Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 13

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 13

A. MỤC TIÊU:

- Biết cách trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

- Tập trình bày một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình.

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

- Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

- Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.

2. Kỹ năng:

- Cảm thụ về tác phẩm văn học đã học.

Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2011 
Ngày giảng: 7A-14; 7B-15/11
Ngữ văn – Bài 13 – Tiết 49
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN VÀ TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu:
1. KiÕn thøc: Học sinh nắm được đáp án đúng của đề bài
-Thấy được những ưu điểm, nhược điểm của mình qua bài văn
2. KÜ n¨ng: Rèn thói quen và ý thức sửa lỗi cho học sinh
II. §å dïng:
- Giáo viên: đáp án + thang điểm (b¶ng phô)
III. Phương pháp:
A. Ổn định tổ chức:1’
B. Kiểm tra đầu giờ: Không kiểm tra
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1.Khởi động. (1’)
- Mục tiêu: gây hứng thú cho hs bước vào bài học mới.
- Cách tiến hành.
Ở các tiết trước các em đã làm bài kiểm tra một tiết văn và TV. Hôm nay cô sẽ trả bài , chúng ta sẽ học tiết trả bài
HĐ 2: Tiến trình trả bài.
- Mục tiêu: hs nhận rõ những ưu – nhược điểm trong bài làm của mình.
- Đồ dùng: bảng phụ.
- Cách tiến hành:
Gv lần lượt nêu yêu cầu từng câu
Học sinh trả lời
Gv kết luận
Mỗi phần Gv đều đưa ra yêu cầu cần đạt và thang điểm
Gv nêu yêu cầu. Học sinh trả lời
Gv kết luận
GV lần lượt nêu yêu cầu từng phần
Học sinh trả lời
Gv kết luận
Gv nêu yêu cầu. Trình bày sạch đẹp, khoa học. Có tên bài thơ và tác giả
Gv nêu yêu cầu: Phân tích bài thơ, ý các từ sinh, quải,phi lưu nghi thị -> làm nổi bật vẻ đẹp thác núi Lư
GV nêu yêu cầu và thang điểm từng phần
Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi
Gv kết luận
Gv nêu câu hỏi. Học sinh trả lời
Gv kết luận
GV đọc mẫu đoạn văn:
A. Đề bài
B. Đáp án
* Phần kiểm tra Văn
I. Trắc nghiệm : 
Khoanh đúng mỗi ý 
1.C 2.D 3.A 4.C
II. Tự luận: 
Câu 3:Chép đúng phần phiên âm được 1điểm. Đúng phần dịch thơ 
Nêu đúng nội dung: nghệ thuật.
- Nghệ thuật: Hình ảnh đẹp, gợi cảm, từ ngữ sử dụng điêu luyện, phóng đại, kết hợp tài tình giũa cái thực và cái ảo
- Nội dung: Cảnh thác núi Lư đẹp kì ảo, tráng lệ và hùng vĩ
Câu 4: so sánh được điểm giống và khác nhau của 2 bài thơ. 
Câu 5: Học sinh nêu được cảm nhận riêng về Nguyễn Khuyến: 
Yêu cầu: Phân tích để đưa ra cảm nhận
- Vui mừng khi bạn đến chơi, cách gọi thân mật
- Đưa ra tình huống oái oăm để đùa vui -> khẳng định tình bạn là quan trọng nhất
-> Nguyễn Khuyến là người trân trọng tình bạn, vui tính, hóm hỉnh
* Phần kiểm tra Tiếng Việt
I.Trắc nghiệm : 
Câu 1: 
a. đồng nghĩa b.văn cảnh
Câu 2: 
a. Đ b.S 
II. Tự luận: 
Câu 1: Quan hệ từ là các từ gạch chân ở ý a, d, đ
Câu 2: 
Trời –thiên; rừng – lâm ; địa -đất ; núi –sơn ; anh – huynh ; một -nhất ; em - đệ ; hai - nhị
Câu 3: 
- Đúng chủ đề )
- Xác định được từ trái nghĩa đồng nghĩa 
- Diễn đạt, chính tả . 
HĐ 3: Nhận xét
- Mục tiêu: HS nhận thấy được điểm mạnh, yếu của bản thân qua các bài làm.
- Cách tiến hành:
Gv nhận xét
- Tiến bộ nhiều, còn tồn tại
- Có bài không đúng chủ đề:
- Cố tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa -> nội dung khiên cưỡng, thiếu logic, diễn đạt không lưu loát
- Một số bài lấy các tiếng trong từ để xác định từ đồng nghĩa, trái nghĩa
