Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 75: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 75: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

I. MỤC TIÊU: Giúp HS.

 - Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận.

 - Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất cần thiết và phổ biến.

 - Nắm được những đặc điểm chung của văn nghị luận.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Thầy: Thiết kế bài giảng

2. Trò: Soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số

2. KTBC: (4) - Kiểm tra vở soạn HS

3. Bài mới: - GV giới thiệu bài.

 GV hỏi: Em hiểu nghị luận là gì?

Gợi ý : Nghị : Lấy lời lẽ mà giải nghĩa. Luận : Bàn bạc,mở rộng,suy xét,phê phán.

- Vậy nghị luận là gì ? Nó có tác dụng như thế nào đối với người đọc,người nghe?

 Nhu cầu nghị luận trong đời sống như thế nào? Câu trả lời nằm trong bài học này.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 75: Tìm hiểu chung về văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :7/1/2008 Tuần 19
Ngày dạy :9/1 /2008 Tiết 75
I. MỤC TIÊU: Giúp HS. 
 - Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận.
 - Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất cần thiết và phổ biến.
 - Nắm được những đặc điểm chung của văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 	
1. Thầy: Thiết kế bài giảng
2. Trò: Soạn bài. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số
2. KTBC: (4’) 	- Kiểm tra vở soạn HS 
3. Bài mới: 	- GV giới thiệu bài. 
 GV hỏi: Em hiểu nghị luận là gì?
Gợi ý : Nghị : Lấy lời lẽ mà giải nghĩa. Luận : Bàn bạc,mở rộng,suy xét,phê phán.
- Vậy nghị luận là gì ? Nó có tác dụng như thế nào đối với người đọc,người nghe? 
 Nhu cầu nghị luận trong đời sống như thế nào? Câu trả lời nằm trong bài học này.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
25’
 HOẠT ĐỘNG 1: HDHS HỎI ĐÁP VỀ NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
H. Trong đời sống em thường gặp các vấn đề và câu hỏi 
 kiểu dưới đây không? (SGK/7)
H. Em hãy nêu thêm các câu hỏi khác về những vấn đề 
 tương tự?
 HS. + Vì sao em thích đọc sách?
 + Vì sao em thích xem phim, ca nhạc?
 + Làm thế nào để học giỏi môn ngữ văn?
 + Làm thế nào để giỏi môn sử địa?
 + Nếp sống văn minh là gì?
 + Vì sao phải giữ gìn nếp sống văn minh?
GV chốt: Những câu nói trên rất hay. Nó cũng chính là 
 những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày 
 khiến người ta bận tâm, nhiều khi phải tìm cách giải 
 quyết.
H. Gặp các vấn đề và các câu hỏi loại đó, em có thể trả
 lời bằng các kiểu văn bản đã học như : kể chuyện, 
 miêu tả, biểu cảm hay không? Vì sao?
HS. Không, vì các văn bản trên chỉ trả lời, giải thích, 
 giải quyết các vấn đề trên, còn nghị luận có những 
 luận điểm, luận chứng, lý lẽ rõ ràng, thuyết phục 
 người đọc.
H. Để trả lời những câu hỏi như thế,hằng ngày trên báo 
 chí,Đài phát thanh,Truyền hình,em thường gặp những
 kiểu văn bản nào? Hãy kể tên những văn bản mà em
 biết? ( HS phát biểu tự do).
GV. Đưa một bài thơ phê bình trên báo văn nghệ cho 
 HS bước đầu làm quen một cách sơ lược, chung 
 chung nhất.
H. Như vậy, bước đầu em hiểu thế nào là văn bản nghị 
 luận? (HS: Tự do phát biểu ý kiến.)
GV. Theo dõi nhận xét, đánh giá, tổng kết.
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN NGHỊ LUẬN:
GV. HD cho HS tiếp cận đặc điểm chung văn bản 
 nghị luận
HS. Đọc văn bản Chống nạn thất học SGK/7 và trả 
 lời câu hỏi.
H. Bài văn là dạng nghị luận dưới dạng ý kiến nào?
HS. Xã luận, loại văn kêu gọi, tuyên truyền cho một 
 hành động, một nhận thức.
H. Tư tưởng chủ yếu của bài văn là gì?
HS. Kêu gọi nhân dân đi học.
H. Hãy nêu các ý chính của bài văn?
HS. Trong văn nghị luận, ý chính được gọi là luận điểm
 có các luận điểm sau:
H. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về chính sách ngu dân và 
 tác hại của chính sách đó đối với dân trí Việt Nam 
 (Câu văn chính nói về ý này là câu nào?)
H. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về nhiệm vụ và quyền lợi
 của người dân là phải đi học (Câu văn nói về ý này 
 là câu nào? Tìm trong SGK)
H. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về các biện pháp để 
 chống nạn mù chữ. Câu chính nói về ý này là câu 
 nào? (Tìm trong SGK).
H. Ngoài các lý lẽ trên, Bác Hồ còn nêu các dẫn chứng
 gì? (Dẫn chứng về tác hại của chính sách ngu dân và 
 kết quả phong trào truyền bá chữ Quốc Ngữ).
H.Trong giai đoạn sau CMTT, bài nghị luận của Bác 
 Hồ có ý nghĩa thực tế đối với đời sống ntn?
H. Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng 
 văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không?
 Vì sao? 
HS. Thảo luận, đại diện trả lời.
GV. Theo dõi, nhận xét, bổ sung:
Các loại văn bản: kể chuyện, miêu tả, biểu cảm đều khó có thể vận dụng để thực hiện mục đích trên, khó có thể giải quyết được các vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ như vậy.
HS. Đọc lại nội dung ghi nhớ SGK/7
GV. Chốt lại những ý chính Ghi nhớ
I. NHU CẦU NGHỊ LUẬN VÀ 
 VĂN BẢN NGHỊ LUẬN:
1. Nhu cầu nghị luận
a.
 – Các câu hỏi khác:
+ Vai trò của gia đình đối với 
 cuộc đời của mỗi con người.
 + Câu thành ngữ “Chọn bạn mà
 chơi” có ý nghĩa ntn?
- Qua báo chí, đài phát thanh 
 thường gặp những văn bản:
 Xã luận, bình luận, bình luận 
 thể thao, phê bình, hội thảo 
 khoa học,
2. Thế nào là văn bản nghị 
 luận: GHI NHỚ SGK/9
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
 VĂN BẢN NGHỊ LUẬN:
- Văn nghị luận đời hỏi phải có 
 luận đề (Vấn đề bàn luận).
- Có luận điểm: những kiểu 
 khẳng định, một ý kiến, một 
 quan niệm, một tư tưởng.
- Có lý lẽ dẫn chứng: Lời lẽ và 
 sự việc cụ thể để làm sáng tỏ 
 luận điểm.
- Cách lập luận: Sắp xếp lý lẽ 
 một cách có hệ thống để nhằm 
 chứng minh cho một kết luận:
1. Luận đề: 
 Chống nạn thất học
2. Luận điểm:
- Hầu hết người Việt Nam đều 
 mù chữ, như thế thì làm sao 
 tiến bộ cho được.
- Một trong những công việc 
 phải thực hiện cấp tốc lúc này 
 là: nâng cao dân trí (sự hiểu 
 biết của nhân dân).
- Mọi người Việt Nam phải hiểu 
 biết quyền lợi của mình, bổn 
 phận của mình, phải có kiến 
 thức mới có thể tham gia vào 
 công cuộc xây dựng nước nhà.
3. Lý lẽ dẫn chứng:
 (đã nêu trên)
4. Cách lập luận:
- Để dẫn đến luận điểm 1+ 2
 Bác đã sắp xếp lý lẽ tư ø: 
 Chính sách ngu dân của TDP 
 à 95% dân ta mù chữ à ngày 
 nay giành độc lập.
- Để làm sáng tỏ luận điểm 3: 
 Bác nêu ra hàng loạt lý lẽ và 
 dẫn chứng theo cách: nêu ý 
 khái quát, (người biết chữ dạy 
 cho người chưa biết chữ), sau 
 đó cụ thể hoá dần (chồng dạy 
 vợ, anh dạy em)
* GHI NHỚ SGK/9
4. CỦNG CỐ: (3’)
- Nhu cầu nghị luận trong đời sống hằng ngày?
- Em thường gặp trên đài, báo những loại văn bản nghị luận nào?
- Thế nào là văn nghị luận, đặc điểm chung của văn nghị luận?
5. DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc ghi nhớ. Thế nào là văn nghị luận?
- Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận
- Chuẩn bị bái tiếp theo: Soạn phần luyện tập 1, 2, 3, 4 SGK/9, 10,11
- GVHD cụ thể:
Bài tập 	1: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống văn học”
2: Tìm bố cucï của bài văn trên
3: Sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận và chép vào vở bài tập
4: Xem văn bản “Hai biển hồ” đây là văn bản tự sự hay nghị luận

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 75.doc