhân được ghi lại trong bảng sau:
6
5
3
4
3
7
2
3
2
4
5
4
6
2
3
6
4
2
4
2
5
3
4
3
6
7
2
6
2
3
4
3
4
4
6
5
4
2
3
6
D. rút kinh nghiệm:
Tiết 45: biểu đồ
 Soạn: 
 Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
- Kĩ năng : Biết cách dựng biểu đồ đoạn thảng từ bảng "Tần số" và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian. Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận trong vẽ biểu đồ.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ. 
- Học sinh : Đọc trước bài mới ở nhà.	
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS.
Hoạt động I 
 kiểm tra bài cũ (5 phút)
HS1:
- Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng nào?
- Nêu tác dụng của bảng đó.
GV đưa bài tập sau lên bảng phụ:
Thời gian hoàn thành cùng một loại sản phẩm (tính bằng phút) của 35 công nhân trong một phân xưởng sản xuất được ghi trong bảng sau.
 3 5 4 5 4 6 3
 4 7 5 5 5 4 4
 5 4 5 7 5 6 6
 5 5 6 6 4 5 5
 6 3 6 7 5 5 8
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu ?
b) Lập bảng " Tần số" và rút ra nhận xét? 
- Cho HS nhận xét bài làm của bạn và cho điểm.
GV: Ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, người ta còn dùng biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số. Hình ảnh trên là biểu đồ đoạn thẳng.
- GV đưa hình ảnh sau lên bảng phụ.
- Từng trục cho biết đại lượng nào?
- GV đặt vấn đề vào bài.
1 HS lên bảng.
- Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng "Tần số".
- Tác dụng của bảng tần số là dễ tính toán và dễ nhận xét chung về sự phân 
phối các giá trị của dấu hiệu. 
Chữa bài tập:
a) Dấu hiệu: thời gian hoàn thành một sản phẩm (tính bằng phút) của mỗi công nhân.
Có 6 giá trị khác nhau của dấu hiệu là 3; 4; 5; 6; 7; 8
b) Bảng "tần số"
TG hoàn thành 1 SP (x)
3 
4
5
6
7
8
Tần số (n)
 3 
7
14
7
3
1
N=35
Nhận xét:
- Thời gian hoàn thành một sản phẩm ngắn nhất: 3 phút
- Thời gian hoàn thành một sản phẩm dài nhất: 8 phút
đa số công nhân hoàn thành một sản phẩm trong 5 phút.
 n
 0 x
Trục hoành giá trị của x,trục tung biểu diễn tần số n.
Hoạt động 2
1. biểu đồ đoạn thẳng (16 phút)
- Yêu cầu HS làm ? theo các bước SGK.
- Lưu ý:
a) Độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau.
Trục hoành biểu diễn các giá trị x; trục tung biểu diễn tần số n.
b) Giá trị viết trước, tần số viết sau.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng?
- Cho HS làm bài tập 10 (tr. 14 SGK).
HS đọc từng bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng như trong ? SGK.
n
0 x
Bước 1: Dựng hệ thục toạ độ.
Bước 2: Vẽ các điểm có các toạ độ đã cho trong bảng.
Bước 3: Vẽ các đoạn thẳng.
Bài 10.
Kết quả
a) Dấu hiệu: Điểm kiểm tra toán (học kì I) của mỗi HS lớp 7C. Số các là giá trị 50.
- Vẽ biểu đồ.
- 1 HS lên bảng vẽ.
Hoạt động 3
Chú ý (10 phút)
- GV. Bên cạnh các biểu đồ đoạn thẳng thì trong các tài liệu thống kê hoặc trong sách, báo còn gặp loại biểu đồ như hình 2 (tr. 14 SGK).
GV đưa biểu đồ hình chữ nhật lên bảng phụ.
GV: Các hình chữ nhật có thể được vẽ sát nhau để nhận xét và so sánh. GV đưa tranh vẽ biểu đồ HCN đặt sát nhau lên bảng phụ.
GV giới thiệu cho HS đặc điểm của biểu đồ hình chữ nhật này là biểu diễn sự thay đổi giá trị của dấu hiệu theo thời gian (từ năm 1995 đến năm 1998)
- Từng trục biểu diễn đại lượng nào?
- Yêu cầu HS nối trung điểm các đáy trên của các hình chữ nhật và yêu cầu HS nhận xét về tình hình tăng giảm diện tích cháy rừng.
