Bài soạn môn Ngữ văn 6 - Tuần 30

Bài soạn môn Ngữ văn 6 - Tuần 30

A. Mục tiêu cần đạt:

 1.Kiến thức:

-Cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.

-Những tình huống nghịch lí,những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.

-Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời,nhưng vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.

2.Kĩ năng:

-Đọc - hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

-Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống,miêu tả tâm lí nhân vật,hình ảnh biểu tượng,. trong truyện.

3. Thái độ : Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, bắt đầu từ những điều gần gũi, bình thường xung quanh chúng ta.

 

doc 21 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 6 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết 136-137
Hướng dẫn đọc thêm: BẾN QUÊ
 (Nguyễn Minh Châu)
 S:24/03/2011
G:30/03/2011
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1.Kiến thức:
-Cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.
-Những tình huống nghịch lí,những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
-Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời,nhưng vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2.Kĩ năng:
-Đọc - hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
-Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống,miêu tả tâm lí nhân vật,hình ảnh biểu tượng,.... trong truyện.
3. Thái độ : Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, bắt đầu từ những điều gần gũi, bình thường xung quanh chúng ta.
B. Chuẩn bị: 
+ GV: - Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN;-Bảng phụ ghi bài thơ - Vẽ tranh minh họa; - Chân dung tác giả.
 + HS: Học thuộc thơ; Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. 
2. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chung.
*MT:HS hiểu sơ giản về tác giả bài thơ . Đọc - hiểu, nắm được kết cấu của văn bản.
-HS đọc chú thích *
-Qua phần chú thích, em hiểu gì về vị trí của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong văn học thời kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới?
* GV giới thiệu thêm
H:Em hiểu gì về truyện ngắn “bến quê”?
 * GV cung cấp thêm.
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu cấu trúc:
 * GV đọc một đoạn, 2 HS đọc tiếp.
-Yêu cầu HS tóm tắt, GV bổ sung.
H:Xác định nhân vật chính của truyện?
H:Nhân vật chính xuất hiện trong cảnh ngộ đặc biệt nào?
H: Sự việc trong “Bến quê” được tổ chức theo cách nào?
H:Cảm nhận ban đầu của em về “Bến quê”?
H:Em hiểu thê nào là tình huống truyện? tác dụng của nó?
H:Trong “Bến quê, Nhĩ được đặt trong tình huống như thế nào?
H:Tại sao nói đó là tình huống trớ trêu, nghịch lý nhưng không trái với tự nhiên?
H:Tình huống ấy đã giúp tác giả thể hiện những điều gì về khắc họa nhân vật và chủ đề tác phẩm?
HĐ4: Hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung văn bản:
HS (đọc) theo dõi phần “Ngoài cửa sổ  những bậc gỗ lồi lõm” hình dung cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về cảnh sắc thiên nhiên 
H:Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ, em cảm thấy cảnh vật thiên nhiên được miêu tả theo trình tự nào?
H:Cụ thể từng chi tiết được miêu tả như thế nào?
H:Em nhận xét gì về cảm nhận của nhân vật Nhĩ qua cách miêu tả ấy?
H:Đọc những câu trả lời của Nhĩ: Đêm qua  gì không? Và hôm nay là ngày thứ mấy? Và thái độ im lặng của Liên, người đọc cảm thấy hình như anh đã nhận ra điều gì về bản thân?