VD; sông núi, giang sơn
 Xinh xắn, xấu
- Viết thành văn bản gồm ba đoan văn
C. Nhận xét
* Phần Văn:
- Đa số khi chép bài thơ chưa có tên bài thơ, tác giả
- Phần chép thơ (phiên âm) nhiều em chép chưa chính xác
- Phần lớn chưa biết cách làm bài tập 3
 (tự luận). Học sinh chỉ nêu nội dung chưa có sự phân tích
- Còn một vài em khoanh tròn nhiều ý 
(chưa đúng yêu cầu đề)
* Phần Tiếng Việt
- Nhiểu em không tìm được yếu tố Hán Việt tương đương của từ rừng
- Nhiểu bài xác định quan hệ từ sai
- Phần TL: viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu
- Nhiều bài làm tốt:..
HĐ 4: Gọi điểm
GV gọi học sinh đọc kết quả bài làm.
GV ghi điểm vào sổ.
D.Gọi điểm
D. Củng cố: 4’
- Lưu ý về việc viết đoạn văn
- Hình thức: tính từ chỗ lùi vào đầu dòng ( viết hoa) -> chấm xuống dòng
- Nội dung: Biểu đạt một ý lớn, một nội dung, hoàn cảnh
E. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Sửa các lỗi trong bài
- Xem lại các kiến thức chưa đúng trong bài kiểm tra -> ghi nhớ
Ngày soạn: 11/11/2011 
Ngày giảng: 7A-14; 7B-16/11
Ngữ văn – Bài 13 – tiết 50
CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Nhận biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học đã học.
-Tập trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm đã học trong chương trình
2. Kĩ năng: 
Tìm hiểu kĩ các tác phẩm văn học, cảm thụ sâu sắc để biểu cảm về tác phẩm; khả năng biểu cảm bằng những tình cảm chân thực của mình.
3. Thái độ: ý thức trình bày về 1 tác phẩm văn học
*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Nhận biết cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng: 
- Cảm thụ các tác phẩm văn học đã học.
- Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học đã học.
- Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
II. Các kỹ năng sống được GD trong bài: 
* Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
* Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa...
III: Đồ dùng: 
- Giáo viện: bảng phụ
- Học sinh: Chuẩn bị bài tập 1 ở nhà, lập dàn ý bài tập 2
IV: Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thuyết trình, phân tích, 
2. Kỹ thuật: 
V: Tổ chức dạy và học:
A. Ổn định tổ chức:1’
B. Kiểm tra đầu giờ: Không kiểm tra.
C. Tiến trình tổ chức các HĐ dạy học:
Hoạt động của gv-hs
Nội dung chính
HĐ 1: Khởi động: (1’)
- Mục tiêu: củng cố kiến thức cũ, gây hứng thú cho hs bước vào bài mới.
- Cách tiến hành: 
Các em đã được tìm hiểu văn biểu cảm về sự vật, con người. Ngoài những thể loại ấy, ta còn được làm quen với kiểu “ biểu cảm về tác phẩm văn học “ .Vậy cách làm bài văn biểu cảm này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (20’)
- Mục tiêu: hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.Dàn ý của 1 bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
- Đồ dùng: bảng phụ.
- Cách tiến hành:
 hs đọc xác định yêu cầu của bài tập.
 2 học sinh đọc bài văn 
H? Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó?
H? Bài ca dao đã gợi lên trong tác giả hình ảnh nào?
H? Qua bài ca dao, đặc biệt qua câu 3,4, tác giả còn tưởng tượng cảnh gì?
H? Cuối cùng tác giả liên tưởng tới cảnh gì?
- Con sông Tào Khê và tưởng tượng ra nhân vật trữ tình đang nói với sông
H? Lời của nhân vật trữ tình đang nói với sông chính là lời của ai?
H? Để biểu thị tình cảm của mình đối với bài ca dao, tác giả đã dùng biện pháp gì?