HS quan sát hình 2 (tr. 14 SGK).
+ Trục hoành biểu diễn thời gian từ năm 1995 đến năm 1998.
+ Trục tung biểu diễn diện tích diện tích rừng nước ta bị phá, đơn vị nghìn ha.
 1995 1996 1997 1998
Nhận xét: trong 4 năm kể từ năm 1995 đến năm 1998 thì rừng nước ta bị phá nhiều nhất vào năm 1995.
Năm 1996 rừng bị phá ít nhất so với 4 năm. Song mức độ phá rừng lại có xu hướng gia tăng vào các năm 1997, 1998.
Hoạt động 4
Củng cố luyện tập (8phút)
1. Hãy nêu ý nghĩa của việc vẽ biểu đồ?
2. Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Yêu cầu HS làm bài 3 tr 5 SBT.
- Vẽ biểu đồ cho một hình ảnh cụ thể dễ thấy, dễ nhớ... về giá trị của dấu hiệu và ... ng của HS.
Hoạt động I 
Kiểm tra (10 ph)
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra:
HS 1:
1) Thế nào là đa thức ? Cho ví dụ.
2) Chữa bài tập 27 tr.38 SGK.
HS 2
1) - Thế nào là dạng thu gọn của đa 
thức ?
 - Bậc của đa thức là gì ?
2) Chữa bài tập 28 tr.13 SBT.
GV nhận xét và cho điểm HS. 
GV đặt vấn đề: Đa thức:
 x5 + 2x4 - 3x2 - x4 + 1 - x
đã được viết thành tổng của hai đa thức:
 x5 + 2x4 - 3x2 - x4 va 1 - x
và hiệu của hai đa thức:
 x5 + 2x4 - 3x2 và x4 - 1 + x.
Vậy ngược lại, muốn cộng, trừ đa thức ta làm như thế nào ? Đó là nội dung bài hôm nay .
HS 1 lên bảng.
1) Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó. (HS tự lấy ví dụ về đa thức).
2) Chữa bài tập 27 tr.38 SGK.
Thu gọn P
P = x2y + xy2 - xy + xy2 - 5xy - x2y
P = ( - )x2y + (1 + )xy2 - (1 + 5)xy
P = xy2 - 6xy
Tính giá trị của P tại x = 0,5; y = 1.
Thay x = 0,5 = ; y = 1 vào P ta có :
P = ..12 - 6. .1
P = 
HS 2 trả lời:
1) - Dạng thu gọn của đa thức là một đa thức trong đó không còn hạng tử nào đồng dạng.
 - Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong đa thức đó ở dạng thu gọn.
2) Bài 28 tr.13 SBT.
(HS có thể viết nhiều cách) Ví dụ:
a) x5 + 2x4 - 3x2 - x4 + 1 - x
 = (x5 + 2x4 - 3x2 - x4) + (1 - x)
b) x5 + 2x4 - 3x2 - x4 + 1 - x
 = (x5 + 2x4 - 3x2) - (x4 - 1 + x)
- HS cả lớp nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
Hoạt động 2
1. cộng hai đa thức (10 ph)
Ví dụ:
Cho hai đa thức:
 M = 5x2y + 5x - 3
 N = xyz - 4x2y + 5x - 
 Tính M + N
GV yêu cầu HS tự nghiên cứu cách làm bài của SGK, sau đó gọi HS lên bảng trình bày.
GV: Em hãy giải thích các bước làm của mình.
GV giới thiệu kết quả là tổng của hai đa thức M, N.
GV: Cho P = x2y + x3 - xy2 + 3 và
 Q = x3 + xy2 - xy - 6
Tính tổng P + Q.
GV yêu cầu HS làm ?1 tr.39 SGK.
Viết hai đa thức rồi tính tổng của chúng.
GV: Ta đã biết cộng hai đa thức, còn trừ hai đa thức làm thế nào ? 
HS cả lớp tự đọc tr.39 SGK.
Một HS lên bảng trình bày:
M + N = (5x2y + 5x - 3) + 
 + (xyz - 4x2y + 5x - )
= 5x2y + 5x - 3 + xyz - 4x2y + 5x - 
= (5x2y - 4x2y) + (5x + 5x) + xyz +
 + (- 3 - )
= x2y + 10x + xyz - 3
HS giải thích các bước làm:
- Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu "+".
- áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
- Thu gọn các hạng tử đồng dạng.
HS thực hiện tính P + Q.