H:Đọc lại 2 câu nói của Nhĩ và Liên: anh cứ yên tâm , Suốt đời anh chỉ làm khổ em , có hề sao đâu, miễn là anh sống  qua 1 số cử chỉ và thái độ của chị đối với chồng, qua những nét mà lần đầu tiên, nhìn để ý thấy ở Liên(áo vá, những ngón tay gầy guộc), em hiểu Nhĩ cảm nhận về Liên như thế nào?
H:Vì sao Nhĩ lại nảy sinh khao khác được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy ? Hãy tìm đặt câu thể hiện nội nội dung về sự nhận thức chỉ đến khi con người từng trải? Nhĩ nhờ con sang sông để làm gì? Ước vọng của anh có thành công không? Vì sao?
H:Từ đây anh Nhĩ rút ra một quy luật nào nữa trong cuộc đời con người ?
H:Phân tích hành động cử chỉ khác thường, kì quặc của Nhĩ ở cuối truyện? Điều đó có tý nghĩa gì? 
( HS đọc lại “chợt ông cụ già .. ra hiệu cho một người nào đó )
H:Có thể tóm tắt như thế nào về nhân vật Nhĩ? (tuổi tác, nghề nghiệp, cuộc đời cụ thể )
* Gợi ý : Khó biết được những yếu tố trên vì tác giả chú tâm tả rõ : nhân vật Nhĩ không phải là nhân vật số phận, nhân vật tính cách)
H:Em cảm nhận gì về những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Bến quê”?
H:Theo em, những hình ảnh trong truyện là hình ảnh thực hay mang ý nghĩa biểu tượng?
H:Thế nào là hình ảnh biểu tượng?
H:Tách riêng mỗi hình ảnh (không xem xét trong cả hệ thống hình ảnh và không đặt vào sự quy chiếu của tác phẩm) nó có toát lên ý nghĩa biểu tượng không?
- Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên?
-Những bông hoa bằng lăng cuối mùa?
-Đứa con trai của Nhĩ sa vào đám chơi phá cơ thể?
-Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện? )
H:Hãy phát biểu cảm nghĩ và nêu chủ đề của truyện?
I. Tìm hiểu chung:
1. Nhà văn Nguyễn Minh Châu:
 (1930 – 1989 – Nghệ An)
-Trong kháng chiến chống Mỹ là một trong những cây văn xuôi tiêu biểu.
-Trong thời kì đổi mới: trăn trở, tìm tòi, đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật.
-Hàng loạt truyện ngắn của ông trong những năm 80 (thời kỳ đầu của đổi mới) được xem là hiện tượng văn học nổi bật ở chặng đầu thời kỳ đổi mới.
2. Truyện ngắn “Bến quê”:-SGK 
-“Bến quê” được lấy làm tựa đề cho tập truyện cùng tên.
-Triết lý trong “Bến quê” là triết lý giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm có ý nghĩa, tổng kết cuộc đời của một con người.
II. Đọc – Tìm hiểu cấu trúc:
1. Đọc – tóm tắt:
(đọc giọng trầm tư, lưu ý những sắc thái của vẻ đẹp thiên nhiên ).
-Theo tâm lý nhân vật
2. Tình huống truyện:
Là hoàn cảnh xảy ra và làm điều kiện cho câu chuyện phát triển.
Là hoàn cảnh sống và hoạt động của nhân vật.
 + Nhân vật Nhĩ ở vào một hoàn cảnh đặc biệt.
Tình huống của truyện chính là ở cái điều rất trớ trêu như một nghịch lý: “Nhĩ đi không sót xó xỉnh nào  trái đất” mà cuối đời căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào gường bệnh.
 +Tình huống ấy lại dẫn đến tình huống thứ hai cũng đầy nghịch lý: “Nhĩ phát hiện vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, ngay trước của nhà mình”.
+Lưu ý người đọc nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lý, ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự đoán, ước muốn và toan tính.
+Mở ra nội dung triết lý, mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người qua những suy ngẫm của nhân vật: có những điều bình thường, gần gũi, giản dị nhưng có khi phải đến cuối đời, trong hoàn cảnh trớ trêu con người mới nhận ra.
III. Đọc – hiểu nội dung:
1. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:
a) Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu được nhìn từ khung cửa sổ:
-Từ gần đến xa tạo thành một không gian có chiều rộng, chiều sâu: bằng lăng ( ngoài cửa sổ) à sông Hồng à vòm trời à bãi bồi bên kia sông.
-Những chùm bằng lăng  đậm sắc hơn; dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm; vòm trời như cao hơn; bờ bãi màu vàng thau xem màu xanh non  
