A. Mục tiêu
-HS biết cộng trừ đa thức
-Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu cộng hoặc dấu trừ, thu gon đa thức, chuyển vế đa thức.
B. Chuẩn bị
GV: bảng phụ
HS:
Tuần 27 S: G: Tiết 57: cộng, trừ đa thức A. Mục tiêu -HS biết cộng trừ đa thức -Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu cộng hoặc dấu trừ, thu gon đa thức, chuyển vế đa thức. B. Chuẩn bị GV: bảng phụ HS: C. Các hoạt động dạy và học 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ .HS1: Thế nào là đa thức? Cho ví dụ 3. Bài mới Hoạt động của thày và trò Kiến thức cơ bản GV yêu cầu HS cách làm SGK sau đó gọi HS trình bày. ? Em hãy giải thích các bước làm của mình? HS: Bước 1: bỏ dấu ngoặc Bước 2: áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp Bước 3: cộng trừ các đơn thức đồng dạng HS làm ?1SGK ? Để trừ hai đa thức ta làm thế nào? HS: Bước 1: bỏ dấu ngoặc Bước 2: áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp Bước 3: cộng trừ các đơn thức đồng dạng GV lưu ý HS bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ HS làm ? 2 SGK 1. Cộng hai đa thức M+N=(5x2y+5x-3)+(xyz-4x2y+5x-1/2) =5x2y+5x-3+xyz-4x2y+5x-1/2 ( bỏ dấu ngoặc) =(5x2y -4x2y) +(5x +5x) +xyz+(-3-1/2) (áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp) =x2y+10x+xyz-3 (cộng trừ các đơn thức đồng dạng) x2y+10x+xyz-3 là tổng của 2 đa thức M và N. 2. Trừ hai đa thức M-N=(5x2y+5x-3)-(xyz-4x2y+5x-1/2) =5x2y+5x-3-xyz+4x2y-5x+1/2 ( bỏ dấu ngoặc) =(5x2y +4x2y) +(5x -5x) -xyz+(-3+1/2) (áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp) =9x2y-xyz-2 (cộng trừ các đơn thức đồng dạng) 9x2y-xyz-2 là hiệu của 2 đa thức M và N. 4. Củng cố HS làm bài 31/40 SGK theo nhóm 5. Hướng dẫn -Học bài theo sgk và vở ghi -Làm bài tập 29-33 SGK/40 -Ôn tập quy tắc cộng trừ số hữu tỉ, quy tắc bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ Tuần 27 S: G: Tiết 58: luyện tập A. Mục tiêu -HS được củng cố kiến thức về đa thức , cộng trừ da thức. -HS được rèn luyện kĩ năng tính tổng, hiệu các đa thức , tính giá trị của đa thức. B. Chuẩn bị GV: bảng phụ HS: C. Các hoạt động dạy và học 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ .HS1:chữa bài 33/40 SGK 3. Bài mới Hoạt động của thày và trò Kiến thức cơ bản GV bổ sung câu : c, tính N-M GV treo bảng phụ nội dung bài 35/40 SGK HS1: tính M+N HS2: tính M-N HS 3: tính N-M HS nhận xét các bài làm của các bạn ?Qua bài tập trên ta lưu ý điều gì? Bài 34/40 SGK M+N=(x2-2xy+y2)+(y2+2xy+x2+1)= =x2-2xy+y2+y2+2xy+x2+1=2x2+2y2+1 M-N=(x2-2xy+y2)-(y2+2xy+x2+1)= =x2-2xy+y2-y2-2xy-x2-1=-4xy-1 N-M=(y2+2xy+x2+1) -(x2-2xy+y2)= = y2+2xy+x2+1- x2+2xy-y2=4xy+1 Nhận xét -Đa thức M-N và M+N có từng cặp hạng tử đồng dạng trong hai đa thức có hệ số đối nhau. -Ban dầu ta nên để hai đa thức trong ngoặc sau đó mới bỏ ngoặc để tránh nhầm lẫn. 4. Củng cố GV tổ chức cho HS thi đấu giữa các nhóm viết đa thức bậc 3 với hai biến x,y và có 3 hạng tử. Nhóm nào viết được nhiều và ít thời gian nhất thì nhóm đó thắng cuộc. 5. Hướng dẫn -Học bài theo sgk và vở ghi. -Làm bài tập 31-32/4SBT -Đọc trước bài: " Đa thức một biến"
Tài liệu đính kèm: