Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 95, 96: Bài viết số 5 văn lập luận chứng minh

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 95, 96: Bài viết số 5 văn lập luận chứng minh

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về văn nghị luận chứng minh. Xác định luận đề, triển khai luận điểm, tìm ý và sắp xếp lí lẽ và dẫn chứng, trình bày bằng lời văn của mình qua 1 bài viết cụ thể.

 - Củng cố kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý vận dụng vào kiểu chứng minh một vấn đề.

- Tích hợp phần văn – Tiếng Việt.

- GDHS ý thức làm bài nghiêm túc.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

- Thầy: Ra đề, đáp án, biểu điểm

- Học sinh: Ôn bài về văn nghị luận chứng minh.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra bút viết, giấy.

 2. KTBC: GV chép đề lên bảng.

Đề: Chứng minh một vấn đề:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 95, 96: Bài viết số 5 văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /2009 Tuần 25
Ngày dạy : / /2009 Tiết 99-100 
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS về văn nghị luận chứng minh. Xác định luận đề, triển khai luận điểm, tìm ý và sắp xếp lí lẽ và dẫn chứng, trình bày bằng lời văn của mình qua 1 bài viết cụ thể. 
 - Củng cố kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý vận dụng vào kiểu chứng minh một vấn đề. 
- Tích hợp phần văn – Tiếng Việt. 
- GDHS ý thức làm bài nghiêm túc. 
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 	
- Thầy: Ra đề, đáp án, biểu điểm
- Học sinh: Ôn bài về văn nghị luận chứng minh. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra bút viết, giấy.
 2. KTBC:	GV chép đề lên bảng. 
Đề: Chứng minh một vấn đề:
“Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường sống”. 
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM:
 - HS phải đảm bảo những ý cơ bản, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng đưa ra đảm bảo tính chính xác, 
 tin cậy được lựa chọn và phân tích. 
 - Lời văn trình bày mạch lạc, liền mạch, tránh liệt kê dẫn chứng khô khân hay lạc sang kể 
 chuyện 
I Mở bài. 
 - Luận đề chính: Tác hại đối với cuộc sống khi môi trường sống không được bảo vệ, trích đề: 
 “Đời sống môi trường sống”. 
II. Thân bài: Khía cạnh cần chứng minh (luận điểm chính). 
 1. Những hiện tượng thiếu trách nhiệm với môi trường sống. 
 2.Tác hại đối với đời sống khi môi trường không được bảo vệ. 
* Luận điểm 1: Và luận cứ giải thích, dẫn chứng: 
+ Giải thích khái niệm môi trường sống. 
+ Dẫn chứng về các sự phá hoại môi trường (như: nạn phá rừng, nạn phế thải không lối 
 thoát, không nơi tiêu hủy gây ô nhiễm, làm mất vệ sinh trong lối sống bình thường, 
 HS không biết giữ gìn cây xanh trong sân, các nơi vệ sinh công cộng, trình bày theo 
 cách diễn dịch). 
* Luận điểm 2: và luận cứ giải thích, dẫn chứng.
+ Chúng ta cần có một môi trường trong sạch cho đời sống cộng đồng (giải thích). 
	+ Dẫn chứng về tác hại của môi trường không được bảo vệ. (Bệnh tật, ốm đau, lũ lụt, hạn 
 hán, bệnh dịch lan tràn, quang cảnh thiếu sạch đẹp, có thể trình bày theo cách quy nạp). 
III. Kết bài. Luận điểm kết. 
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ quan nhưng cũng là của từng người. 
 BIỂU ĐIỂM.
Điểm 9-10: 
 + Bài làm bố cục rõ ràng, nội dung đầy đủ, không sai sót về lỗi chính tả, dùng từ, viết câu 
 chuẩn. 
+ Diễn đạt mạch lạc, văn phong sáng tạo, lưu loát, dẫn chứng phong phú, chính xác, sắp xếp
 hợp lí
 + Đúng phương pháp làm bài văn nghị luận chứng minh, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp.
Điểm 7-8: 
 Đạt được các yêu cầu trên, nhưng còn sai sót một vài lỗi chính tả. (Sai không quá 4-5 lỗi 
 chính tả). 
Điểm 5-6: 
 Bài làm bố cục, rõ ràng, đúng phương pháp văn nghị luận, văn viết có ý song diễn đạt còn 
 vụng về. 
Điểm 3-4: 
 + Bố cục không cân đối, nội dung còn sơ sài, dẫn chứng còn hạn chế. 
 + Sai không quá 10 lỗi các loại.
Điểm 1-2: 
 Bài viết xa đề, lạc đề, lan man, dài dòng không đúng thể loại văn nghị luận. 
 Điểm 0: 
+ HS viết một đoạn văn vô nghĩa. 
+ Bỏ giấy trắng.
3. CỦNG CỐ. 
 - GV thu bài, kiểm tra số lượng bài. 
 - Nhận xét giờ kiểm tra. 
4. DẶN DÒ: 
 - Về nhà ôn lại văn chứng minh. 
 - Chuẩn bị bài: “Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG”
 + Đọc văn bản + chú thích + phân chia bố cục và nội dung từng phần. 
 + Tìm hiểu nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? 
 + Công dụng của văn chương. 
 + Đọc ghi nhớ + Luyện tập SGK/63. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 95-96.doc