Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 14

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 14

A/Mức độ cần đạt

- Hiểu đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học.

- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

1.Kiến thức

- Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

2.Kĩ năng:

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.

3.Thái độ: yêu thích, tự hào về kho tàng truyện dân gian Việt Nam.

 

doc 14 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	 Ngày soạn: 20/11/2011
Tiết 53-54	 	 Ngày dạy: 22/11/2011
 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
A/Mức độ cần đạt
- Hiểu đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức
- Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
2.Kĩ năng:
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
3.Thái độ: yêu thích, tự hào về kho tàng truyện dân gian Việt Nam.
C/Phương pháp: thuyết trình, so sánh, thống kê, phát vấn, trực quan, sơ đồ tư duy.
D/Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp : 6ª2.......
2.Bài cũ : Kể lại truyện “Treo biển”, “Lợn cưới áo mới”? Nêu ý nghĩa của truyện?
3.Bài mới :
 * Lời vào bài: Chương trình ngữ văn 6 giới thiệu cho các em rất nhiều truyện cổ dân gian Việt Nam và Thế Giới  Bài học này giúp các em hệ thống hoá, nắm vững hơn nội dung kiến thức đã học, từ định nghĩa về các thể loại đến những truyện kể cụ thể.
* Bài mới:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Nội dung
* Định nghĩa
- Gv: Kể tên các thể loại truyện VHGD đã học ở lớp 6? Nêu khái niệm của từng thể loại?
- Học sinh nhắc lại các định nghĩa : Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. 
* Thể loại, đặc điểm thể loại
- Gv: Em hãy kể lại các câu truyện đã học theo từng thể loại
+ Nhận xét gì về thể loại truyện đã học?
Giáo viên kẻ bảng – Học sinh lên bảng điền vào Giáo viên nhấn mạnh lại đặc điểm của từng thể loại
I. Nội dung :
1. Định nghĩa : 
a. Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
b. Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: 
+ Nhân vật bất hạnh( mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí.)
+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
+ Nhân vật là động vật ( con vật biết nói năng, hoạt đđộng, tính cách như con người)
- Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
c. Truyện ngụ ngôn: Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng, nói gió kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
d. Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
2. Các thể loại dân gian lớp 6
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Khái niệm 
Chú thích sgk/7
Chú thích sgk/53
Chú thích sgk/100 
Chú thích sgk/124
Các truyện đã học
- Con Rồng, cháu Tiên 
- Bánh chưng, bánh giầy 
- Thánh Gióng 
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
- Sự tích Hồ Gươm
- Thạch sanh 
- Em bé thông minh 
- Cây bút thần 
- Ông lão đánh cá và con cá vàng 
- Ếch ngồi đáy giếng 
- Thầy bói xem voi 
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 
- Treo biển 
- Lợn cưới – áo mới 
Đặc điểm
- Kể về các nhân vật, sự việc liện quan đến lịch sử 
- Có nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
- Có sử dụng yếu tố kỳ ảo 
- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân.
- Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió chuyện con người.
- Có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo.
- Khuyên răn bài học nào đó.
- Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống 
- Có yếu tố gây cười 
