Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 16

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 16

 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Có hiểu biết ban đầu về thể văn tuỳ bút.

 - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nết đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản

dị qua lối viết tuỳ bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.

 II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Thạch Lam.

 - Phong vị đặc sắc nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo và

giản dị : Cốm .

 - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu

cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

 - Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật vật của quê hương.

3. Thái độ:

 - Biết quý trọng những sản vật của quê hương.

 III.CHUẨN BỊ

 Gv: Giáo án, cktkn

 Hs:Bài soạn, sgk

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 
TPPCT:37
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON : CỐM
 (Thạch Lam)
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Có hiểu biết ban đầu về thể văn tuỳ bút.
 - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nết đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản 
dị qua lối viết tuỳ bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam. 
 II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
 - Phong vị đặc sắc nét đẹp văn hoá truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo và 
giản dị : Cốm .
 - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu 
cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu văn bản tuỳ bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm..
 - Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật vật của quê hương.
3. Thái độ: 
 - Biết quý trọng những sản vật của quê hương.
 III.CHUẨN BỊ
 Gv: Giáo án, cktkn
 Hs:Bài soạn, sgk
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc thuộc lòng văn bản:Tiếng gà trưa , nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
 Trình bày cảm nhận của em về bài thơ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 :15p
? Hãy giới thiệu vài nét về tác giả Thạch Lam
GV nói thêm về Thạch Lam : Là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo . Từng tham gia biên tập tờ báo “Phong hóa ngày nay ”Mất vì bệnh lao ở Yên Phụ –Hà Nội.
? Hãy cho biết thể loại của bài “Một thứ ..”
? Em biết gì về thể loại Tuỳ bút ? sgk.
- GV: Đọc mẫu ,nêu yêu cầu đọc ,chú ý hs giọng biểu cảm ở những từ ngữ gợi cảm , nhịp điệu . 
- Gv: Giải thích một số từ khó SGK.
- HS: 3 hs đọc tiếp .
- Dựa vào mạch cảm xúc của tác giả ,em hãy chia bố cục văn bản ? 
- HS: Thảo luận nhóm chia đoạn , 3 đoạn (đánh dấu sgk)
HĐ2
- Theo dõi phần 1 văn bản ,cho biết cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm được tác giả trình bày trong mấy đoạn văn ngắn ?
- HS: 2 đoạn văn
- Mỗi đoạn nói gì ? 
HS: Đ1: Cội nguồn của cốm 
 Đ2 : Nới cốm nổi tiếng 
- Ở đoạn 1 tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh ,chi tiết nào ?
-Em có nhận xét gì về cách dẫn nhập vào bài tuỳ bút này của tác giả ?
 + Cơn gió mùa hạ .tinh khiết à Tự nhiên , gợi cảm. 
 + An tượng của khứu giác “ngửi” à Tạo giá trị biểu cảm cho đoạn văn.
- Cội nguồn của cốm qua cách trình bày của tác giả là do đâu? Câu văn nào cho em biết điều đó ? 
HS : Tự bộc lộ, gạch sgk
- Ở đoạn văn thứ 2 tác giả cho ta biết thêm điều gì về cốm?
? Tại sao Cốm gắn với tên làng Vòng ?
HS: + Làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề làm cốm 
 + Cốm : Dẻo, thơm , ngon nhất (chất lượng )
 + Cô gái làng vòng bán cốm : Xinh đẹp , gọn ghẽ( Hình thức)
- Hình ảnh cô hàng cốm (hình ảnh minh hoạ) áo quần gọn ghẽ với dấu hiệu Thuyền rồng có ý nghĩa gì?
HS: + Cốm gắn liền với vẽ đẹp của người làm ra cốm .
 + Cái cách cốm đến với người thật duyên dáng , lịch thiệp. 
è Vẻ đẹp con người tôn lên vẻ đẹp của cốm 
- Trong những lời văn trên tác giả đã dùng cảm giác và tưởng tượng để miêu tả cội nguồn của Cốm .Hãy nêu tác dụng của cách miêu tả này ?(Vừa gợi hình vừa gợi cảm , khêu gợi cảm xúc và tưởng tượng nơi người đọc .Thể hiện sự tinh tế trong cảm thụ Cốm của tác giả )
- Từ đó em nhận biết được điều gì về sự hình thành của Cốm?
- Theo em tác giả bộc lộ cảm xúc nào qua đoạn văn trên? 
HS : Tự bộc lộ ,giáo viên nhận xét , chốt ý .
GV chuyển ý : 
- Chỉ bằng một câu thôi nhưng tác giả đã khái quát được giá trị của cốm. Theo em câu đó là câu nào ?
 Hs: Nêu và gạch sgk/160
-Qua lời văn đó em hiểu gì về thứ quà :Cốm?
