Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 61: Chơi chữ

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 61: Chơi chữ

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu:

- Hiểu thế nào là chơi chữ.

- Hiểu được một số lối chơi chữ thường gặp.

- Bứoc đầu cảm thụ cái hay của phép chơi chữ và biết vận dụng biện pháp chơi chữ trong

 giao tiếp hằng ngày.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ

- Học sinh: Soạn bài+Sưu tầm một số câu thơ,câu đối có sử dụng hình thức

 chơi chữ.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số

2. KTBC: (4)

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 61: Chơi chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 1/122008 Tuần 16
Ngày dạy : 3/12/2008 Tiết 61
CHƠI CHỮ
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh hiểu:
- Hiểu thế nào là chơi chữ.
- Hiểu được một số lối chơi chữ thường gặp.
- Bứoc đầu cảm thụ cái hay của phép chơi chữ và biết vận dụng biện pháp chơi chữ trong 
 giao tiếp hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ
Học sinh: Soạn bài+Sưu tầm một số câu thơ,câu đối có sử dụng hình thức 
 chơi chữ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số 
2. KTBC: (4’)
 1. Em hiểu thế nào là hiện tượng đồng âm? Cho VD. 
 (Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau,không liên quan gì 
 đến nhau.VD: Đường (đường ăn) với (đường đi) ;Than (than củi) với (than thở).
 2.Thế nào là điệp ngữ? Nêu tác dụng của điệp ngữ?
 (Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngư õ(hoặc cả một câu) để làm 
 nổi bật ý,gây cảm xúc mạnh.Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ;từ ngữ lặp lai gọi 
 là điệp ngữ).
 -Điệp ngữ có mấy dạng? Ví dụ.(Điệp ngữ cách quãng,điệp ngữ nối tiếp,điệp ngữ 
 chuyển tiếp( điệp ngữ vòng) .
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
 Trong đời sống,đôi lúc để tăng sức dí dỏm,hài hước,hoặc để tăng thêm phần hấp dẫn ,thú vị người ta dùng lối chơi chữ.Vậy chơi chữ không phải là công việc của văn chương mà còn mang lại điều thú vị trong đời sống hàng ngày.Như vậy chơi chữ là gì? Để giúp các em hiểu thế nào là chơi chữ và cách sử dụng nó trong đời sống,chúng ta hãy cùng tìm hiểu phép “chơi chữ”.g thêm phần hấp dẫnaài hước,tăng i) ;Than (than thở) với (than thở)ngày.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
8’
12’
15’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM
GV. Ghi ví dụ SGK/163 lên bảng.
HS: Đọc ví dụ.
H. Dựa vào kiến thức đã học ở bài “Từ đồng
 âm”,em có nhận xét gì về nghĩa của các từ
 “lợi” trong bài ca dao?
GV lưu ý HS: Phải đặt từ “lợi” vào ngữ cảnh cụ 
 thể(Lấy chồng lợi chăng – Lợi thì có lợi nhưng 
 răng không còn.)
CH gợi ý: 
H. Nghĩa của từ “lợi” có giống nhau không?Vậy 
 khác nhau ở chõ nào?
H. Theo em từ “lợi ” theo ý của bà già có nghĩa 
 là gì?
HS. Lấy chồng có lợi hay không?Lợi có nghĩa là 
 thuận lợi,lợi lộc.
H. Thầy bói có trả lời theo ý của bà già hay 
 không? “Lợi” ở đây có nghĩa là gì?
H. Việc sử dụng từ “lợi” ở câu cuối bài ca dao là 
 dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?