- Mua vui hay phê phán.
Tiết 54
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV chia nhóm 
Nhóm 1-2 so sánh mục 1
Nhóm 3-4 so sánh mục 2
Hs: Thảo luận, trình bày, nhận xét cho nhau.
Gv chốt ý, cho điểm.
II. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các thể loại truyện:
1. Truyện truyền thuyết với truyện cổ tích
2. Truyện ngụ ngôn với truyện cười
So sánh truyện truyền thuyết và truyện cổ tích 
 * Giống nhau : 
- Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo .
-Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường 
 * Khác nhau : 
Truyền thuyết
- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể .
 - Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật ( mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo )
Cổ tích
- Kể về cuộc đời các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
 - Được cả người kể và người nghe tin những câu chuyện không có thật ( mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế ).
 So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười 
 * Giống nhau : 
 	Thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muốn dạy người ta. Vì thế những truyện ngụ ngôn như : Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho Mèo giống như truyện cười cũng thường gây cười cho người đọc, người nghe.
 * Khác nhau : 
Truyện ngụ ngôn
 - Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống .
Truyện cười
 - Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười .
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Đọc lại các truyện dân gian, nhớ nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện.
* Bài mới: Chuẩn bị bài “Con hổ có nghĩa”
	- Tại sao người viết dùng con hổ để nói đến cái nghĩa của con người ?
	- Bài học rút ra từ truyện ?
E/Rút kinh nghiệm:
Tuần 14	 Ngày soạn: 22/11/2011
Tiết 55	 	 Ngày dạy: 24/11/2011
Tiếng Việt: ĐỘNG TỪ
A/Mức độ cần đạt
- Nắm được các đặc điểm của động từ
- Nắm được các loại động từ
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức
- Khái niệm động từ
- Ý nghĩa khái quát của động từ
- Đặc điểm ngữ pháp của động từ( khả năng kết hợp của động từ, chức vụ cú pháp của động từ)
- Các loại động từ.
2.Kĩ năng:
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tính thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
3. Thái độ: giáo dục đức tính chăm chỉ, tích cực trong học tập
C/Phương pháp: phát vấn, thảo luận nhóm, phân tích ví dụ, tích hợp văn bản
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6a2:.....................................................
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là chỉ từ ? cho ví dụ? Hoạt động của chỉ từ trong câu như thế nào? cho ví dụ minh họa?
3.Bài mới:
* Lời vào bài: các em vừa học xong một số từ loại như danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ. Hôm nay, cô giới thiệu các em từ loại tiếp theo là động từ. 
* Bài mới:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
- HS đọc VD SGK/145
- Gv: Xác định các động từ trong VD trên
Nêu ý nghĩa khái quát của các từ trong 3 VD trên? 
- Hs: nêu ý nghĩa
- Gv: những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật là động từ .Động từ là gì?
- Gv: Chỉ ra sự khác biệt giữa động từ và danh từ?
- Hs: Nhắc lại khả năng kết hợp của danh từ đã học? 
- Gv: Chức vụ ngữ pháp của động từ là gì? cho VD? 
- Hs: Trả lời.
- Gv: Nói về đặc điểm của ĐT em cần ghi nhớ gì? 
GV chốt. Hs đọc ghi nhớ.
- Hs: đọc Vd sgk/146 
- Gv: yêu cầu hs kẻ bảng phân loại vào vở.Xếp các ĐT vào phần bảng phân loại
- HSTLN: hoàn thành bảng.