 cảm nhận tinh tế, cảnh vật vừa quen vừa lạ, tưởng chừng như lần đầu tiên cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
b. Những suy ngẫm của Nhĩ từ hoàn cảnh của mình mà phát hiện quy luật giống như nghịch lý của đời người:
- như bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra thời gian của đời mình chẳng còn bao lâu nữa
-Nhĩ nhận ra tất cả tình thương của sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của Liên . Chính trong những ngày cuối đời này Nhĩ mới thực sự thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ.
Điều khao khát ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống, sự thức tỉnh này chỉ đến với người ta ở cái độ từng trải.
“Họa chăng chỉ có anh 
 không bao giờ giải thích hết”
 c. Nhĩ nhờ con sang bên kia sông thay mình, cảm nhận thay mình. Ở đây, anh lại gặp một nghịch lý nữa: đứa con không hiểu được ước muốn của cha  à lờ chuyện đó ngay.
Từ sự việc ấy, Nhĩ đã nghiệm ra được quy luật phổ biến của đời người “ con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chính mình”.
-Có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò.
-Hành động này còn có ý nghĩa khái quát hơn: đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
d. Nhân vật Nhĩ là nhân vật tư tưởng. Nhà văn gởi gắm qua nhân vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lý về cuộc đời và con người. Những chiêm nghiệm, triết lý đã được chuyển hóa vào trong đời sống nội tâm nhân vật với những tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh được miêu tả tinh tế, hợp lý.
2. Những đặc sắc nghệ thuật:
- Hầu như mọi hình ảnh đều mang 2 lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất khiến cho các hình ảnh không bị tước đi giá trị tạo hình và sức gợi cảm để chỉ trở thành hình ảnh ước lệ.
- Ý nghĩa biểu tượng chỉ toát lên khi phải xem xét cả hệ thống hình ảnh và đặt vào sự auy chiếu của tác phẩm.
IV. Tổng kết:
-Đặt nhân vật vào tình huống có tính nghịch lý.
-Phát hiện ra những điều có tính quy luật.
-Thức tỉnh về những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi bình thường mà bền vững.
D. Dặn dò: -Về nhà học bài. - Soạn bài: "Ôn tập tiếng Việt"
Tuần 30
Tiết 136-137
Hướng dẫn đọc thêm: BẾN QUÊ
 (Nguyễn Minh Châu)
 S:24/03/2011
G:30/03/2011
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1.Kiến thức:
-Cảm nhận được ý nghĩa triết lý mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.
-Những tình huống nghịch lí,những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
-Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời,nhưng vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2.Kĩ năng:
-Đọc - hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
-Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống,miêu tả tâm lí nhân vật,hình ảnh biểu tượng,.... trong truyện.
3. Thái độ : Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, bắt đầu từ những điều gần gũi, bình thường xung quanh chúng ta.
B. Chuẩn bị: 
+ GV: - Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN;-Bảng phụ ghi bài thơ - Vẽ tranh minh họa; - Chân dung tác giả.
 + HS: Học thuộc thơ; Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. 
2. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài:Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình quê hương.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chung.
*MT:HS hiểu sơ giản về tác giả bài thơ . Đọc - hiểu, nắm được tình huống của văn bản.
-HS đọc chú thích *
-Qua phần chú thích, em hiểu gì về vị trí của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong văn học thời kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ đổi mới?
