Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

A/Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa chùm tục ngữ tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về lối sống đạo đức đúng đắn, cao đẹp, tình nghĩa của người Việt Nam.

- Thấy được hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ về con người xã hội.

2. Kĩ năng:-Củng cố , bổ sung thêm về tục ngữ.

-Hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ. Vận dụng ở một mức độ nhất định.

3. Thái độ: sống tích cực. Yêu mến thầy, biết học bạn.Biết giữ gìn nhân phẩm, lòng tự trọng.

B/Chuẩnbị: GV: Chép các câu tục ngữ trên bảng phụ.

 HS: Soạn bài. Sưư tầm những câu tục ngữ về con người xã hội.

C/Tổ chức hoạt động:

HĐ1.Bài cũ:

 1/Đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ về thiên nhiên, Nêu nội dung, nghệ thuật, ứng dụng.

 2/Đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ về lao đông sản xuất. nêu nội dung, nghệ thuật, ứng dụng.

HĐ2: Giới thiệu bài mới: bên cạnh những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho tàng những kinh nghiệm ứng xử giữa người với người trong xã hội.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì II - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:21
Tiết:77
Văn bản
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
NS:
NG:
A/Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa chùm tục ngữ tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về lối sống đạo đức đúng đắn, cao đẹp, tình nghĩa của người Việt Nam.
- Thấy được hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ về con người xã hội.
2. Kĩ năng:-Củng cố , bổ sung thêm về tục ngữ.
-Hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ. Vận dụng ở một mức độ nhất định.
3. Thái độ: sống tích cực. Yêu mến thầy, biết học bạn.Biết giữ gìn nhân phẩm, lòng tự trọng.
B/Chuẩnbị: GV: Chép các câu tục ngữ trên bảng phụ. 
	HS: Soạn bài. Sưư tầm những câu tục ngữ về con người xã hội.
C/Tổ chức hoạt động:
HĐ1.Bài cũ:
 1/Đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ về thiên nhiên, Nêu nội dung, nghệ thuật, ứng dụng. 
 2/Đọc thuộc lòng 4 câu tục ngữ về lao đông sản xuất. nêu nội dung, nghệ thuật, ứng dụng. 
HĐ2: Giới thiệu bài mới: bên cạnh những kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho tàng những kinh nghiệm ứng xử giữa người với người trong xã hội. 
HĐ3: bài mới:
Hoạt động của thầy và trò:
@MT:Hiểu được nội dung, ý nghĩa chùm tục ngữ tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về lối sống đoạ đức đúng đắn, cao đẹp, tình nghĩa của người Việt Nam.
- Thấy được hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ về con người xã hội.
-2HS: Đọc văn bản
H: Nếu chia thành nhóm nhỏ thì ta có thể chia những câu tục ngữ trên thành những nhóm nào? Nội dung của từng nhóm?
-Tục ngữ thể hiện truyền thống, tôn vinh giá trị con người
-Tục ngữ là những bài học, những lời khuyên về cách ứng xử cho con người trong nhiều lĩnh vực:
-HS:Phân tích các câu tục ngữ trên các phương diện:Nội dung, nghệ thuật, ứng dụng. 
-Sau mỗi câu HS đọc lại câu tiếp theo. 
Câu 3/GV:Giải thích thêm về nghĩa của từng tư: đói , rách:thiếu thốn về vật chất;sạch thơm chỉ những điều kiện con người phải đạt, phải giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh. 
Câu 4/GV:Kể tích:học gói, học mở. 
Liên hệ : ăn nên đọi , nói nên lời, lời nói gói vàng, người thanh tiếng nói cũng thanh/chuông kêu thủng đít bể vành cũng kêu. 
