Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 51: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác

Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 51: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS được quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác, nắm được bất đẳng thức tam giác và hệ quả của nó.

2. Kỹ năng: HS vận dụng được định lí để tìm điều kiện tồn tại của tam giác

3. Thái độ: Rèn tính chính xác, cẩn thận

B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, Hoạt động nhóm nhỏ

C. CHUẨN BỊ:

 GV: sgk, bảng phụ, com pa

 HS: sgk, vở nháp, vở, đồ dùng học tập

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 51: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác bất đẳng thức tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 22/03/2010
TIẾT 51: QUAN HỆ GIỮA BA CẠNH CỦA MỘT TAM GIÁC
 BẤT ĐẲNG THỨC TAM GIÁC
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: HS được quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác, nắm được bất đẳng thức tam giác và hệ quả của nó.
2. Kỹ năng: HS vận dụng được định lí để tìm điều kiện tồn tại của tam giác
3. Thái độ: Rèn tính chính xác, cẩn thận
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, Hoạt động nhóm nhỏ
C. CHUẨN BỊ:
 GV: sgk, bảng phụ, com pa
 HS: sgk, vở nháp, vở, đồ dùng học tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A
H
C
B
I. Ổn định tổ chức: KTSS
II. Bài cũ: (5’)
 Em hãy nêu quan hệ giữa đường xiên và đường vuông góc?
Áp dụng: Cho hình vẽ: AB < AC (bảng phụ)
Khẳng định nào sau đây là đúng?
 A. HB > BC
 B. HB < HC
 C. AH > HB 
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1’)
 Không phải bộ ba đoạn thẳng nào củng là ba cạnh của một tam giác?
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:(20’)
GV: Không phải độ dài ba đoạn thẳng đoạn củng là ba cạnh của một tam giác.
Ví dụ: Dùng compa vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm; AC = 3cm; BC = 6cm
HS:Vẽ và rút ra nhân xét: Ta không dựng được tam giác trên.
GV: Giới thiệu định lí
HS: Nhắc lại
GV: Vẽ hình, yêu cầu hs nêu gt-kl của định lí trên.
HS: Viết các BĐT của định lí
GV: Giới thiệu cách cm định lí trên, yêu cầi hs về nhà xem lại ở sgk
GV: Giới thiệu các BĐT trong kết luận của định trên gọi là các BĐT tam giác.
GV: Củng cố định lí trên bằng bài tập sgk
HS: Hoạt động theo nhóm và thực hiện
GV: Gọi HS đọc kết quả
1. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.
* Định lí: Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ củng lớn hơn độ dài cạnh còn lại.
GT ABC
 AB + AC > BC
KL AB + BC > AC
 AC + BC > AB
Chứng minh:
(xem sgk)
* Chú ý: Các bất đẳng thức trong kết luận của định lí trên gọi là các bất đẳng thức tam giác.
* Áp dụng: Trong các bộ ba đoạn thẳng sau, bộ ba nào là ba cạnh của một tam giác?
A. (2cm; 3cm; 5cm)
B. (3cm; 5cm; 3cm)
C. (4m; 5m; 10m)
Hoạt động 2:(12’)
GV: Từ kết quả của định lí trên ta suy ra các BĐT khác:
AB + AC > BC => AB > BC - AC
 AC > BC - AB
HS: Viết các BĐT còn lại
GV: Gọi 2 hs lên bảng viết
GV: Từ kết quả trên, Gv giới thiệu hệ quả
HS: Nhắc lại
GV: Lưu ý với hs cách kiểm tra bộ ba đoạn thẳng là ba cạnh của một tam giác.
2. Hệ của của bất đẳng thức tam giác.
Từ các kết luận của bất đẳng thức tam giác ta suy ra các bất đẳng thức sau:
AB + AC > BC => AB > BC - AC
 AC > BC - AB
AB + BC > AC => AB > AC - BC
 BC > AC - AB
AC + BC > AB => AC > AB - BC
 BC > AB - AC
* Lưu ý: SGK
IV. Củng cố: (5’)
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài
 Áp dụng làm bài tập 15 sgk
 Bộ ba nào sau đây là ba cạnh của một tam giác? Vẽ tam vẽ tam giác trong trường hợp đó.
( 3cm; 4cm; 5cm)
(2cm; 4cm; 6cm)
3cm; 4cm; 6cm)
V. Hướng dẫn về nhà:(2’)
Về nhà xem lại nội dung bài học, học thuộc định lí và hệ quả
Làm các bài tập 12; 14; 15 sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET51.doc