* GV giới thiệu thêm
H:Em hiểu gì về truyện ngắn “bến quê”?
 * GV cung cấp thêm.
 * GV đọc một đoạn, 2 HS đọc tiếp.
-Yêu cầu HS tóm tắt, GV bổ sung.
H:Xác định nhân vật ... họp)
Tuần 31
Tiết 143
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
ĐÓNG GÓP CỦA PHƯƠNG NGỮ QUẢNG NAM
S:
G: 
A. Mục tiêu cần đạt:Giúp HS:
-Nhận ra sự đóng góp của phương ngữ Quảng Nam(QN) trong việc bổ sung, làm phong phú thêm vốn từ chung.
-Cảm nhận được sự đóng góp của phương ngữ Quảng Nam trong việc góp phần mang lại sắc thái Quảng Nam trong những tác phẩm văn chương viết về Quảng Nam.
-Thể hiện thái độ trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của phương ngữ Quảng Nam.
-Biết vận dụng một cách hợp lí phương ngữ QN.
B. Chuẩn bị:
+ GV: - Tìm những cứ liệu về ngôn ngữ(từ ngữ), thơ văn thể hiện được sự đóng góp của phương ngữ QN. 
 - Hướng dẫn HS sưu tầm cứ liệu.
+HS: Sưu tầm cứ liệu về từ ngữ, thơ văn thể hiện sự đóng góp của phương ngữ QN.
C. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kết quả sưu tầm của HS.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài:Cho HS đọc bài thơ "Về thôi em" của Dương Quang Anh - Yêu cầu HS tìm từ địa phương có trong bài thơ àdẫn vào bài mới.
HĐ2: GV hướng dẫn HS thảo luận về những vấn đề kiến thức đã đặt ra ở tài liệu dành cho HS. 
	H: Em hiểu gì về phương ngữ QN?(Phương ngữ QN gồm những từ ngữ thường được dùng ở địa phương QN trong đời sống hằng ngày của người dân xứ Quảng, đặc biệt là trong những giao tiếp thân tình, gần gũi không mang tính ngi thức trang trọng).
	H: Phương Ngữ QN được hình thành từ mấy nguồn?(Hai nguồn: nguồn tại chỗ và nguồn du nhập -Tài liệu đã dẫn)
	H: Phương ngữ QN có đóng góp gì vào vốn từ ngữ chung và đời sống văn chương của nước nhà?(như tài liệu đã dẫn)
HĐ3: Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm để tìm cứ liệu ngôn ngữ thể hiện sự đóng góp của phương ngữ QN vào vốn từ.
	-Các nhóm trình bày trước lớp.
	- GV cho học sinh các nhóm nhận xét.
	-GV giới thiệu một số cứ liệu ngôn nhữ và nhận xét những đóng góp của phương ngữ QN đã chọn.
*Những cứ liệu về ngôn ngữ (từ ngữ) thể hiện được sự đóng góp của phương ngữ QN vào vốn từ chung.
Các mặt nội dung
Phương ngữ Quảng Nam
Từ ngữ các vùng miền khác
Dùng để xưng hô
Ba
Bậu, nậu
Cậu
Dì
Dượng
Mạ
Mợ
Qua
Tui
Tau
Cha, bố, tía,.....
Bạn
Bác
Bác
Bác, chú
Mẹ, má, me,.....
Bác
Tôi, mình
Tôi
Tôi, tao
Dùng để gọi tên người, sự vật, sự việc
Cái đầu gúi
Cái giuộc
Cái mui (người)
Cái tộ
Cái xỉ
Chặp ( nữa)
Con ách
Con óc nóc
Con trùn
Khoai xiêm
Đậu phụng
Đỗi (mô)
(Lá) thơ
Nhưn ( bánh)
Cái đầu gối
Cái phễu
Cái môi ( người)
Cái tô, cái bát
Cái thìa, cái muỗng
Lát ( nữa), chốc ( nữa)
Con ếch
Con nòng nọc
Con giun
Củ mì, củ sắn
Lạc
Chỗ (nào)
Lá (thư)
Nhân(bánh)
Dùng để chỉ hoạt động, trạng thái
Để
Biểu
Bươi(rác)
Kêu
Lui cui
Mắc tịt
Mần
Nhớm
Rinh
Ráng
Té
Rúi ( trí)
Li dị
Bảo
Bới
Gọi
Lúi húi
Mắc cỡ, xấu hổ, dị,......
Làm 
Nhón
Bưng
Gắng
Ngã
Rối (trí)
Từ ngữ chỉ tính chất đặc điểm mức độ
Dặn xăn 
Bự
Bự chát, bự chảng
Hung
Lủ khủ
Túi ( trời)
Túi thui
Bận rộn
To 
Rất to
Nhiều
Rất nhiều
Tối (trời)
Rất tối
HĐ4: Hướng dẫn học sinh thảo luận tìm cứ liệu về thơ văn thể hiện sự đóng góp của phương ngữ QN trong việc góp phần mang lại sắc thái QN trong văn chương.
	- Gọi các tổ trình bày trên bảng phụ.
	-Cho các tổ khác nhận xét những cứ liệu thơ văn của tổ bạn.
	-Gọi học sinh trình bày giá trị nghệ thuật của phương ngữ QN trong các cứ liệu thơ văn trên.
	-GV nhận xét, đánh giá và có những kết luận thích hợp
	- GV giới thiệu một số cứ liệu, phân tích giá trị nghệ thuật của phương ngữ QN để hướng tới ghi nhớ.