Gv: Bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học tự do hơn nhiều so với bài phân tích, bình giảng văn học. Phân tích yêu cầu tính khoa học, còn bài cảm nghĩ cho phép người viết tưởng tượng, liên tưởng
H? Qua bài văn em thấy tác giả tưởng tượng, suy ngẫm về vấn đề gì của tác phẩm văn học?
H?Qua bài tập trên em hãy nêu các yêu cầu gì khi làm 1 bài văn b/c về tác phẩm văn học?
 HĐN(KTKTB)5’
các thành viên ghi câu trả lời vào giấy, thư kí tổng hợp .Đại diện tl, nhóm khác nx. gv nhận xét chốt. (BP)
- Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc.
- Từ cảm xúc ấy, có thể phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng , hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa của tác phẩm.
H? Bài văn trên là một bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học?
- Là trình bày những cảm xúc, suy nghĩ, tưởng tượng, hồi tưởng, liên tưởng về các hình ảnh, nghệ thuật, nội dung của tác phẩm văn học
H? Theo em bài văn trên gồm có mấy phần? 
 3 phần
P1: Nêu hai câu ca dao đầu và cảnh minh hoạ mờ mờ
P2:tiếp -> chung thuỷ của ta: những suy nghĩ ngầm, liên tưởng, hồi tưởng liên tiếp
P3: còn lại : ấn tượng chung của tác giả về bài ca dao
* Ba phần trên tương ứng bố cục ba phần của bài văn biểu cảm.
H? Theo em bài văn biểu cảm có bố cục như thế nào?
H? Nhiệm vụ của từng phần như thế nào?
GV lưu ý: khi làm bài văn về 1 tác phẩm có tác giả cụ thể thì phần mở bài phải giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. Trình bày cảm nghĩ về cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
Gv kết lúận.
 Học sinh đọc ghi nhớ 
+Kết luận: vậy phát biểu cảm nghĩ về 1 tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng , những suy ngẫm của mình vềnội dung và hình thức của tác phẩmđó.Bố cục tương tự các thể loại văn bản đã học.
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
1. Bài tập: 
 Bài văn: Cảm nghĩ về một bài ca dao
 *Nhận xét:
- Bài văn tác giả hồi tưởng lại cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”
- Cảm xúc được gợi lên bắt đầu bằng hình ảnh người đội khăn, mặc áo dài chắp tay sau lưng quay mặt trông trời lấp lánh sao bên cái cầu ao tối mờ-> liên tưởng đó là người quen
- Tác giả tưởng tượng cảnh con nhện lơ lửng giữa khoảng không, cái mạng tơ rung rinh trước gió, nghe thấy tiếng gió, tiếng nấc, tiếng gọi trời, gọi sao, gọi nhện(đều là tưởng tượng) -> liên tưởng dải Ngân Hà và câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ. Cuối cùng tác giả liên tưởng tới con sông Tào Khê
-Lời của tác giả đối với bài ca dao Những suy ngẫm của tác giả về bài ca dao
-> Tác giả đã dùng liên tưởng, suy ngẫm, tưởng tượng để biểu cảm
* Bố cục
3 phần
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm
- Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên
- Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm
2. Ghi nhớ: (sgk)
HĐ 3: HD luyện tập. (19’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập trong sgk.Biết lập dàn ý và phát biểu cảm nghĩ về 1 tác phẩm đã học.
- Đồ dùng: bảng phụ.
- Cách tiến hành.
Đọc bài tập 1+2, nêu yêu cầu bài tập
 HĐN 10’
- Đại diện trả lời, nhóm khác nx. Học sinh sửa chữa, bổ sung bài tập đã chuẩn bị ở nhà .
- Gv sửa chữa, bổ sung( bảng phụ)
Từ phần dàn bài, gv gọi hs đứng lên trình bày bài phát biểu cảm nghĩ của mình. (2HS).
 hs khác nghe, nx .
 gv nx, sửa những chỗ còn chưa được.
Còn thời gian gv cho hs làm tương tự bài trên với tác phẩm “Hồi hương ngẫu thư”
III.Luyện tập.
1. Bài tập 1+2
 Lập dàn ý và phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ Cảnh khuya”
