A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được cấu trúc của một định lý(giả thiết - kết luận).
Hiểu thế nào là chứng minh một định lý.
2. Kỹ năng: Biết đưa một định lý về dạng nếu thì.
3. Thái độ : Bước đầu làm quen với mệnh đề lôgic: P Q.
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, thước thẳng, bảng phụ.
HS: SGK, làm bài tập, thước thẳng.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:(1 phút)
II. Bài cũ:(4 phút)
Phát biểu tiên đề ơclít và tính chất hai đường thẳng song song.
Ngày dạy: TIẾT 12: §7. ĐỊNH LÍ A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết được cấu trúc của một định lý(giả thiết - kết luận). Hiểu thế nào là chứng minh một định lý. 2. Kỹ năng: Biết đưa một định lý về dạng nếu thì. 3. Thái độ : Bước đầu làm quen với mệnh đề lôgic: P Þ Q. B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề. C. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, SGK, thước thẳng, bảng phụ. HS: SGK, làm bài tập, thước thẳng. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức:(1 phút) II. Bài cũ:(4 phút) Phát biểu tiên đề ơclít và tính chất hai đường thẳng song song. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề:(2phút) Tiên đề Ơclít và tính chất hai đường thẳng song song là các khẳng định đúng. Nhưng tiên đề Ơclít được thừa nhận qua vẽ hình, qua kinh nghiệm thực tế. Còn tính chất hai đường thẳng song song được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng, đó là định lí. Vậy định lí là gì ? Gồm những phần nào ? Đó là nội dung của bài học hôm nay. 2. Triển khai bài : Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức a-Hoạt động 1: Định lí.(15 phút) GV: Cho hs đọc phần định lí và trả lời: thế nào là định lí ? và gọi hs khác nhắc lại. Hs: nghiên cứu SGK. GV: Cho hs làm ?1. Hs: phát biểu lại 3 định lí. ? Em nào có thể lấy thêm ví dụ về các định lí mà ta đã được học GV: Yêu cầu hs nhắc lại định lí về hai góc đối đỉnh . Gọi hs lên bảng vẽ hình của định lí, kí hiệu trên hình vẽ. Hs: ... ? Theo em trong định lí trên, điều đã cho là gì ? Điều phải suy ra là gì ? Hs: ... GV: Giới thiệu: Trong 1 định lí điều đã cho là giả thiét của định lí, điều suy ra là kết luận của định lí. Giả thiết viết tắt là GT, kết luận viết tắt là KL. GV: Mỗi dịnh lí đều có thể phát biểu dưới dạng "nếu ... thì ", phần nằm giữa từ nếu và từ thì là giả thiết, sau từ thì là kết luận. ? Hãy phát biểu lại tính chất hai góc đối đỉnh dưới dạng nếu ... thì? GV: Dựa vào hình vẽ trên bảng em hãy viết GT, KL của định lí bằng kí hiẹu. Hs: tiến hành làm. GV: Cho hs làm ?2. Gọi từng hs đứng tại chỗ làm câu a. Gọi hs 2 lên bảng làm câu b. Hs: tiến hành làm. 1. Định lí: Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng. 2 3 4 1 O Điều đã cho: giả thiết (GT) Điều suy ra: kết luận (KL) GT và đối đỉnh KL = a ?2: b) b c GT a // c, b // c KL a // b b-Hoạt động 2: Chứng minh định lí.(15 phút) GV: Trở lại hình vẽ hai góc đối đỉnh. ? Để có kết luận ở định lí này, ta đã suy luận như thế nào ? GV: Nhấn mạnh: Quá trình suy diễn trên đi từ giả thiết đến kết luận gọi là chứng minh định lí GV: Yêu câu hs đọc ví dụ chứng minh định lí, quan sát hình vẽ và GT, KT ? Tia phân gíc của một góc là gì ? Hs: ... GV: Giải thích cho hs hiểu từng bước chứng minh. ? Tại sao ? ? Tại sao ? ? Thông qua ví dụ trên, em hãy cho biết muốn chứng minh một định lí ta cần làm gì ? Hs: ... GV: Vậy chứng minh định lí là gì ? 2. Chứng minh định lí: Ta có: (hai góc đối đỉnh) (hai góc đối đỉnh) Ví dụ: (SGK) Muốn chứng minh định lí ta cần: - Vẽ hình. - Ghi GT, KT ( theo hình vẽ) - Nêu các bước chứng minh. (mỗi bước gồm 1 khẳng định và căn cứ của khẳng định đó). IV. Củng cố - Luyện tập.(6 phút) GV: Định lí là gì ? Gồm những phần nào? GT là gì ? KL là gì ? GV: Cho hs làm BT 49. GV: Đưa ra bài tập: Các mệnh đề sau có phải là định lí không ? Vì sao ? a) Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung. b) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh. V. Hướng dẫn về nhà:(2 phút) Học thuộc tiên đề và tính chất hai đường thẳng song song. Làm bài tập 27 ->30 (SBT) Xem trước các bài ở phần luyện tập.
Tài liệu đính kèm: