I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Các kiến thức về vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ, tổ chức hành chính của nước ta.
-Củng cố các kiến thức về tài nguyên thiên nhiên khoáng sản Việt Nam và nhận xét về sự phân bố khoáng sản ở nước ta.
2.Kỹ năng:
-Đọc bản đồ, xác định vị trí địa lí nắm vững các kí hiệu khoáng sản, ghi nhớ một số địa danh có khoáng sản trên bản đồ.
3.Thái độ:
Giáo dục học sinh yêu đất nước con người, ý thức giữ gìn tài nguyên khoáng sản của đất nước.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam.
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bảng phụ: 10 loại khoáng sản, 10 kí hiệu khoáng sản vẽ sẵn cắt rời
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số
Tuần :26 Ngày soạn :19/02/2011 Tiết :31 Ngày dạy :22/02/2011 Bài 27 THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ VIỆT NAM (PHẦN HÀNH CHÍNH VÀ KHOÁNG SẢN) I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -Các kiến thức về vị trí địa lí phạm vi lãnh thổ, tổ chức hành chính của nước ta. -Củng cố các kiến thức về tài nguyên thiên nhiên khoáng sản Việt Nam và nhận xét về sự phân bố khoáng sản ở nước ta. 2.Kỹ năng: -Đọc bản đồ, xác định vị trí địa lí nắm vững các kí hiệu khoáng sản, ghi nhớ một số địa danh có khoáng sản trên bản đồ. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu đất nước con người, ý thức giữ gìn tài nguyên khoáng sản của đất nước. II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: -Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam. -Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bảng phụ: 10 loại khoáng sản, 10 kí hiệu khoáng sản vẽ sẵn cắt rời III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra 15 phút. Câu hỏi: Em hãy nêu vị trí, giới hạn phần đất liền của lãnh thổ nước ta. Đáp án : Phần đất liền của nước ta có diện tích 329314km2 Phía Bắc giáp Trung Quốc Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông Phía Tây Nam giáp Căm-pu-Chia Phía Tây Bắc giáp Lào. Với các tọa độ địa lý trên đất liền. Điểm cực Bắc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Điểm cực Nam xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Điểm cực Tây Xã Sín Thầu, Huyện Mường Nghé, Tỉnh Điện Biên. Điểm cực Đông xã Vạn Thanh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. III. TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ. Sau khi kiểm tra tại khối 8 lớp 8A1, 8A2, 8A3, kết quả đạt được như sau: Lớp Số bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 8A1 8A2 8A3 Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra. Xếp loại Tổng số học sinh Tỷ lệ (%) Giỏi (9 – 10) Khá (7 – 8) Trung bình (5 – 6) Yếu (<5) Trên trung bình(>5) 3. Bài thực hành. Bài tập 1: Xác định vị trí và tọa độ địa lý a, Xác định tọa độ các điểm cực 1. Nội dung: Xác định vị trí, tọa độ địa lý các điểm cực Bắc Nam Đông Tây của lãnh thổ Việt Nam. 2. Tiến hành hoạt động. Cá nhân / Cả lớp Bước 1: Sử dụng bảng 23.2 để tìm các điểm cực trên bản đồ hành chính Việt Nam Bước 2: Yêu cầu Hs lên xác định các điểm cực trên bản đồ treo tường. Gv giúp học sinh nhớ địa danh các điểm cực với các đặc trung riêng. Điểm cực Bắc. H23.1. lá cờ tổ quốc tung bay. Điểm cực Nam. H23.3. Đất mũi- rừng ngập mặn xanh tốt. Điểm cực Tây núi Khoan La San- Ngã ba Biên giới Việt – Trung- Lào Điểm cực Đông- mũi Đôi bán đảo hòn Gốm Chắn vịnh Văn phong đẹp nổi tiếng. b, Xác định vị trí địa lý địa phương. 1. Nội dung. Dựa trên bản đồ hành chính Việt Nam xác định vị trí địa phương 2. Tiến hành hoạt động. Nhóm nhỏ Gv hướng dẫn Hs xác định tọa độ địa lý của vùng hoặc địa phương em sống. Bài tập 2: Lập bảng thống kê các tỉnh thành phố theo mẫu. 1. Nội dung. Thống kê các tỉnh ven biển, nội địa, biên giới với Trung quốc, Lào, Cam-pu-chia. 2. Tiến hành. Theo nhóm/ Theo tổ Bước 1: Mỗi nhóm thống kê một loại tỉnh theo yêu cầu của nội dung Sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam và bảng 23.1 trang 83. Bước 2: Yêu cầu các nhòm trình bày kết quả và điền vào bảng thống kê theo mẫu Gv chuẩn bị sẳn Bước 3: Địa phương em thuộc loại tỉnh nào, thành phố có đặc điểm vị trí địa lý như thế nào. Bài tập 3: Đọc bản đồ khoáng sản Việt Nam. Nội dung. Học sinh ôn lại ký hiệu 10 khoáng sảnchính theo mẫu thống kê trang 100 trên bản đồ khoáng sản treo tường. Tiến hành. Cá nhân Bước 1: Gọi Hs lên