Gợi ý:
A. Mở bài. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm.
B. Thân bài: 
- Tưởng tượng hay, độc đáo, so sánh mới mẻ , hấp dẫn.: tiếng suối trong trẻo.
Những hình ảnh quấn quýt, sinh động: cảnh đêm trăng ở rừng Việt Bắc với bóng cây cổ thụ.
- Sự hài hòa giữa cảnh và người.
- Liên tưởng Bác Hồ thao thức không ngủ được vì lo nỗi nước nhà. Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ.
C. Kết bài: bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ chung về bài thơ.
Em thích tác phẩm vì nó để lại cho em ấn tượng về sự so sánh mới mẻ, về lòng yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác.
D. Củng cố: 3’
- Biểu cảm về tác phẩm văn học là gì?
- Bố cục của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học gồm mấy phần?
E. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học ghi nhớ, làm bài tập
- Tìm đọc các bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
-Viết bài tập 1 thành một bài văn hoàn chỉnh
Chuẩn bị hai tiết sau: Viết bài TLV số 3
Ngày soạn: 14/11/2011 
Ngày giảng: 7A-17; 7B-18/11
Ngữ văn - Tiết 51+52
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Học sinh áp dụng các kiến thức đã học để viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học hoặc người thân.
2. Kĩ năng: Cảm thụ tác phẩm văn học, lòng yêu mến, say sưa tìm hiểu văn học, yêu quý người thân trong gia đình.
3. Thái độ: Thể hiện tình cảm chân thực của mình về tác phẩm văn học đó thông qua sự cảm nhận nghệ thuật, nội dung hoặc người thân.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: đề bài
- Học sinh: vở viết TLV
III. Phương pháp: 
IV:Tổ chức dạy và học:
A. Ổn định tổ chức: 1’
B. Kiểm tra đầu giờ: 2’ Kiểm tra sự chuẩn bị giấy, bút của học sinh.
C. Tổ chức viết bài: 84’
I. Đề bài: Học sinh chọn một trong hai đề sau để viết.
1. Cảm nghĩ về người thân.
2. Trong chương trình ngữ văn 7, em yêu thích tác phẩm nào nhất. Hãy phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm đó.
 Đề I
Yªu cÇu cÇn ®¹t về nội dung
PhÇn mở bài: Giới thiệu người thân của em là ai? Quan hệ với em như thế nào?(1,5®)
Phần thân bài:
- Hồi tưởng lại những kỉ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ(2đ)
- Nêu lên sự gắn bó với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi(3đ)
- Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn của mình(2đ)
Phần kết bài: 
- Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em về người thân(1đ)
- Những hứa hẹn, mong ước của em về người đó(0,5đ)
Đề II:
Phần mở bài. Giới thiệu tác phẩm mình yêu thích.Lí do. (1,5đ)
Phần thân bài .Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình đối với tác phẩm đó thông qua sự phân tích những đặc sắc nghệ thuật, nội dung và sự liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm về tác phẩm. (7đ)
3.Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm. (1,5đ)
Yêu cầu về hình thức
- Đảm bảo yêu cầu về nội dung , sâu sắc, liên hệ mở rộng
- Bố cục ba phần, trình bày khoa học
- Trình bày sạch, chữ viết đẹp, đúng ngữ pháp, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, ý tưởng sáng tạo
- Viết đúng thể loại văn biểu cảm
D. Củng cố: 2’
GV thu bài, nhận xét lớp học.
E. HD học bài: 1’
- Tiếp tục ôn kĩ lý thuyết văn biểu cảm.
- Chuẩn bị: “ Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh
Đọc kĩ bài, tìm hiểu tác giả, tác phẩm, trả lời các câu hỏi sgk, xem lại các bài tập phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 tuan 13.doc