Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 43: Kiểm tra văn

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 43: Kiểm tra văn

I. MỤC TIÊU : Giúp HS

 - Hệ thống toàn bộ kiến thức về thể loại văn học dân gian, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ,ngũ ngôn tứ

 tuyệt , cùng các tác giả văn học khác .

 - Rèn luyện kĩ năng tư duy của HS và cách làm bài trắc nghiệm.

 - HS hiểu được truyền thống dân tộc và bồi dưỡng HS tình qêu quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ :

 GV. Ra đề, đáp án, biểu điểm.

 HS. Ôn tập bài cũ.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Bài mới . GV phát đề kiểm tra cho HS.

 - GV nêu yêu cầu chung của tiết kiểm tra .

 - HS làm bài nghiêm túc, không trao đổi quay cóp.

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 43: Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 Tuần 11
Ngày dạy :	 Tiết 43
KIỂM TRA VĂN
I. MỤC TIÊU : Giúp HS
 - Hệ thống toàn bộ kiến thức về thể loại văn học dân gian, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ,ngũ ngôn tứ 
 tuyệt , cùng các tác giả văn học khác .
 - Rèn luyện kĩ năng tư duy của HS và cách làm bài trắc nghiệm.
 - HS hiểu được truyền thống dân tộc và bồi dưỡng HS tình qêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ :
 GV. Ra đề, đáp án, biểu điểm. 
 HS. Ôn tập bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới . GV phát đề kiểm tra cho HS.
 - GV nêu yêu cầu chung của tiết kiểm tra .
 - HS làm bài nghiêm túc, không trao đổi quay cóp.
4 CỦNG CO Á:
 - Giáo viên thu bài, kiểm tra số lượng bài kiểm tra.
 - Nhận xét, đánh giá tiết kiểm tra.
5. DẶN DÒ :
 - Chuẩn bị bài mới : TỪ ĐỒNG ÂM.
 + Tìm hiểu và chiếm lĩnh khái niệm từ đồng âm.
 + Cách sử dụng từ đồng âm.
 + Đọc ghi nhớ, xem phần luyện tập.
Trường TH CS Phan Bội Châu KIỂM TRA 1 TIẾT 
Lớp:7A Môn :Ngữ văn
Họ và tên: 
Điểm
Lời phê của giáo viên :
GV coi kiểm tra :
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)
	Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất :
Câu 1: Những sáng tác kết hợp giữa thơ và nhạc dân gian là khái niệm của:
	A. Dân gian 	 B. Ca dao dân ca C. Tục ngữ D. Ca dao
Câu 2: Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác định nghĩa của ca dao dân ca:
	A. Đó là tác phẩm văn học truyền miệng.	
 B. Đó là bản nhạc truyền tụng lâu đời.
	C. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.
	D. Đó là những bài hát, bài thơ trữ tình dân gian .
Câu 3: Câu ca dao “Hòn đất mà biết nói năng
 Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn” thuộc chủ đề nào :
	A.Câu hát than thân 	B. Câu hát châm biếm
 C.Câu hát về tình cảm gia đình	D. Câu hát về tình yêu 
Câu 4: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước thường:
	A. Tả cảnh đẹp của quê hương đất nước	B. Gợi nhiều hơn tả 
 C. Hãy nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc, tinh tế: cảnh trí, 
 lịch sử văn hoá của từng địa danh.
	D. Cả ba ý a,b,c, đều đúng 
 Câu 5: Thể loại nào dưới đây là đặc điểm của một loại thơ Đường?
	A. Ngữ ngôn tứ tuyệt	 B. Thất ngôn tứ tuyệt	C. Thất ngôn bát cú	 D. Cả ba ý trên 
Câu 6: Người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là doanh nhân văn hoá thế giới 
 vào năm 1980 là:
	A. Nguyễn Du 	B. Nguyễn Trãi	C. Hồ Chí Minh	D. Trần Nhân Tông
Câu 7: Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là văn bản nhật dụng?
	A. Mẹ tôi	B.Côn Sơn Ca	 C.Qua Đèo Ngang	 D. Sau phút chia ly
Câu 8 : Ý nghĩa của bài “Sông núi nước Nam” là:
A.Lời tuyên bố chủ quyền của đất nước vàkhẳng định không thế lực nào được xâm 
 phạm đến .
	B.Khẳng định chủ quyền của nước Nam.
	C. Được xem là bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta.
	D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 9: Dòng nào dịch nghĩa của câu thơ “ Hương âm vô cải, mấn mao tồi” ?
A.Rời nhà lúc còn trẻ, già mới quay về.	B.Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
C.Trẻ con gặp mặt, không quen biết. 	D.Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
Câu 10: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là:
	A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê.	
B. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi .
	C. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương .
	D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành.
Câu 11. Chọn các từ cho sau đây : đau khổ, độ lượng, tái hiện, loạn li, nhân đạo, vị tha,
 bao dung điền vào chỗ tróng để hoàn thành câu nhận xét về bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị 
 gió thu phá” ( Đỗ Phủ).
 “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã  bức tranh sinh động về cảnh 
 ngộ  của bản thân nhà thơ trong cảnh  Nhưng điều đáng quý nhất là vượt lên 
 trên cảnh ngộ cá nhân, bài thơ đã bộc lộ tinh thần và lòng  cao cả.
I. TỰ LUẬN: ( 5 điểm)	
Câu 1: (1 điểm) Em hãy diền vào chỗ trống những câu thơ trong bài thơ “Bánh trôi nước”
 phản ánh vẻ đẹp,phẩm chất của người phụ nữ.
.
 Câu2: (2 điểm) Chép lại câu cuối cùng của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”và nêu nội dung ý nghĩa
 câu thơ đó. Từ đó nêu suy nghĩ của em về tình bạn.
Câu 3: (4 điểm) Chép thuộc bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
 Trình bày vài nét tiêu biểu về nhà thơ Hạ Tri Chương và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN VĂN 7A.
I TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
	1B	2C	3B	4D	5D	6B	7A	8A	9B	10C
 Riêng câu 11 được 0,5 điểm : Thứ tự các từ là : Tái hiện, đau khổ, loạn li, nhân đạo, vị tha.
II.TỰ LUẬN: (7 diểm)
1.	Thân em vừa trắng lại vừa tròn ( 1 điểm)	
	Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
	Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
2. - Câu cuối bài thơ “Bạn đến chơi nhà”:”Bác đến chơi đây ta với ta”
 Tình bạn cao hơn vật chất.Dù vật chất có thiếu hoặc không đầy đủ,thì bạn bè vẫn quý mến 
 nhau,vẫn vui khi gặp gỡ.( 1 điểm)
 - HS tự nêu suy nghĩ của em về tình bạn. ( 1 điểm )
Gợi ý: Một tình bạn đậm đà,hồn nhiên,dân dã,bất chấp mọi điều kiện. (1 điểm) 
3. - HS chép thuộc bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (1 điểm)
 - Hạ Tri Chương( 659-744).Tự Quý Chân,hiệu Tứ Minh cuồng khách.Quê Vĩnh Hưng
 (Nay thuộc huyện Tiêu Sơn,Chiết Giang,Trung Quốc).
 Đỗ tiến sĩ năm 695.Sinh sống và làm quan ở kinh đô Trường An. (1 điểm).
 - Hoàn cảnh sáng tác: Trên 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An. Năm 744,lúc 86 tuổi,
 - Hạ Tri Chương về quê.Nhưng khi về tới quê hương không ai nhận ra ông.Vì vậy ông đã sáng
 tác bài thơ này. (1 điểm)
Trường TH CS Phan Bội Châu KIỂM TRA 1 TIẾT 
Lớp:7B Môn :Ngữ văn
Họ và tên: 	
Điểm
Lời phê của giáo viên :
GV coi kiểm tra :
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất :
Câu 1: Những sáng tác kết hợp giữa thơ và nhạc dân gian là khái niệm của:
	A. Dân gian 	 B. Ca dao dân ca C. Tục ngữ D. Ca dao
Câu 2: Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác định nghĩa của ca dao dân ca:
	A. Đó là tác phẩm văn học truyền miệng.	
B. Đó là bản nhạc truyền tụng lâu đời.
	C. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.
	D. Đó là những bài hát, bài thơ trữ tình dân gian .
Câu 3: Câu ca dao “Hòn đất mà biết nói năng
 Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn” thuộc chủ đề nào :
	A.Câu hát than thân 	B. Câu hát châm biếm
 C.Câu hát về tình cảm gia đình	D. Câu hát về tình yêu 
Câu 4: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước thường:
	A. Tả cảnh đẹp của quê hương đất nước	B. Gợi nhiều hơn tả 
 C. Hãy nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc, tinh tế: cảnh trí, 
 lịch sử văn hoá của từng địa danh.
	D. Cả ba ý a,b,c, đều đúng 
 Câu 5: Thể loại nào dưới đây là đặc điểm của một loại thơ Đường?
	A. Ngữ ngôn tứ tuyệt	 B. Thất ngôn tứ tuyệt	C. Thất ngôn bát cú	 D. Cả ba ý trên 
Câu 6: Người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là doanh nhân văn hoá thế giới vào năm 1980 là:
	A. Nguyễn Du 	B. Nguyễn Trãi	C. Hồ Chí Minh	D. Trần Nhân Tông
Câu 7: Trong các văn bản dưới đây văn bản nào là văn bản nhật dụng?
	A. Mẹ tôi	B.Côn Sơn Ca	 C.Qua Đèo Ngang	 D. Sau phút chia ly
Câu 8 : Ý nghĩa của bài “Sông núi nước Nam” là:
A.Lời tuyên bố chủ quyền của đất nước vàkhẳng định không thế lực nào được xâm phạm đến .
	B.Khẳng định chủ quyền của nước Nam.
	C. Được xem là bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta.
	D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 9: Dòng nào dịch nghĩa của câu thơ “ Hương âm vô cải, mấn mao tồi” ?
A.Rời nhà lúc còn trẻ, già mới quay về.	B.Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
C.Trẻ con gặp mặt, không quen biết. 	D.Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
Câu 10: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là:
	A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê.	
B. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi .
	C. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương .
	D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành.
Câu 11. Chọn các từ cho sau đây : đau khổ, độ lượng, tái hiện, loạn li, nhân đạo, vị tha,
 bao dung điền vào chỗ tróng để hoàn thành câu nhận xét về bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị 
 gió thu phá” ( Đỗ Phủ).
 “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã  bức tranh sinh động về cảnh 
 ngộ  của bản thân nhà thơ trong cảnh  Nhưng điều đáng quý nhất là vượt lên 
 trên cảnh ngộ cá nhân, bài thơ đã bộc lộ tinh thần và lòng  cao cả.
II. TỰ LUẬN: (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Trong ca dao,người nông dân thời xưa hay mượn hình ảnh của con cò để diễn tả 
 cuộc đời,thân phận của mình.Em hãy điền vào chỗ trống 2 bài ca dao có hình ảnh con cò mang 
 nội dung tương tự.
.
Câu 2: (5 diểm) Chép thuộc bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.”
 Trình bày vài nét tiêu biểu về nhà thơ Hạ Tri Chương và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN VĂN 7B
I TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
	1B	2C	3B	4D	5D	6B	7A	8A	9B	10C
 Riêng câu 11 được 0,5 điểm : Thứ tự các từ là : Tái hiện, đau khổ, loạn li, nhân đạo, vị tha.
II. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm)
1. HS chép thuộc 2 bài ca dao có hình ảnh con cò đúng,đầy đủ thì mỗi bài được 1 điểm.( 2 điểm)
2. – Chép thuộc bài thơ phần phiên âm và phần dịch thơ. (3 điểm)
 - Hạ Tri Chương(659-744).Tự Quý Chân,hiệu Tứ Minh cuồng khách.Quê Vĩnh Hưng,
 (Nay thuộc huyện Tiêu Sơn,Chiết Giang,Trung Quốc).
 Đỗ tiến sĩ năm 695.Sinh sống và làm quan ở kinh đô Trường An. (1 điểm)
Hoàn cảnh sáng tác: Trên 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An.Năm 744,lúc 86 tuổi,Hạ Tri 
 Chương về quê .Nhưng khi về tới quê hương không ai nhận ra ông.Vì vậy ông đã sáng tác bài 
 thơ này. (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 43.doc