Kết quả P + Q = 2x3 + x2y - xy - 3.
?1. Hai HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
HS lớp nhận xét.
Hoạt động 3
2. trừ hai đa thức (13 ph)
GV: Viết lên bảng:
Cho hai đa thức:
 P = 5x2y - 4xy2 + 5x - 3
 Và Q = xyz - 4x2y + xy2 + 5x - .
Để trừ hai đa thức P và Q ta viết như sau:
 P - Q = (5x2y - 4xy2 + 5x - 3) 
 - (xyz - 4x2y + xy2 + 5x - )
GV: Theo em, ta làm tiếp thế nào để được P - Q?
GV lưu ý HS khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu " - " phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.
 9x2y - 5xy2 - xyz - 2
là hiệu của hai đa thức P và Q.
Bài 31 tr.40 SGK: 
GV cho HS hoạt động theo nhóm để giải bài toán trên.
GV kiểm tra bài làm của vài nhóm.
GV cho HS làm ?2 tr.40 SGK. Sau đó, gọi hai HS lên viết kết quả của mình trên bảng.
HS ghi bài vào vở.
HS: Em bỏ ngoặc rồi thu gọn đa thức.
HS lên bảng làm bài:
P - Q = (5x2y - 4xy2 + 5x - 3) 
 - (xyz - 4x2y + xy2 + 5x - )
= 5x2y - 4xy2 + 5x - 3 - xyz + 4x2y - xy2 
 - 5x + 
= 9x2y - 5xy2 - xyz - 2.
Bài 31 (SGK)
HS hoạt động theo nhóm.
M + N = (3xyz - 3x2 + 5xy - 1)
 + (5x2 + xyz - 5xy + 3 - y)
 = 3xyz - 3x2 + 5xy - 1 + 5x2
 + xyz - 5xy + 3 - y
 = 4xyz + 2x2 - y + 2
M - N = (3xyz - 3x2 + 5xy - 1)
 - (5x2 + xyz - 5xy + 3 - y)
 = 3xyz - 3x2 + 5xy - 1 - 5x2
 - xyz + 5xy - 3 + y
 = 2xyz + 10xy - 8x2 + y - 4
N - M = (5x2 + xyz - 5xy + 3 - y)
 - (3xyz - 3x2 + 5xy - 1)
 = 5x2 + xyz - 5xy + 3 - y
 - 3xyz + 3x2 - 5xy + 1
 = - 2xyz - 10xy + 8x2 - y + 4
Nhận xét: M - N và N - M là hai đa thức đối nhau.
Đại diện nhóm lên trình bày.
HS lớp nhận xét.
?2.
Hai HS lên bảng làm bài.
Hoạt động 4
Củng cố (10 ph)
GV cho HS làm bài 29 tr.40 SGK.
GV gọi hai HS lên bảng thực hiện câu a và câu b.
GV cho HS làm bài 32 tr.40 SGK câu a.
GV: Muốn tìm đa thức P ta làm thế nào?
Hãy thực hiện phép tính đó.
Gọi HS lên bảng trình bày.
GV: Bài toán trên còn có cách nào tính không ?
Hãy thực hiện phép tính đó.
GV cho HS nhận xét hai cách giải.
Lưu ý: Nên viết đa thức dưới dạng thu gọn rồi mới thực hiện phép tính.
Bài 29 (SGK).
HS 1:
a) (x + y) + (x - y) = x + y + x - y 
 = 2x
HS 2:
b) (x + y) - (x - y) = x + y - x + y
 = 2y
Bài 32 .
HS:
Vì P + (x2 - 2y2) = x2 - y2 + 3y2 - 1 
Nên P là hiệu của hai đa thức
 x2 - y2 + 3y2 - 1 và x2 - 2y2
HS:
 P + (x2 - 2y2) = x2 - y2 + 3y2 - 1
 P = (x2 - y2 + 3y2 - 1) - (x2 - 2y2)
 P = x2 - y2 + 3y2 - 1 - x2 + 2y2
 P = 4y2 - 1
HS: Thu gọn đa thức vế phải trược rồi tính.
HS:
P + (x2 - 2y2) = x2 - y2 + 3y2 - 1
P + x2 - 2y2 = x2 + 2y2 - 1
P = x2 + 2y2 - 1 - x2 + 2y2
P = 4y2 - 1
Hoạt động 5
Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Bài tập 32(b), bài 33 tr.40 SGK và bài 29, 30 tr.13 SBT.