GV nhấn mạnh: Dựa trên hiện tượng đồng âm hay
 còn gọi là nghệ thuật “đánh tráo ngữ nghĩa” 
 trong những cách chơi chữ thường được sử dụng 
 trong ca dao . = > Chơi chữ đồng âm.
H. Việc sử dụng từ “lợi” như vậy có tác dụng gì? 
H. Tại sao câu phán đoán của thầy bói lại có 
 phần hài hước, dí dỏm ,trêu chọc?
HS. + Hài hước: Lợi ích mà hiểu là lợi răng.
 + Trêu chọc: Nếu lấy chồng thì chỉ còn lợi 
 răng.Nghĩa là bà đã quá già rồi, còn nghĩ đến 
 chuyện chồng con làm gì nữa.
GV nhấn mạnh: Cách sử dụng từ ngữ như trong bài
 ca dao trên người ta gọi là chơi chữ.
H. Vậy em hiểu thế nào là chơi chữ và tác dụng 
 của nó?
HS. Rút ra khái niệm và tác dụng.Ghi nhớ/164 
GV mở rộng VD: Trùng trục như con bò thui
 Chín mắt,chín mũi,chín đuôi,chín đầu.
H. Câu này chơi chữ nào?Dựa trên hiện tượng gì?
HS.Chữ chín.Chín ở đây không phải là con số 9 mà
 là “thui chín”.Dựa trên hiện tượng đồng âm.
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU CÁC LỐI CHƠI CHỮ:
HS. Quan sát ví dụ SGK/164 (Bảng phụ)
H. Từ “ranh tướng” gần âm với từ nào?
H. Vậy em có nhận xét gì từ “ ranh tướng” được 
 viết đặt vào trong dấu ngoặc kép?
Gợi ý: “Ranh”Trong “ranh tướng”,”nhãi ranh”
 - > Ý coi thường .“Danh tướng” 
 (Danh :Danh tướng,uy danh,danh giá).
H. Việc sử dụng từ ngữ như vậy nhằm mục đích gì?
GV mở rộng: Ngoài ra dùng từ “nồng nặc”
 (chỉ thứ mùi khó chịu) đi với “ tiếng tăm” tạo 
 sự tương phản về nghĩa cũng nhằm châm biếm
 đả kích.
H. Các tiếng trong 2 câu thơ của Tú Mỡ có phần
 nào giống nhau?
HS. Tất cả các tiếng bắt đầu từ phụ âm “m”. 
H. “Cá đối” và “Cối đá” , “mèo cái” và “mái kèo”
 có mối liên quan gì về mặt âm thanh?
H. Tìm các nghĩa khác nhau của từ “sầu riêng” ?
GV gợi ý:
+ Sầu riêng 1: Trạng thái tâm lí tiêu cực (buồn).
+ Sầu riêng 2: Một loại quả có gai to và nhọn,có vị 
 ngọt thơm, trồng nhiều ở Nam Bộ. = > Đồng âm. 
H. Hiện tượng trái nghĩa nào được tạo ra ở câu thơ 
 cuối?
HS.”sầu riêng” trái nghĩa với “vui chung” 
 (Trạng thái tâm lí tích cực,có ý vui chung).
* GV giới thiệu 1 số VD để HS nhận biết 
(Bảng phụ) Hãy chỉ rõ các lối chơi chữ trong các VD sau:
a. S: ồng thì chỉ còn lợi răng- Bà ba bán bánh bèo bên bờ biển.
 - Cô Cẩm cầm cái chổi chọc chú chuột chù 
 chết cứng. = > Điệp phụ âm.
b.Cồn Cỏ có con cá đua là con cua đá.
 Trò chơi – trời cho . = > Nói lái.
c.Da trắng vỗ bì bạch. = > Đồng nghĩa.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?
Gợi ý: Già >< non; non 1: non ,trẻ
 non 2 : núi(Hán Việt)
 núi đồng nghĩa với non.
 = > Chơi chữ đồng âm,đồng nghĩa,trái nghĩa.
e. Vô tuyến truyền hình -> Vô tuyến tàng hình.
 = > Dùng lối nói trại âm (gần âm).
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
 = > Đồng âm khác nghĩa.
H . Như vậy cơ bản có mấy lối chơi chữ ?
HOẠT ĐỘNG 3 TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG
H. Chơi chữ thường được sử dụng trong những trường 
 hợp nào?
HS . Được sử dụng trong cuộc sống thường ngày,trong
 thơ văn,đặc biệt là trong thơ văn trào phúng,câu 
 đối,câu đố.
GV lưu ý HS : Chơi chữ phải phù hợp với hoàn cảnh 
 giao tiếp,tránh lối chơi chữ với dụng ý xấu,đùa giỡn 