Câu 6/
H:Thảo luận xem hai câu trên có mâu thuẩn nhau không? Tìm những cặp câu tương tự? 
-Một giọt máu đào hơn ao nước lã
-bán anh em xa mua láng giềng gần
-Có mình thì giữ/sẩy đàn tan nghé
HĐ4:Tổng kết-Luyện tập:
@ MT: Tổng kết về nội dung và nghệ thuật.
@ MT: Hiểu được thế nào là câu tục ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa.Biết tìm những câu tục ngữ theo các yêu cầu trên
 GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những câu tục ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa với những câu tục ngữ:
Một mặt người bằng mười mặt của
Thương người như thể thương thân, 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Thương người như thể thương thân
Nội dung:
I/Tìm hiểu chung: Những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội là nội dung quan trong của tục ngữ.
II/Đọc-hiểu văn bản:
1.Tục ngữ thể hiện truyền thống, tôn vinh giá trị con người:
Câu1/-Người quý gấp bội lần của
-Khẳng định tư tưởng đề cao giá trị con người của nhân dân ta. 
-NT:nhân hoá (mặt của), so sánh, đối lập, đơn vị chỉ số lượng. (mặt)
-Phê phán những người trọng của hơn người, an ủi động viên những rủi ro mất mát về vật chất, Thể hiện triết lí sống của nhân dân ta, mong muốn nhiều con. 
Câu/2
-Răng tóc phần nào thể hiện tình trạng sức khoẻ của con người , răng tóc còn thể hiện tính cách , hình thức của con người. 
-Những gì thuộc hình thức con người đều thể hiện tính cách con người. 
-Khuyên nhủ, thể hiện cách đánh giá con người. 
Câu3/-Nghĩa đen :dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ, dù rách cũng phải ăn mặc cho thơm tho. 
-Nghĩa bóng:Dù nghèo khổ thiếu thốn phải sống cho trong sạch, Không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa tội lỗi. 
-Ý nghĩa :giáo dục lòng tự trọng. 
-Nghệ thuật: Ẩn dụ. 
Câu7/ Đây là lời khuyên, một triết lí sống, ứng xử giữa người với người:quý trọng, yêu thương đồng loại . 
Câu8/ Khi hưởng thành quả phải nhớ ơn người đã gây dựng nên. Phải biết ơn người giúp đỡ mình
à Đạo lí sống, lẽ sống nhân văn.
2.Tục ngữ là những bài học, những lời khuyên về cách ứng xử cho con người trong nhiều lĩnh vực:quan hệ xã hội, đấu tranh xã hội
Câu4/-Câu tục ngữ có 4 vế, từ học được lặp lại 4 lần mở ra những điều con người cần học. 
-Nhằm khuyên nhủ ta phải học mọi điều để hành vi ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, thành thạo, biết đối nhân xử thế. 
Câu5/-Khẳng định vai trò, công ơn của thầy:sự thành đạt của trò đều có công sức của thầy, vì thế phải kính trọng thầy, tìm thầy mà học. 
Câu6/-đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn, khuyến khích mở rộng phạm vi học hỏi, học mọi đối tượng. 
Câu9/ Khẳng định sức mạnh của đoàn kết. 
-Ẩn dụ , đối lập. . 
III/Tổng kết: 
Nghệ thuật: -Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
-Sử dụng phép so sánh, đốỉ ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ.
-Vần , nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng
Ý nghĩa văn bản: Không ít những câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.
IV/Luyện tập:
HĐ5:Hướng dẫn tự học:-Học thuộc lòng những câu tục ngữ. Vận dụng trong đoạn đối thoại giao tiếp. Tìm những câu trái nghĩa, gần nghĩa, cùng nghĩa...
-Đọc thêm, tìm những câu TN VN gần nghĩa với những câu tục nghữ nước ngoài
-Soạn bài:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 
@RKN:
Tiết: 78
Tiếng Việt