bảng vẽ 10 ký hiệu khoáng sản theo yêu cầu của Gv. Bước 2: Lần lượt tìm nơi phân bố chính của10 loại khoáng sản trên bản đồ khoáng sản Việt Nam. Bước 3: Vẽ lại ký hiệu và ghi vào vở nơi phân bố của 10 loại khoáng sảnchính theo mẫu thống kê trang 100 Bước 4: Gv kiểm tra đánh giá một số nhóm. * Nhận xét sự phân bố của khoáng sản. 4. Kết luận, đánh giá. * Thu bản đồ của các em đã làm chấm và cho điểm. 5. Hoạt động nối tiếp. - Về nhà học bài ôn tập từ bài 15 đến bài 26 IV. PHỤ LỤC Tuần :26 Ngày soạn :19/02/2011 Tiết :32 Ngày dạy :22/02/2011 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa lại các kiến thức đã học để học sinh nắm được một cách tổng quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế chính trị các nước ĐNÁ.Vị trí địa lí tài nguyên khoáng sản Việt Nam. - Biết vận dụng các kiến thức đó để làm các ccâu hỏi ôn tập 2.Về kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng phân tích các vấn đề địa lý. - Rèn luyện kĩ năng làm mội số câu hỏi ôn tập hoàn chỉnh 3.Về thái độ : Giáo dục học sinh tính tự giác học tập.Ý thức vươn lên trong cuộc sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Phóng lớn sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số. 8A1.......................8A2.......................8A3................................ 2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 3. Tiến trình bài ôn tập. Câu 1: Nhắc lại vị trí giới hạn của khu vực Đông Nam Á. a. Vị trí địa lý: - Cực Bắc khoảng : 28,50B - Cực Nam khoảng: 10,50N - Cực Đông khoảng: 1400Đ - Cực Tây khoảng: 1070Đ b. Giới hạn:ĐNÁ gồm hai bộ phận phần đất liền và phần hải đảo * Phần đất liền còn gọi là bán đảo Trung Ấn: - Phía Bắc tiếp giáp Trung Quốc - Phía Tây tiếp giáp Nam Á. - Phía Nam tiếp giáp Đại lục Ôxtrâylia - Phía Đông tiếp giáp Thái Bình Dương * Phần hải đảo còn gọi là quần đảo Mã Lai. Câu 2: Nêu vị trí đặc điểm của 3 đới khí hậu trên trái đất. - Nhiệt đới: nằm từ :00 – 300 Nhiệt độ luôn trên 270C. Lượng mưa trên 1000mm. - Ôn đới: nằm từ : 300 – 600 khì hậu mang tính chất chuyển tiếp ôn hòa mát mẽ.thời tiết thất thường. - Hàn đới : nằm từ : 600 – cực. Khí hậu cực kỳ khắc nghiệt. Lạnh quanh năm. Câu 3: Nêu các đặc điểm chính trong giai đoạn Cổ kiến tạo - Gồm hai đại cổ sinh và trung sinh. Cách đây 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm. -Nền mãng Bắc Trường Sơn, Đông Bắc, Đông Nam Bộ -Có nhiều cuộc tạo núi lớn phần lớn lãnh thổ nước ta tạo thành đất liềnàtạo nhiều núi đá vôi và than đá ở miền Bắc. - Sinh vật + Đại cổ sinh. Không có sinh vật trên cạn do lớp vỏ thạch quyển còn biến đổi. Sinh vật chủ yếu là dương xỉ chưa có thực vật thân gổ. + Đai trung sinh: Sinh vật phát triển mạnh là thời kỳ cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Câu 4: Giai đoạn Tân kiến tạo đã tác động gì đến địa hình ngày nay? Đặc điểm sinh vật trong giai đoạn này. *Trong giai đoạn này xãy ra vận động tạo núi Hy-ma-lay-a. Đây là vận động tạo núi xãy rất mạnh mẽ trên thế giới. Tuy nhiên so với thế giới thì vận động này xãy ra ở Việt Nam yếu hơn do - Việt Nam nằm xa trung tâm vận động. - Lãnh thổ Việt Nam đã được tạo lập vững chắc trong các giai đoạn trước. *Tuy nhiên vận đông này hện nay vẫn còn xãy ra và còn làm thay đổi bề mặt địa hình như: - Quá trình nâng cao địa hình làm cho núi non sông ngòi trẻ lại. -Các cao nguyên đồng bằng phù sa trẻ hình thành. -Biển Đông mở rộng và tạo ra các mỏ (Bô xít, dầu khí, than bùn) Sinh vật: -Sinh vật phát triển hoàn thiện, phong phú đa dạng. -Loài người xuất hiện. Câu 5: Yêu cầu Hs về nhà học thuộc tọa độ địa lý các điểm cực trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam. Câu 6: Sự hình thành các vùng mỏ việt Nam trong giai đoạn Tân kiến tạo. Câu 7: Tình hình khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay như thế nào? Cần phải làm gì để bảo vên tài nguyên khoáng sản tốt hơn? - Khai thác ồ ạt bất hợp lýà ô nhiễm môi trường, tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt. Biện pháp: Khai thác hợp lý. Nâng cao ý thức của người dân. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Thực hiện nghiêm chỉnh luật khoáng sản. 4. Kết luận, đánh giá. - Gv chốt lại các nội dung chính một lần nữa. 5. Hoạt động nối tiếp. - * Về nhà học kỹ các nội dung đã ôn tập. Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tới. IV. PHỤ LỤC
Tài liệu đính kèm: