Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 44: Từ đồng âm

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 44: Từ đồng âm

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

- Hiểu thế nào là từ đồng âm.

- Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.

- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ

- Học sinh: Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số

2. KTBC: (4) - Thế nào là từ trái nghĩa. Cho ví dụ cụ thể.

 - Nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

Nếu như các em đã được học từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Thì hôm nay các em sẽ được biết thêm một loại từ, nghĩa của nó khác xa nhau nhưng lại phát âm giống nhau. Vậy đó là từ gì?

Nhờ đâu ta có thể xây dựng được nghĩa của nó. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được những thắc mắc đó.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 44: Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/11/2008 Tuần 11
Ngày dạy : 21- 24/11/2008 Tiết 44
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
- Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ
- Học sinh: Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số
2. KTBC: (4’) - Thế nào là từ trái nghĩa. Cho ví dụ cụ thể.
	 - Nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Nếu như các em đã được học từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Thì hôm nay các em sẽ được biết thêm một loại từ, nghĩa của nó khác xa nhau nhưng lại phát âm giống nhau. Vậy đó là từ gì?
Nhờ đâu ta có thể xây dựng được nghĩa của nó. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được những thắc mắc đó.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
14’
6’
15’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM.
HS. Đọc ví dụ phần I.1.SGK 135.
GV. Ghi ví dụ SGK vào bảng phụ.
H. Nghĩa của 3 từ “lồng” trong 3 câu trên có liên quan 
 gì đến nhau không?
HS . Giải thích nghĩa của 3 từ “lồng” trên.
H. Ba từ “lồng” trong 3 ví dụ trên được phát âm như 
 thế nào?
H. Từ các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ đồng âm?
H. Em hãy lấy ví dụ về từ đồng âm?
GV đưa ra bài tập bổ trợ. (Bảng phụ)
* Ví dụ 1: “Bà già đi chợ cầu đông
Bói xem một vẻ có chồng lợi chăng?
 1
	Thầy bói xem vẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”
 2 3
H. Những từ “lợi” trên có giống nhau không?
HS. Lợi 1: TT, lợi 2 + 3: DT
 Þ Không phải là từ đồng âm.
H. Từ nhiều nghĩa khác với từ đồng âm ở chỗ nào?
HOẠT ĐỘNG 2.HDHS CÁCH SỬ DỤNG TỪ
 ĐỒNG ÂM 
HS. Đọc yêu cầu 2.SGK
H. Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các
 từ “lồng” trong 3 ví dụ trên?
HS. Lấy ví dụ để phân tích.
HS thảo luận CH sau:
H. Câu “Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh
 có thể hiểu thành mấy nghĩa?
HS. 2 nghĩa: (1) kho: chế biến thức ăn.
 (2) kho: để chứa cá.
H. Em hãy thêm vào câu trên một vài từ để câu 
 trở thành đơn nghĩa?
H. Để tránh hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra 
 ta cần chú ý điều gì khi giao tiếp?
HS. Đọc ghi nhớ SGK/136
HOẠT ĐỘNG 3. HD LÀM BÀI TẬP
Bài tập 1:
HS. Đọc yêu cầu bài tập 1
HS làm, trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2. 
 HS thảo luận, làm vào bảng phụ, trình bày.
 HS và GV: Theo dõi nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3/136
 Đặt câu với mỗi từ cặp từ đồng âm.
HS. Đọc mẫu chuyện ở Bài tập 4. 
 Thảo luận câu hỏi SGK, và cử đại diện nhóm
 trình bày.
GV .Nhận xét, kết luận:
Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh mà hỏi anh chàng nọ rằng: “Vạc của ông hàng xóm là vạc đồng cơ mà” thì anh chàng nọ sẽ phải chịu thua.
I. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG
 ÂM:
1. Nghĩa của các cặp từ. 
 (Bảng phụ)
a. Con ngựa đang đứng bổng 
 nhiên lồng lên.
 à Động tác nhảy lên của con 
 ngựa.
b. Tôi lồng ruột chăn bông vào
 vỏ chăn.
 à Chỉ động tác cho cái nọ vào
 cái kia.
c. Mua được con chim bạn tôi 
 nhốt ngay nó vào lồng.
 à Danh từ, chỉ đồ vật thường 
 dùng làm bằng tre nứa, kim loại 
 để nhốt vật nuôi như: gà, vịt
 Þ Phát âm giống nhau nhưng
 nghĩa khác nhau.
* GHI NHỚ .SGK/135
Ví dụ: 
 Đường ăn – đường đi
 Cá thu – thu tiền
 Than củi – than thở
II. CÁCH SỬ DỤNG TỪ 
 ĐỒNG ÂM
1. Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp để phân biệt nghĩa của từ đồng âm.
*Ví dụ: 
“Con kiến bò, đĩa thịt bò”.
 + Bò (1) : ĐT chỉ hoạt động 
 con kiến.
 + Bò (2) : DT chỉ thịt của con 
 bò.
2. Ví dụ:
“Đem cá về kho”
(1) Đưa cá về mà kho 
 (hoạt động nấu).
(2) Đưa cá về nhập kho 
 (kho chứa đựng)
Þ Cần chú ý đến ngữ cảnh 
 giao tiếp để tránh hiểu sai về 
 nghĩa của từ do hiện tượng 
 đồng âm.
* GHI NHỚ .SGK/136
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1/136: Tìm từ đồng âm.
 Cao (1) : Chiều cao, 
 Cao (2) : Cao đẳng.
 Tranh (1) : Nhà tranh, 
 Tranh (2) : Tranh cãi.
 Nam (1) : Phương Nam, 
 Nam (2) : Nam giới.
 Sang (1) : Sang sông, 
 Sang (2) : Sang trọng
 Sức (1) : Sức vóc, 
 Sức (2) : Sức ép.
Bài tập 2:
a).Cổ: 
- Bộ phận của cơ thể nối đầu 
 với thân (khăn quàng cổ, hưu 
 cao cổ)
- Bộ phận của áo yếm hoặc giàu
 bao quanh cổ chân (giày cao 
 cổ, cổ áo)
- Chỗ eo ở phần đầu của 1 số đồ 
 vật (cổ chai, hũ rượu, dưới cổ)
Þ Nó có mối liên hệ ngữ nghĩa 
 nhất định: Có nét nghĩa chung: 
 bộ phận nối đầu – thân.
b. Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ”
Ví dụ: 
Cổ đại: thời đại xưa nhất trong lịch sử”
Bài tập 3/136: Đặt câu
- Chúng tôi ngồi vào bàn để bàn bạc.
Bài tập 4/136
Anh chàng hàng xóm đã sử dụng biện pháp dùng từ ngữ đồng âm để lấy lí do không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.
4. CỦNG CỐ: (3’)
- Thế nào là từ đồng âm.
- Khi sử dụng từ đồng âm ta cần chú ý đến điều gì?
5. DẶN DÒ: (2’)
- Nắm vững thế nào là từ đồng âm? Phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. 
 Hoàn thành các bài tập.
- HD LÀM BÀI KIỂM TRA VĂN.
- Chuẩn bị: “CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM”
+ Đọc bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” .Nêu ý nghĩa của chúng trong bài thơ.
+ Đọc các đoạn văn SGK. Và trả lời câu hỏi dưới mỗi đoạn văn.
+ Đọc ghi nhớ + phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 44.doc