- Gv:Theo em có mấy loại động từ đáng chú ý? Đó là những ĐT nào?
- Hs: Trả lời/
- Gv: Động từ chỉ hành động trạng thái gồm mấy loại nhỏ?
- Hs: hai. Hs nhắc lại nội dung cần ghi nhớ? 
Luyện tập
Bài 1: 
HS TLN 3 phút – 4 nhóm – Điền vào bảng nhóm
Các nhóm trả lời. GV nhận xét, ghi điểm, chốt ý 
Bài 2: 
Cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ
 nào?
Gv hướng dẫn, Gv trả lời
Bài 3: 
- GV đọc chính tả
- HS ghi
- GV nhận xét, sửa lỗi
Hướng dẫn tự học
- Đặt 3 câu, xác đinh chức vụ cú pháp của động từ.
- Viết lại truyện lợn cưới, áo mới.
- Chuẩn bị bài “Cụm động từ”. Tìm hiểu nghĩa, chức năng, cấu tạo của cụm động từ.
I. Tìm hiểu chung
1. Đặc điểm của động từ:
* VD SGK/145
a, Đi, đến, ra, hỏi 
b, hãy, lấy, làm.
c, treo, xem, cười, bảo, bán, phải, đề 
->Các từ trên chỉ hành động trạng thái của sự vật 
=> Động từ 
* Đặc điểm của động từ:
- Kết hợp với các từ (Sẽ, vẫn, đang, đã, hãy, đứng, chờ) ở trước tạo thành cụm động từ
- Không kết hợp với số từ, lượng từ.
- Chức vụ điển hình của động từ: làm Vị ngữ.
* Ghi nhớ sgk/146
2. Các loại động từ chính: có 2 loại 
* Vd sgk/146
- Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm theo: dám, toan, đừng, định
->Động từ tình thái.
- Động từ không cần động từ khác đi kèm theo: buồn, chạy, cười, đau, đi, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi, ngồi...
->Động từ chỉ hành động, trạng thái.
+ Động từ chỉ hành động: đi, đứng, ngồi..
+ Động từ chỉ trạng thái: buồn, ghét, đau, nhức...
* Ghi nhớ sgk/146
II.Luyện tập: 
Bài 1
a.Các động từ: có, khoe, may, đem ra đứng hóng, đợi, đi, khen, thấy, hỏi, có, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo, mặc 
b.Phân loại: 
- Động từ chỉ tình thái: mặc, có, may, khen, thấy, bảo, giơ
- Động từ chỉ hành động, trạng thái: tức, tức tối, chạy, đứng, khen, đợi. 
Bài 2: Câu chuyện buồn cười ở chỗ anh chàng keo kiệt nọ chỉ thích cầm của người khác mà không muốn đưa cho ai ?
Chú ý động từ “cầm” và “đưa” trái nghĩa nhau 
Bài 3: Chính tả: Con hổ có nghĩa ( Hổ đực mừng rỡ.vẻ tiễn biệt)
III.Hướng dẫn tự học
*Bài cũ:
- Đặt câu và xác định chức vụ cú pháp của động từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học.
- Thống kê các động từ tình thái và động từ chỉ hành động trạng thái trong bài chính tả.
* Bài mới: soạn bài “Cụm động từ”
E/Rút kinh nghiệm
Tuần 14	 Ngày soạn: 22/11/2011
Tiết 56	 	 Ngày dạy: 24/11/2011
 Tập làm văn: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A/Mức độ cần đạt
 - Hiểu được vai trò của tưởng tượng trong kể chuyên.
 - Biết xây dựng một dàn bài kể chuyện tưởng tưởng.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức: Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2.Kĩ năng: - Tự xây dựng được dàn bài kể chuyên tưởng tượng.
 - Kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ: giáo dục học sinh tính chăm chỉ, sáng tạo.
C/Phương pháp: phát vấn, làm việc nhóm, thuyết giảng.
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6ª2...............................................
2.Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện tưởng tượng là gì? Nêu các yếu tố cơ bản của kể chuyện tưởng tượng? 
3.Bài mới: Để củng cố lại lý t ... mở:nhà ở gần nghĩa địa MT đã làm gì? Bà mẹ đã quyết định gì? Khi nhà dọn nhà đến gần chợ thầy MT đã làm gì? Bà mẹ quyết định ra sao? Khi nhà gần trường học thầy đã làm gì? tâm trạng bà mẹ lúc này thế nào? Rồi bà mẹ quyết định gì? 
Gv:Qua ba sự việc đầu, mẹ thấy được điều gì có ý nghĩa trong cách dạy con của bà?
Hs: Trả lời, gv phân tích thêm
Gv:Ơ 2 sự việc cuối khi bà mẹ mói đùa với con bà có suy nghĩ, tâm trạng gì? Sau đó bà có quyết định gì? Nhận xét của em về ý mghĩa giáo dục con ở đây?
Hs: Trả lời. 
Gv: Khi con bỏ học bà mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt thể hiện ý nghĩa gì ?
Hs: Trả lời
-Gv:Qua sự phân tích trên, em hình dung bà mẹ của Mạnh Tử là người như thế nào? 
- Hs: Bộc lộ
- Gv bình giảng: môi trường giáo dục rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Là người mẹ thương con, thông minh, mẹ Mạnh Tử đã không ngại khó khăn để tìm cho con một môi trường sống tốt đẹp
- Gv: Truyện thành công nhờ những yếu tố nghệ thuật nào?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Em hãy cho biết ý nghĩa của truyện?
- Hs: trả lời.
- Gv tích hợp giáo dục Hs biết vâng lời ông bà cha me, chăm chỉ học tập để cha mẹ vui lòng.
Luyện tập 
- HS đọc để và phát biểu miệng tại lớp
- Gv: chốt ý
Hướng dẫn tự học
Chuẩn bị bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng 
Đọc và nắm nội dung ý nghĩ của truyện.
Phẩm chất đạo đức của vị thái y. 
I/ Giới thiệu chung:
- Truyện “mẹ hiền dạy con” tuyển dịch từ sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc. 
- Mạnh Tử là bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời chiến quốc.
II/ Đọc hiểu văn bản 
1.Đọc –tìm hiểu từ khó
- Đọc
- Tóm tắt
2.Tìm hiểu văn bản
a) Các sự việc xảy ra giữa 2 mẹ con thầy Mạnh Tử
Sự việc
Con
Mẹ
1.Nhà gần nghĩa địa
2.Nhà ở gần chợ 
3.Nhà ở gần trường học
4.Hàng xóm giết lợn
5.MT đi học
Bắt chước đào chôn, lăn khóc
Bắt chước nô nghịch buôn bán điên đảo
Tập lễ phép, cắp sách vở
Thắc mắc, hỏi mẹ
Bỏ học về nhà chơi
Dọn nhà đi chỗ khác
Dọn nhà đi
Vui lòng với chỗ ở mới
Nói đùa,hối hận, mua thịt cho con 
Cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt 
b) Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về môi trường giáo dục con:
- Nhà gần nghĩa địa, gần chợ chuyển nhà đi để tránh cho con tiếp xúc với những môi trường không tốt 
- Nhà ở gần trường mẹ vui lòng => môi trưòng tốt, thuận lợi cho việc phát triển nhân cách của con
=> mẹ muốn tạo cho con môi trường sống tốt đẹp
- Mẹ nói đùa con hối hận, mua thịt lợn cho con ăn => giáo dục con không nối dối, phải thành thật, phải giữ chữ tín 
- Khi con bỏ học mẹ cắt đứt tấm vải => thương con nhưng không nuông chiều con cương quyết với con 
=> giáo dục con phải có ý chí học hành 
* Tóm lại: Mẹ Mạnh Tử là người mẹ tuyệt vời:thương con, thông minh, khéo léo nghiêm khắc trong việc giáo dục và dạy dỗ con.
3. Tổng kết:
a, Nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với 5 sự việc chính
- Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động
b, Ý nghĩa:Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với việc hình thành nhân cách của con người và vai trò của người mẹ trong việc giáo dục con cái.
 * Ghi nhớ SGK/152
4.Luyện tập 
Bài 1/153:Dệt vải là 1 loại lao động công phu khéo léo và kiên trì. Bà cầm dao cắt tấm vải đang dệt là huỷ hoại 1 sản phẩm tốn nhiều công sức thì thật đáng tiếc cũng giống như Mạnh Tử đang học mà bỏ học.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
-Kể lại truyện
-Nhớ nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
-Suy nghĩ về đạo làm con của mình sau khi học xong truyện.
* Bài mới: soạn bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
E/Rút kinh nghiệm
Tuần 15	 Ngày soạn: 27/11/2011
Tiết 59 Ngày dạy: 01/12/2011
 Tiếng Việt: CỤM ĐỘNG TỪ
A/Mức độ cần đạt
- Nắm được đặc điểm của cụm động từ
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
- ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau cụm động từ.
2.Kĩ năng: sử dụng cụm động từ.
3.Thái độ: tích cực, chủ động tiếp thu bài .
C/Phương pháp: phát vấn, phân tích ví dụ, làm việc nhóm.
D/Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: 6a2
2.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là động từ, cho ví dụ ?
- Các loại động từ ? nêu ví dụ ?
3. Bài mới:
* Lời vào bài: Các em đã biết thế nào là động từ, chức năng ý nghĩa của động từ. Hôm hay chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa, chức năng của cụm động từ.
* Bài mới:
 Hoạt động của Gv và HS
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu bài
Gọi HS đọc VD1 /SGK/147
- Gv:Chỉ ra những tử in đậm trong VD? 
- Hs:Những từ: đã, nhiều nơi, cũng, những câu đó oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho từ nào? từ đó thuộc từ loại gì? 
- Gv:Nếu bỏ những từ ngữ in đậm ấy và nhận xét gì về vai trò của chúng? Vậy từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho ĐT trong VD ấy là cụm ĐT ?
- Gv:Cho 1 VD về cụm động từ và đặt câu?
- Hs: Đặt câu
- Gv:Nêu nhận xét về hoạt động của cụm ĐT so với ĐT? (nhắc lại hoạt động của ĐT trong câu?)
- Gv: Ơ mục 1 em cần ghi nhớ những gì?
- Hs: trả lời ghi nhớ. 
- Gv: hướng dẫn HS vẽ mô hình cấu tạo cụm ĐT dựa trên VD cụ thể. Yêu cầu Hs cho VD là 1 cụm ĐT rồi xác định phần trước, phần TT, phần sau? 
HSTLN trả lời
- Gv:Hãy tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ cho phần trước, phần sau cụm ĐT? nhận xét phần trước của cụm ĐT bổ sung ý nghĩa cho ĐT về điều gì? phần phụ ngữ sau bổ sung ý nghĩa cho động từ về điều gì?
- Hs: Trả lời.
- Gv: Ơ phần này em cần ghi nhớ những gì? 
- Hs: Trả lời ghi nhớ.
GV chốt ý
Luyện tập
GV hướng dẫn HS làm bài? 
HS đọc yêu cầu của BT và xác định cụm ĐT
GV hướng dẫn HS lm BT
Bi 1,2 HS TLN 3 pht Lm bảng phụ – 
Các nhóm trả lời. GV nhận xét, ghi điểm, chốt ý 
Bi 3 
- Học sinh đọc
- HS làm – đọc – giáo viên nhận xét .
Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng ghi nhớ
- Tìm cụm động từ trong truyện “Treo biển”
- chuẩn bị bài “Tính từ và cụm tính từ”.
+ Đặc điểm của tính từ, cụm tính từ?
+ Các loại tính từ.
I. Tìm hiểu bài 
1. Cum Động từ là gì? 
* Vd1: sgk / 147 
- Đã đi nhiều nơi
-Cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người 
-> Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ.
 => Cụm động từ 
* Vd2: 
- Cụm động từ: Đang cắt cỏ 
- Đặt câu: Tuấn đang cắt cỏ ngoài vườn
-> Chức năng: làm vị ngữ
* Ghi nhớ (SGK/148)
2. Cấu tạo của cụm động từ
a, Mô hình cụm động từ 1 SGK/ 148 
Phần trước
Phần TT
P hần sau
Đang 
cắt 
Cỏ ngoài vườn
b, Từ ngữ làm phụ ngữ:
- Phần trước: Phụ ngữ bổ nghĩa về quan hệ thời gian, tiếp diễn phủ định, khẳng định (Đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, có, không, chẳng, chưa)
- Phần sau: Phụ ngữ bổ nghĩa về đối tượng, hướng địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức, hành động 
* Ghi nhớ sgk/148
II.Luyện tập
Bài 1: Các cụm động từ
Còn đang đùa nghịch ở sau nhà
Yêu thương mẹ hết mực 
Muốn kén cho con một người chồng xứng đáng 
Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán 
Đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ 
Bài 2: Ghép các cụm động từ vào mô hình
Phần trước
Phần TT
Phần sau
c. Đánh 
a.Còn/đanh 
b.
Tìm cách giữ 
Đùa nghịch 
Yêu thương, 
Muốn kén
Sứ thần ở công quán 
Ơ sau nhà
Mị nương hết mực 
Cho con một người chồng xứng đáng
Bài 3. Phụ ngữ “ chưa”, “ không => có ý nghĩa phủ định
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Nhớ các đơn vị kiến thức về động từ