*Một vài cứ liệu về thơ văn ít nhiều thể hiện sự đóng góp của phương ngữ QN trong việc góp phần mang lại một sắc thái QN trong văn chương.
	a. Tục ngữ:
	- Chớp Đèo Le lấy ghè đựng nước
	Chớp La Nga thì hạn, chớp Cao Ngạn thì mưa.
	-Coi gió, bỏ buồm.
	b.Ca dao:
	-Trời ơi trời ở không phân
	Kẻ ăn không hết người mần không ra.
	-Ai về đất Quế làm dâu
	Ăn cơm ghế mít, hát câu ân tình.
	-Ngó lên trên rẫy khoai lang
	Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai
	-Nhớm chưn kêu bớ nậu nguồn
	Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên.
	c.Truyên cổ:
	-Chặp nữa đãi làng, mâm tôi ngồi với ông hương kiểm, chú dọn bảy đôi đũa thôi nghe. Bữa ni tôi ải mình, không muốn ăn uống chi hết.
	-Các anh ních hết rồi, còn chi mà thiệt giả
(Truyện cười Thủ Thiệm - Còn chi thiệt giả) 
	d. Văn xuôi QN:
	-Trật lất! Dòm kỹ lại coi.
	-Duy Xuyên? Đỗi mô hè?
	-Ngày mai bà nhớ bắt cho tui cặp gà, chọn con mập mập.
	-Ông định hồi mô ra thăm cháu mà bắt nhốt sớm thế cho ốm gà?
	(Tiêu Đình- Ước mơ của lão Hậu)
	e.Thơ QN:
	-Nhà ngoại xưa, cũng Thăng bình
	Về mô ướ bậu đợi mình về theo
(Nguyễn Đức Dũng- Qua Kế Xuyên)
	-Ve hồn nhiên trong lá
	Phượng hồn nhiên giữa trời
	Những tâm hồn rớt mạng
	Ta ở mô... trong đời!?
(Thi Nguyễn - Rớt mạng)
D. Dặn dò: - Mỗi HS tự sáng tác một bài thơ,trong đó có sử dụng phương ngữ QN.
	 - Chuẩn bị cho bài biên bản, mỗi HS tự tìm một văn bản có sẵn. Đọc và nghiên cứu cách làm một biên bản - Giờ SHL sẽ thực hành viết một biên bản(trừ chủ trì cuộc họp)
Tuần 31
Tiết 144
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
S:07/04/2011
G:09/04/2011
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 1.Kiến thức:Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình.
Thấy được phương thức khắc phục, sửa chữa các lỗi trong bài.
2.Kĩ năng: Kĩ năng làm bài bình luận tác phẩm văn học.
Trọng tâm: HS tự nhận xét bài làm của mình.
B. Chuẩn bị: + GV: Chấm trả trước cho HS soạn bài.
 + HS: Đọc bài và thống kê các lỗi và tự sửa.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới:
HĐ1: Chép lại đề và phân tích đề.
- HS đọc lại đề.
H: Em hãy phân tích yêu cầu của đề?
- GV nhấn mạnh yêu cầu.
HĐ2: Xây dựng dàn ý.
H: Nêu bố cục bài văn bình luận tác phẩm văn học?
H: Với đề bài trên, nội dung cụ thể từng phần như thế nào?
(Lưu ý: Phần thân bài: có thể cảm nhận theo mạch cảm xúc, có thể cảm nhận về hình ảnh thơ, các khổ thơ trong bài).
- HS phát biểu xây dựng dàn ý từng phần.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
HĐ3: GV trả bài.
- HS đọc bài làm của mình, đối chiếu với câu hỏi (gợi ý) SGK – tự nhận xét bài làm của mình (viết xuống dưới bài viết).
- GV gọi HS đọc phần tự nhận xét (2 – 3 em)
HĐ4: Chữa lỗi.
- GV gọi HS lên bảng tự ghi lỗi trong bài của mình – HS tự chữa.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV sửa.
HĐ5: GV nhận xét chung (sổ chấm bài).
- Nêu gương một số bài tốt.
- Phê bình một số bài kém.
- GV đọc một bài khá nhất cho HS nghe.
I. Đề bài:
Suy nghĩ về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Thể loại: Bình luận toàn bộ tác phẩm.
Nội dung: tình cảm chân thành của Viễn Phương.
II. Dàn ý: Như tiết 134,135.
III. Trả bài – HS tự nhận xét:
IV.GV nhận xét:
 1/ Ưu điểm: Đa số làm bài tốt, nắm vững kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.- Diễn đạt trôi chảy, chuyển ý mạch lạc, lập luận chặt chẽ. - Chữ rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.
 2/ Khuyết điểm:Một số chưa nắm được đầy đủ nội dung bài thơ, còn sa vào chép bài có sẵn; - Một số còn sa vào diễn xuôi; - Chưa biết chuyển ý giữa các đoạn; - Một số chữ viết còn cẩu thả, còn viết tắt trong bài làm, sai nhiều lỗi chính tả.