- Chú ý: Khi bỏ dấu ngoặc, đằng trước có dấu "-" phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.
- Ôn lại quy tắc cộng trừ số hữu tỉ.
D. Rút kinh nghiệm:
Tiết 58: luyện tập
 Soạn : 
 Giảng:
A. mục tiêu:
- Kiến thức: HS được củng cố kiến thức về đa thức; cộng, trừ đa thức.
- Kĩ năng : HS được rèn kĩ năng tính tổng, hiệu các đa thức, tính giá trị của đa thức
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ .
- Học sinh : Học và làm bài đầy đủ.
C. Tiến trình dạy học:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số HS.
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS.
Hoạt động I 
1.chữa bài tập (10 ph)
GV nêu yêu cầu kiểm tra.
HS 1 chữa bài 33 tr.40 SGK.
GV hỏi thêm: Nêu quy tắc cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng.
HS 2 chữa bài 29 tr.13 SBT.
GV nhận xét, cho điểm HS.
Hai HS lên bảng kiểm tra.
HS1: Chữa bài 33 (SGK).
Tính tổng của hai đa thức:
a) M = x2y + 0,5xy3 - 7,5x3y2 + x3
 N = 3xy3 - x2y + 5,5x3y2
M + N = (x2y + 0,5xy3 - 7,5x3y2 + x3)
 + (3xy3 - x2y + 5,5x3y2)
 = x2y + 0,5xy3 - 7,5x3y2 + x3
 + 3xy3 - x2y + 5,5x3y2
 = 3,5xy3 - 2x3y2 + x3
b) P = x5 + xy + 0,3y2 - x2y3 - 2
 Q = x2y3 + 5 - 1,3y2
P + Q = (x5 + xy + 0,3y2 - x2y3 - 2)
 + (x2y3 + 5 - 1,3y2)
 = x5 + xy + 0,3y2 - x2y3 - 2 
 +x2y3 + 5 - 1,3y2
 = x5 + xy - y2 + 3
HS 2 chữa bài 29 tr.13 SBT
a) A + (x2 + y2) = 5x2 + 3y2 - xy
 A = (5x2 + 3y2 - xy) - (x2 + y2)
 A = 5x2 + 3y2 - xy - x2 - y2 
 A = 4x2 + 2y2 - xy
b) A - (xy + x2 - y2) = x2 + y2
 A = (x2 + y2) + (xy + x2 - y2)
 A = x2 + y2 + xy + x2 - y2
 A = 2x2 + xy
HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. Hai HS trong một bàn đổi vở để kiểm tra bài cho nhau.
Hoạt động 2
Luyện tập (34 ph)
* Bài 35 tr.40 SGK
(Đề bài đưa lên bảng phụ)
GV bổ sung thêm câu:
c) Tính N - M
GV yêu cầu HS nhận xét về kết quả của hai đa thức: M - N và N - M.
Qua bài tập trên GV lưu ý HS: ban đầu nên để hai đa thức trong ngoặc, sau đó mới bỏ dấu ngoặc để tránh nhầm dấu.
* Bài 36 tr.41 SGK.
(Đề bài đưa lên bảng phụ).
GV: Muốn tính giá trị của mỗi đa thức ta làm như thế nào ?
GV cho HS cả lớp làm bài vào vở, gọi hai HS lên bảng làm câu a và câu b.
* Bài 37 tr.41 SGK.
GV tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm viết các đa thức bậc 3 với hai biến x, y và có 3 hạng tử. Nhóm nào viết được nhiều đa thức thoả mãn yêu cầu của đầu bài trong cùng thời gian 2 phút là thắng cuộc.
GV và HS chữa bài của các nhóm, nhận xét và đánh giá.
* Bài 38 tr.41 SGK.
(Đưa đề bài lên màn hình)
GV: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta làm thế nào ?
Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu a và b.
Yêu cầu HS xác định bậc của đa thức C ở hai câu a và b.
GV cho HS làm bài 33 tr.14 SBT.
Tìm các cặp giá trị (x, y) để các đa thức sau nhận giá trị bằng 0.
a) 2x + y - 1
b) x - y - 3
a) GV: Theo em ta có bao nhiêu cặp số (x, y) để giá trị của đa thức 2x + y - 1 bằng 0 ?
Hãy cho ví dụ.
GV: Có vô số cặp (x, y) để giá trị của đa thức 2x + y - 1 = 0.
b) Tương tự, GV cho HS giải câu b.