 một cách vô ý thức,thiếu văn hoá.
HS tự lấy ví dụ thêm
HOẠT ĐỘNG 4. HDHS LÀM BÀI TẬP
HS. Đọc yêu cầu bài tập 1/165.
HS thảo luận nhóm:đại diện nhóm trình bày.
* Gợi ý:Chơi chữ đồng âm - cả bài thơ hâu như đều 
 nhắc đến tên một loài rắn.
+ Rắn1: Tên 1 loài rắn
 Rắn 2(đầu): Bướng bỉnh,khó bảo.
+ Hổ lửa 1: Tên 1 loài rắn.
 Hổ lửa 2: Chỉ tính cách dữ tợn,bướng bỉnh,nóng nảy
 + Mai gầm 1: Tên một loài rắn.
 Mai: Chỉ ngày mai,thời gian (ngày mai)
 Gầm 2 :(Động từ) chỉ hoạt động phát ra âm thanh.
 + Ráo 1 : Tên một loài rắn.
 Ráo 2 (mép) :Aên nói bao biện,lẻo mép.
 + Lằn  1 :Tên một loài rắn.
 + Lằn 2 : Vết đòn roi hằn trên da thịt.
 + Hổ mang : Tên một một loài rắn.
 Hổ : Hổ thẹn ,xấu hỏi.
HS. Đọc yêu cầu bài tập 2/165 
 Trả lời,GV nhận xét bổ sung.
Bài tập 3/165.GV cho HS Về nhà tự sưu tầm và 
 báo cáo kết quả trong tiết ”Luyện tập sử dụng từ”.
Bài tập 4/165. HS phân tích lối chơi chữ trong bài
 thơ của Bác Hồ.
GV.Giải thích nghĩa của thành ngữ Hán Việt.
 + Từ thuần Việt: Cam (trái cam - DT),
 Khổ (khổ đau)
 + Đồng âm với từ Hán Việt: Khổ (đắng) ,tận (hết) , 
 cam (ngọt) ,lai (đến).
Bài tập bổ sung: Chơi trò trả lời câu đố,câu đố có 
 vận dụng lối chơi chữ?
Trên trời rớt xuống mau co là gì? (Mo cau)
Ngả lưng cho thế gian ngồi
 Rồi ra mang tiếng là người bất trung.
 (cái phản)
Khi đi cưa ngọn,
 Khi về cũng cưa ngọn. (Con ngựa)
4. Một đống chuột chù đi qua một cây cầu rớt xuống sông một con. Hỏi còn mấy con ?
I. THẾ NÀO LÀ CHƠI CHỮ?
1. Ví dụ.SGK/163 (Bảng phụ)
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng
lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng
không còn.
* Nhận xét:
- Lợi ( 1): Lợi lộc,lợi ích (TT)
- Lợi (2,3): Lợi là bộ phận của 
 hàm răng nằm trong khoang 
 miệng (DT).
 - > Hiện tượng đồng âm
= > Mang tính hài hước,gây cảm 
 xúc bất ngờ,thú vị.
2. Khái niệm,tác dụng:
 Ghi nhớGK/164
II.CÁC LỐI CHƠI CHỮ
1.Ví dụ .SGK/165
1. - Ranh tướng(danh tướng)
 ->Dùng lối nói trại âm(gần âm)
 -“nồng nặc”đi với”tiếng tăm”
 - > Tạo sự tương phản.
 = > Chế giễu tướng Na Va.
2.Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
= > Dùng cách điệp âm m.
3. Cá đối – cối đá
 Mèo cái – mái kèo
 = > Dùng lối nói lái.
4. Sầu riêng - vui chung.
 = > Dùng từ trái nghĩa.
2. GHI NHỚ.SGK/165
III.LUYỆN TẬP
Bài tập 1/165.Tìm các từ chơi chữ.
 * Các từ có nghĩa gần gũi nhau :Liu điu,(1 loài rắn nhỏ),hổ lửa,mai gầm(cạp nong),(rắn) ráo,( thằn)lằn,trâu lỗ (rắn hổ trâu),hổ mang.
Bài tập 2/166. Chơi chữ có sử 
 dụng các từ gần nhau (cùng 
 trường nghĩa)
 Câu 1 : Thịt,mỡ,nem,chả
 (đều liên quan đến thịt).
 Câu 2 : Nứa,tre,trúc (đều thuộc
 họ tre nưa).
Bài tập 4/166.
 Thành ngữ Hán Việt : Khổ tận 
 cam lai.
- >Hết khổ sở đến lúc sung sướng.
= > Chơi chữ đồng âm.
4.CỦNG CỐ: (3’)
 - Chơi chữ là gì?Tác dụng của việc chơi chữ ?
 - Có mấy lối chơi chữ ?
5. DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc lòng ghi nhớ,hoàn thành bài tập 1,2,3,4 SGK/165-166
- Chuẩn bị bài mới : ÔN TẬP TIẾNG VIỆT.
 Xem lại toàn bộ kiến thức các bài tiếng Việt đã học chuẩn bị tết sau ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 61.doc