 RÚT GỌN CÂU
NS: 
NG:
A/Mục tiêu: 
Kiến thức:Hiểu được thế nào là rút gọn câu. Hiểu được tác dụng của việc rút gọn câu. 
-Nhận biết được câu rút gọn trong văn bản.
-Biết cách sử dụng câu rút gọn trong nói và viết
2. Kĩ năng: Nhận biết và phân tích câu rút gọn.
- Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ: yêu thiên nhiên. Ham học.
B/Chuẩnbị: 
-GV: Bảng phụ. 
-HS: Soạn bài
C/Bài cũ: H: Câu gồm những thành phần chính nào? Câu đơn là câu có cấu tạo như thế nào? Cho ví dụ. 
( chỉ ghi điểm cho HS trả lời được)
D/Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của thầy và trò: 
HĐ1: Giới thiệu: Từ phần bài cũ trên, GV vào bài. 
HĐ2: Tìm hiểu bài: 
@MT:Hiểu được thế nào là rút gọn câu. Hiểu được tác dụng của việc rút gọn câu. -Nhận biết được câu rút gọn trong văn bản.
-GV: Treo bảng phụ
 a/Học ăn học nói , học gói. học mở. 
 b/Chúng ta// học ăn, học nói, học gói , học mở. 
 CN VN
H: Tìm sự khác biệt giữa hai câu trên? 
L: Tìm từ ngữ có thể làm chủ ngữ cho câu a. 
 (chúng ta, người VN ta)
H: Vì sao chủ ngữ trong câu a bị lược bỏ? 
HS: Thảo luận (3 phút, nhóm hai)
-Đưa ra một lời khuyên cho mọi người, nhận xét chung về người VN. 
-GV: Treo bảng phụ
 a/ Hai người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người , sáu bảy người. 
 b/ Bao giờ câu đi Hà Nội? 
-Ngày mai. 
H: Thành phần nào trong các câu trên bị lược bỏ? 
 a/ VN
 b/ CN
H: Lược bỏ như vậy có tác dụng gì? 
H: Thế nào là câu rút gọn? 
-HS: Rút ra phần ghi nhớ. 
-GV: Treo bảng phụ. 
-H: Những câu gạch chân dưới đây thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao? 
-Thiếu chủ ngữ
-Không nên. 
H: Cần thêm từ ngữ nào vàp câu dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép? 
-Dạ, bài kiểm tra toán ạ!
H: Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì? 
HS: Đọc phần ghi nhớ
HĐ3: Tổng kết -Luyện tập: 
@MT:-Nhận biết được câu rút gọn trong văn bản.-Biết cách sử dụng câu rút gọn trong nói và viết
-HS: Đọc ghi nhớ. 
-GV: Chốt. 
-GV: Hướng dẫn làm bài tập. 
-BT1. GV: Bảng phụ. HS làm miệng
BT2,3,4: Làm miệng.
-Hướng dẫn các bài còn lại.
Nội dung: 
I/Thế nào là rút gọn câu? 
-Khi nói hoặc viết ta có thể lược bỏ một số thành phần câu tạo thành câu rút gọn.
VD: -Uống nước nhớ nguồn.
-Hãy bỏ rác vào sọt!
II.Mục đích của việc rút gọn thành phần câu:
+ Làm câu gọn hơn,vừa thông tin nhanh vừa tránh lặp lại những từ ngữ xuất hiện trong câu trước.
Vd: a/ Hai người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người , sáu bảy người. ( RGVN: đuổi theo nó)
+Ngụ ‎ hành động,đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ( RGCN)
VD: Học, học nữa, học mãi.
Hãy cứu lấy những cánh rừng!
III.Khi rút gọn câu cần chú ý:
- Không làm cho người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
-Không biến câu nói thành câu cộc lốc , khiếm nhã
IV/Luyện tập: 
 1/ b, c rút gọn chủ ngữ. Đây là nguyên tắc ứng xử cho mọi người. 
-Khôi phục lại câu
 2/Thơ , ca dao chọn lối diễn đạt súc tích , từ ngữ hạn chế. 
 3/Cậu bé dùng ba câu rút gọn. Cẩn thận khi dùng câu rút gọn. 
 4/Việc dùng câu rút gọn có tác dụng phê phán (quá thô lỗ)
BT5*/ Lại say rồi phải không?-Về.....nước.(3 câu). Nào...đã.( 2câu)
BT6/Thứ đến chị Duyệt.( Rút gọn vị ngữ)
HĐ5:Hướng dẫn tự học: -Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập trong sách bài tập
-Chuẩn bị bài: Câu đặc biệt. 
@ RKN:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan21.doc