Sau đó GV yêu cầu HS nhắc lại: Muốn cộng hay trừ đa thức ta làm như thế nào?
* Bài 35.
HS cả lớp làm bài vào vở.
Ba HS lên bảng làm, mỗi HS làm một câu.
HS1: Tính M + N
M + N = (x2 - 2xy + y2)
 + (y2 + 2xy + x2 + 1)
 = x2 - 2xy + y2 + y2 + 2xy 
 + x2 + 1
 = 2x2 + 2y2 + 1
HS 2: Tính M - N
M - N = (x2 - 2xy + y2)
 - (y2 + 2xy + x2 + 1)
 = x2 - 2xy + y2 - y2 - 2xy - x2 - 1
 = -4xy - 1
HS 3: Tính N - M
N - M = (y2 + 2xy + x2 + 1)
 - (x2 - 2xy + y2)
 = y2 + 2xy + x2 + 1 - x2 + 2xy - y2
 = 4xy + 1
HS nhận xét: Đa thức M - N và N - M có từng cặp hạng tử đồng dạng trong hai đa thức có hệ số đối nhau.
* Bài 36.
HS: Ta cần thu gọn đa thức, sau đó thay giá trị của các biến vào đa thức đã thu gọn rồi thực hiện các phép tính.
HS cả lớp làm bài vào vở, hai HS lên bảng làm bài.
HS1:
a) x2 + 2xy - 3x3 + 2y3 + 3x3 - y3
 = x2 + 2xy + y3
Thay x = 5 và y = 4 vào đa thức ta có:
x2 + 2xy + y3 = 52 + 2.5.4 + 43
 = 25 + 40 + 64
 = 129.
HS2:
b) xy - x2y2 + x4y4 - x6y6 + x8y8
tại x = -1; y = -1.
 xy - x2y2 + x4y4 - x6y6 + x8y8
= xy - (xy)2 + (xy)4 - (xy)6 + (xy)8
mà xy = (-1) . (-1) = 1
Vậy giá trị của biểu thức :
 = 1 - 12 + 14 - 16 + 18
 = 1 - 1 + 1 - 1 + 1
 = 1.
* Bài 37.
Các nhóm viết ra bảng nhóm các đa thức. Có nhiều đáp án:
Chẳng hạn: x3 + y2 + 1; x2y + xy - 2;
 x2 + 2xy2 + y2; ...
* Bài 38.
Một HS đọc đề bài.
HS: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta chuyển vế C = B - A.
HS cả lớp làm bài vào vở, hai HS lên bảng làm bài.
HS1: a) C = A + B
C =(x2 - 2y + xy + 1) + (x2 + y - x2y2 - 1)
C = x2 - 2y + xy + 1 + x2 + y - x2y2 - 1
C = 2x2 - x2y2 + xy - y
HS2: Câu b
b) C + A = B ị C = B - A
C = (x2 + y - x2y2 - 1) - (x2 - 2y + xy + 1)
C = x2 + y - x2y2 - 1 - x2 + 2y - xy - 1
C = 3y - x2y2 - xy - 2
Bài 33.
a) HS: Có vô số cặp giá trị (x,y) để giá trị của đa thức bằng 0. (HS có thể không phát hiện được điều đó thì GV gợi ý).
HS: Ví dụ với x = 1; y = -1 ta có:
 2x + y - 1
 = 2.1 + (-1) - 1
 = 0
Hoặc với x = 0; y = 1 ta có:
 2x + y - 1
 = 2.0 + 1 - 1 
 = 0
Hoặc với x = 2; y = -3 ta có:
 2x + y - 1
 = 2.2 + (-3) - 1
 = 0
b) Có vô số cặp (x, y) để giá trị của đa thức x - y - 3 bằng 0. 
Ví dụ : (x = 0; y = -3); (x = 1; y = -2);
(x = -1; y = -4); ...
HS: Muốn cộng hay trừ đa thức ta cần thực hiện các bước:
- Viết các đa thức trong từng ngoặc rồi bỏ dấu ngoặc theo qui tắc.
- áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các hạng tử đồng dạng.
- Thu gọn các đơn thức đồng dạng.
Hoạt động 3
Hướng dẫn về nhà (1 ph)
- Bài tập về nhà số 31, 32 tr.14 SBT.
- Đọc trước bài : "Đa thức một biến".
D. rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dai so 7(1).doc