Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 57: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 57: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học

I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Hiểu,vận dụng được những kiến thức về văn biểu cảm,cách bộc lộ thái độ và tình cảm trong

 văn biểu cảm đẻ tạo lập văn bản biểu cảm.

- Luyện tập trình bày những cảm nghĩ về một TPVH cụ thể.

- HS thấy được nét đẹp và phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan,trong sáng trong thơ văn của

 Hồ Chí Minh.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng

- Học sinh: Học bài, soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC:(2) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 57: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26/112008 Tuần 15
Ngày dạy : 28/11/2008 Tiết 57
LUYỆN NÓI
PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Hiểu,vận dụng được những kiến thức về văn biểu cảm,cách bộc lộ thái độ và tình cảm trong 
 văn biểu cảm đẻ tạo lập văn bản biểu cảm.
- Luyện tập trình bày những cảm nghĩ về một TPVH cụ thể.
- HS thấy được nét đẹp và phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan,trong sáng trong thơ văn của 
 Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Học bài, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC:(2’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS	
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
5’
7’
25’
 HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU KIỂU BÀI PBCN ĐỐI VỚI TPVH.
H.Khi đọc TPVH em thường có thái độ gì?
HS.Tự do phát biểu:Thích hoặc chán,say mê 
 hay dửng dưng,phải suy nghĩ hoặc chẳng
 bận tâm nghĩ ngợi gì?
GV gợi ý: Đọc một TP ta có thể thích hặc 
 không thích.Nhưng tại sao người đọc lại 
 có thái độ như vậy?
 + Vì TP hay ,hấp dẫn ,cuốn hút.
 + Vì TP thiết thực,gần gũi.
 + Vì TP khiến emcảm động;day dứt hay 
 trăn trở.
GV giảng: Đúng.Ta có thể thích vì TP hay,
 hấp dẫn,gần gũi với những suy nghĩ,sở thích
 của ta nhưng ta phải thích một cái gì đó cụ
 thể.Có thể thích một nhân vật nào đó trong
 TP;vài chi tiết;sự việc hoặc hình ảnh nào 
 đó;lời thơ,lời văn..
Kết luận: PBCN về TPVH là nói lên cảm xúc
 của người đọc phải bắt nguồn một nhân
 vật,một chi tiết,một hình ảnh,lời thơ,lời 
 văn, ý nghĩa trong VB.
HTrong văn bản PBCN văn tự sự và miêu 
 tả có hay không?Vai trò của 2 loại văn
 bản này là gì?
HS . -Có tự sự và miêu tả lẫn trong văn tự sự.
 -Tự sự có và miêu tả làm phương tiện
 biểu cảm. 
GVKL: PBCN là bày tỏ thái độ ,tình cảm,suy
 nghĩ đối với TPVH một cách cảm tính
 (thích hay không thích).
HOẠT ĐỘNG 2:HDHS CHUẨN BỊ Ở NHÀ
 Trước khi yêu cầu cho HS lập dàn ý cho đề 
 văn ở nhà
GV. Nhấn mạnh những kiến thức cơ bản về 
 kiểu bài này.
H. Bài PBCN có bố cục mấy phần?
 Nội dung chính của từng phần là gì?
GVgợi ý:
 Mở bài:
 - Giới thiệu tác phẩm.
 - Giới thiệu ấn tượng,cảm xúc của bài thơ.
 Thân bài:
 - Cảm nhận về phong cảnh chung của bài 
 thơ thể hiện.
 - Cảm nghĩ cho từng câu thơ,chú ý những 
 hình ảnh,những chi tiết đặc sắc(Chú ý các
 biện pháp so sánh,liên tưởng,tưởng tưởng 
 tượng)
 Kết bài:
 - Aán tượng của tác giả qua bài thơ.
 - Vẻ đẹp giá trị của bài thơ.
Gợi ý cho HS phát biểu bài:
 CẢNH KHUYA 
 RẰM THÁNG GIÊNG
HDHS phát biểu cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya”
Các bước tương tự như phần mở bài ,thân bài HS tự làm.
HOẠT ĐỘNG 3:HS TRÌNH BÀY BÀI NÓI
HS cử đại diện từng nhóm lên trình bày phần 
 chuẩn bị đã thống nhất của nhóm trước tập
 thể.
 - Cả lớp nhận xét và góp ý.
 - GV nhận xét phần trình bày của từng HS lưu
 ý một số điểm:
 + Phát âm đúng:Sửa một số lỗi phát âm cho 
 HS.
 + Sử dụng ngữ liệu linh hoạt,không nên nói 
 đều đềutừ đầu đến cuối.
 + Kết hợp ngữ điệu nói với ánh mắt,nét 
 mặt,cử chỉ thật tự nhiên ,sinh động.
 + Lời nói khi mở đầu và kết thúc bài nói
 (Thưa gửi khi mở đầu,cảm ơn kết thúc )
I.ĐỀ BÀI:
Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Hồ Chí Minh mà em đã học.
RẰM THÁNG GIÊNG
Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm:
 +”Rằm” là một bài thơ
 +Bài thơ được Chủ tịch Hồ 
 Chí Minh viết vào thời kì
- Giới thiệu ấn tượng cảm xúc:
 + Đọc bài thơ ,em thấy
 + Bài “Rằm” sâu sắc và thú
 vị vì  
Thân bài:
- Dòng sông,mặt nước ,con thuyền bồng
 bềnh,lắc lư lư hư hư,thực thực.Vẻ đẹp 
 huyền ảo,đầy sức sống..
- Con thuyền chở đầy ánh trăng..
- Giữa cảnh thiên nhiên sông nước ấy là
 một phong thái ung dung tự tại,lạc 
 quan của Bác.
Kết bài:Chọn một trong những cách 
 kết bài sau:
- Qua bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là một
 người lạc quan yêu đời
- Bài thơ cho thấy Bác Hồ một nhà cách
 mạng ,một nhà thơ
- Đọc bài thơ ta thấy Bác Hồ là một 
 nghệ sĩ yêu cái đẹp và sáng tạo cái 
 đẹp cho đời
CẢNH KHUYA
Thân bài:
- Có thể hình dung khung cảnh một 
 đêm trăng huyền ảo giữa rừng Việt 
 Bắc,đồng thời thấy Bác là một người
 giàu lòng yêu nước nồng nàn,có tình 
 yêu thiên nhiên tha thiết.
- Chi tiết này gây chú ý trong bài thơ 
 trước hết là sự thể hiện âm thanh tiếng
 suối thật lạ”Tiếng suối.hát xa”. Và 
 sắc thái lung linh huyền ảo của ánh 
 trăng xuyên thấm hồn tạo vật “Trăng
 lồngngười chưa ngủ”.
- Thú vị hơn là cảnh kết thúc bất ngờ
 của bài thơ”Chưa ngủ vì lo nỗi nước 
 nhà”.
II.TRÌNH BÀY BÀI NÓI
4. CỦNG CỐ: ( 3’) 
GV chốt: Muốn bài nói có hiệu qủa,ta cần phải:Đọc kĩ toàn bộ TPVH
;Chuẩn bị kĩ dàn ý;khi nói phải luôn chú ý theo dõi,quan sát thái độ của người nghe để kịp thời điều chỉnh cách nói.
5. DẶN DÒ: ( 2’)
 - Bài tập về nhà:Chuyển bài văn nói thành bài văn viết hoàn chỉnh.
 - Ôn tập kĩ những kiến thức đã học về văn biểu cảm.
 + Chú ý các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
 - Tiết sau KIỂM TRA BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 57.doc