- Tìm cụm động từ trong một đoạn truyện đã học
- Đặtc câu có sử dụng cụm động từ, xác định cấu tạo cụm động từ.
* Bài mới: soạn bài “Tính từ và cụm tính từ”
E/Rút kinh nghiệm
Tuần 15	 Ngày soạn: 27/11/2011
Tiết 60 Ngày dạy: 03/12/2011
 	TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A.Mức độ cần đạt
- Xác định đúng nội dung đề yêu cầu.
- Học sinh biết làm bài văn kể chuyện đời thường
B.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Chấm bài, nhận xét kĩ lưỡng, thống kê các lỗi của học sinh, soạn bài giảng điện tử.
2. Học sinh: Củng cố lại kiến thức co trong hai bài kiểm tra để tự sửa lỗi, rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
C. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: 6a2......................................................
2.Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới :
- Lời vào bài: Tiết học hôm nay cô sẽ trả bài kiểm tra văn và bài viết số 3 cho các em. Các em cần chú ý để nhận ra ưu điểm và hạn chế của mình trong bài viết này nhé. 
- Bài mới:
 Hoạt động của Gv và Hs
 Nội dung kiến thức
- GV: gọi HS nhắc lại đề.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
Dàn ý- thang điểm
- Gv gợi ý Hs lập dàn ý.
- Gv ghi lên bảng dàn bài và thang điểm.
- Hs: Ghi vở để củng cố
Nhận xét chung
- Gv nhận xét chung:
* Ưu điểm : 
* Hạn chế 
Sửa lỗi cụ thể
- Gv: Treo bảng phụ ghi những lỗi sai, yêu cầu Hs sửa lỗi.
- Hs : sửa lỗi.
Đọc bài
đọc bài khá làm mẫu (Anh, Pát)
Trả bài- ghi điểm
Hai HS phát bài cho lớp.
HS đọc bài của nhau và góp ý cho nhau cách sửa.
1.Đề bài: Em hãy kể về thầy (cô) giáo của em ( người quan tâm lo lắng và động viên em học tập)
2.Dàn ý- Thang điểm
a.Dàn ý chi tiết ( xem tiết viết bài)
b.Thang điểm:
Mở bài: (1.0 điểm) Giới thiệu chung về thầy (cô) giáo của em. 
Thân bài: ( 7.0 điểm)
- Kể sơ qua về ngoại hình, tuổi tác, tính tình, công việc.
- Việc làm của thầy (cô) giáo đối với em:
+ Quan tâm lo lắng nhắc nhở em trong học tập
+ Động viên khích lệ em mỗi khi em tiến bộ.
+ Uốn nắn, dạy bảo tỉ mỉ kịp thời.
+ Giúp em lấy lại các kiến thức bị hỏng.
Cách ứng xử của thầy (cô) giáo em đối với lớp, đồng nghiệp.
Kết bài: (1.0 điểm) Cảm nghĩ của em về thầy (cô) giáo.
 Trình bày: (1.0 điểm) sạch sẽ, không sai lỗi chính 
3.Nhận xét chung:
a.Ưu điểm:
- Nắm được nội dung đề yêu cầu: giới thiệu về thầy cô giáo
- Bày tỏ tình cảm chân thành về thầy cô giáo.
b.Hạn chế:
- Không đọc kĩ đề: Tin, Sun
- Sai lỗi chính tả nhiều ( Bích, Tin, Đoàn)
- Chép văn người khác (Quynh, Hung, Linh)
4. Sửa lỗi cụ thể
a.Lỗi kiến thức:
- Không nắm chính xác về họ tên và tuổi tác của thầy cô.
b.Lỗi diễn đạt
- Dùng từ: ngoại hình sạch sẽ-> ngoại hình cân đối, má cô phúng phính-> Bầu bĩnh
- Lời văn
+ Lòng biết ơn em đã trả lại cho cô-> Em luôn luôn biêt ơn dạy dỗ của cô.
+ Khuôn mặt bên trong thì đen bên ngoài thì trắng-> Không rõ nghĩa.
+ Luôn luôn dạy tốt công việc của mình-> luôn hoàn thành tốt công việc của mình.
+ Cô dạy lớp 6 Võ Thị Hoa-> Cô Võ Thị Hoa chủ nhiệm em năm lớp 6.
- Chính tả: suất sắc-> xuất xắc, chứa chang-> chứa chan, bảo bang-> bảo ban, dản dị-> giản dị, tốc-> tóc, dảng bài-> giảng bài, giậy-> dạy, 5.Đọc bài:
6.Trả bài- ghi điểm
4.Hướng dẫn tự học
- Bài cũ: Về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập.
- Bài mới: ôn tập văn kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng.
Bảng thống kê điểm 
Lớp
Sĩ số
 Điểm 
 9-10
 Điểm 
 7-8
 Điểm 
 5-6
 Điểm 
 >TB
 Điểm 
 3-4
 Điểm 
 1-2
 Điểm <TB
6A2
 37
D/Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1415(1).doc