V. Chữa lỗi
 1/ Chính tả: Ngọn đút soi đường(đuốc); tre xan xát ( san sát); dòng người mườn mượt(nườm nượp); ngặn ngào (nghẹn ngào);...
 2/ Diễn đạt:
 a. Giọng điệu thướt tha (thiết tha).
 b. Bác vẫn sống mãi nhưng tác giả vẫn không che lấp được niềm xúc động(giấu)
 c. Không phải dâng lên một xác hài (thi hài)
VI. Chất lượng:
Lớp 9/2- TS:39- G: KH: TB: 
 Y: Ke: TB
3. Hướng dẫn tự học: GV nhắc nhở một số lỗi cơ bản phải khắc phục ngay để rút kinh nghiệm cho bài thi HKII.
- Về nhà xem lại, nắm chắc cách làm bài nghị luận tác phẩm văn học.
- Đọc, chuẩn bị bài: Biên bản.
Tuần 31
Tiết 145
BIÊN BẢN
S: 
G: 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Hiểu các yêu cầu của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
Nắm được cách viết một biên bản.
B. Chuẩn bị: +GV: Bài soạn + một số biên bản mẫu cho HS xem.
 + HS: Đọc, trả lời câu hỏi SGK (đọc, chuẩn bị trước ở nhà).
C. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của biên bản:
HS đọc thầm hai biên bản (SGK).
H: Hai biên bản trên viết để làm gì? (Ghi chép sự việc đang diễn ra, mới xảy ra).
H: Cụ thể, mỗi biên bản ghi chép sự việc gì?
H: Biên bản cần đạt những yêu cầu gì về nội dung, hình thức?
(Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể; ghi chép trung thực, đầy đủ).
HĐ2: Hướng dẫn HS cách viết biên bản.
Gọi HS đọc lại văn bản của phần I.
H: Biên bản trên gồm có những mục nào? Các mục đó được sắp xếp ra sao? (phần mở đầu – nội dung – kết thúc).
H: Phần mở đầu của văn bản gồm những mục gì?
H: Tên của biên bản được viết như thế nào?
H: Phần nội dung biên bản gồm những mục gì?
Nhận xét cách ghi những nội này trong biên bản? (Ngắn gọn, đầy đủ, chính xác).
H: Phần kết thúc biên bản gồm có những mục nào?
H: Lời văn ghi biên bản phải như thế nào (ngắn gọn, chính xác).
Gọi 1 HS đọc ghi nhớ (SGK).
H: Khi trình bày một biên bản cần lưu ý điều gì?
(Tên quốc hiệu, tên biên bản cần trình bày ra sao? Các mục trong biên bản (khoảng cách giữa các mục) được trình bày ra sao? Các kết quả trình bày bằng số liệu như thế nào?...).
GV kết luận một số điểm cần lưu ý.
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biên bản trên?
(Giống nhau về cách trình bày và các mục (một số mục cơ bản); khác nhau về nội dung cụ thể)
GV khái quát lại toàn bộ kiến thức bài học.
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập.
HS đọc yêu cầu bài tập 1 và đứng tại chỗ trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV sửa, kết luận.
HS đọc bài tập 2, GV nhấn mạnh lại.
HS tập viết (ra nháp).
Gọi 3 em lên bảng trình bày.
HS theo dõi và nhận xét.
GV sửa, cho điểm.
(Nếu không đủ thời gian, cho HS về nhà làm tiếp).
I. Đặc điểm của biên bản:
1. Ví dụ:
Văn bản 1: SGK
Văn bản 2: SGK
2. Nhận xét:
a. Mục đích.
Ghi chép sự việc đang xảy ra, mới xảy ra.
Văn bản 1: Đại hội chi độià Hội nghị.
Văn bản 2: Trả lại phương tiệnà sự vụ.
b. Yêu cầu
Nội dung: Cụ thể, chính xác, trung thực, đầy đủ.
Hình thức: Lời văn ngắn gọn, chặc chẽ, chính xác.
II. Cách viết biên bản:
1. Phần mở đầu
(SGK)
2. Phần nội dung
(SGK)
 3. Phần kết thúc
(SGK)
 * Ghi nhớ (SGK)
III. Luyện tập
Bài 1: Lựa chọn tình huống viết biên bản.
Ghi lại diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội.
Chú công an ghi lại một vụ tai nạn giao thông.
Nghiệm thu phòng thí nghiệm.
 Bài 2: Tập viết biên bản.
Yêu cầu đúng quy định.
E. Dặn dò:
H: Những điều cần lưu ý khi viết một biên bản?
H: Theo em, những mục nào không thể thiếu trong một biên bản?
 - Chuẩn bị soạn bài Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30 NV 9 CT Dphuong.doc