- Những câu văn sau đó tác giả cụ thể hơn giá trị của Cốm như thế nào ?
HS: Cốm : Làm quà sêu tết .Hồng cốm tốt đôi.
- Sự hoà hợp tương xứng của hồng cốm được phân tích trên những phương diện nào ?
 + Màu sắc :không bao giờ có 2 màu hoà hợp hơn
 + Hương vị : Thanh đạm+ ngọt sắc à nâng đỡ nhau
 Nhận xét về phương thức biểu đạt của đoạn văn này?
-Như thế ở đoạn 2 này giá trị của cốm được phát hiện trên những phương diện nào ?
- Ở cuối đoạn 2 nhân nói về những phong tục tốt đẹp của dân tộc tác giả còn thể hiện quan điểm gì ?
HS: Bình luận ,phê phán thói chuộng ngoại không biết thưởng thức sản vật cao quí mà giản dị của truyên thống dân tộc
- Qua đó tác giả muốn truyền tới bạn đọc tình cảm và thái độ nào trong ứng xử với thức quà dân tộc là Cốm?
 HS: Trân trọng ,giữ gìn cốm như 1 vẻ đẹp văn hóa dân tộc
- Ở đoạn cuối tác giả bàn về sự thưởng thức cốm trên hai phương diện,đó là những phương diện nào?(ăn và mua )
-Câu văn nào bàn về cách thưởng thức đó ?
+ HS: Tự bộc lộ 
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn văn này ?
GV bình : Cốm là lộc của trời ,người , thần lúa à Cốm là thức ăn vừa cụ thể vừa trừu tượng do đó đừng thọc tay (dung tục)mà nâng đỡ( tinh tế ) ăn thong thả .
-Như vậy em thấy được thái độ của tác giả như thế nào đối với thứ quà của lúa non.
HOẠT ĐỘNG 3
-Bài tuỳ bút đã thể hiện nội dung và nghệ thuật đặc sắc nào ? 
HS: Đọc ghi nhớ sgk/163
* Thảo luận nhóm
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi ghi ở phiếu
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả: (sgk)
2. Tác phẩm:
- Thể loại: Tuỳ bút. 
- Xuất xứ : Rút tập “Hà Nội băm sáu phố phường “, năm 1943 –Tập tuỳ bút cuối cùng của ông.
3. Đ ọc 
4. Bố cục: 3 đoạn
- P1: Từ đầu.... Như chiếc thuyền rồng =>Cảm nghĩ về nguồn gốc Cốm
- P2: Tiếp .....Cao quý , kín đáo và nhũn nhặn =>Cảm nghĩ về giá trị của cốm.
- P3 : Còn lại =>Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm 
5. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, trữ tình.
III. Phân tích :
1. Cảm nghĩ về nguồn gốc Cốm
- Khi đi qua cánh đồng xanh mùi thơm mát của bông lúa non .
- Trong cái vỏ xanh kia .ngàn hoa cỏ 
- Dưới ánh nắng .của trời .
- Một loạt cách chế biến ,cách làm cốm
 -> Cốm làng Vòng
è Từ ngữ chọn lọc ,tinh tế ,giàu sức biểu cảm .Câu văn có nhịp điệu gần với thơ.
à Cốm là thứ quà đặc biệt của bàn tay khéo léo .
=> Yêu quí tôn trọng cội nguồn trong sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoá dân tộc của Cốm.
2. Cảm nghĩ về giá trị của cốm.
- Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước thức dâng cánh đồng  hương vị mộc mạc ,giản dị ,thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam,.
è Cốm đặc sản của dân tộc.
- Hồng cốm là thứ quà sêu tết .’
à Lời nhận xét ,bình luận ,
à Cốm bình dị, khiêm nhường,
một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hoá gắn liền với phong tục của dân tộc.
3. Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm 
- Ăn: Thong thả từng chút , ngẫm nghĩ .
- Mua: Nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu,mà vuốt ve ,kính trọng lộc của trời cho , người ,thần lúa 
à Lời bàn bạc, khuyên răn hết sức biểu cảm . Cách nhìn văn hoá với việc ẩm thực 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
- Chọn lọc các chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
- Sáng taọ trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, ngắc nhở nhẹ nhàng.
2.Ý nghĩa
 Bài văn là sự thể hện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắn của Thạch Lam về văn hoá và lối sống của người Hà Nội.
4.Củng cố-dặn dò
 Hệ thống kiến thức
 Chuẩn bị bài : “Mùa xuân của tôi” 
Tuần 16
TPPCT:58
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hệ thống hoá kiến thức đã học 
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: Hệ thống về.
 - Cấu tạo từ ( Từ ghép, từ láy ).
 - Từ loại ( Đại từ, Quan hệ từ)
 - Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
 - Từ Hán Việt, các phép tu từ.
2. Kĩ năng: 
 - Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học.
 - Tìm thành ngữ theo yêu cầu.
3. Thái độ: 
 - Ôn tập kĩ để chuẩn bị cho kì thi hết HKI
 III.CHUẨN BỊ
 Gv:Cktkn, giáo án
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập
3. Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
 *HOẠT ĐỘNG 1: I.Ôn tập các loại từ 1. Từ phức
 TỪ PHỨC
TỪ GHÉP TỪ LÁY
CHÍNH PHỤ ĐẲNG LẬP TOÀN BỘ BỘ PHẬN
	P.ÂMĐẦU VẦN
 VD: Ao dài	 Bàn ghế Xinh xinh Mếu máo Loắt choắt 	
2. Đại từ
ĐẠI TỪ
ĐẠI TỪ ĐỂ TRỎ ĐẠI TỪ ĐỂ HỎI
Trỏ về người, Trỏ về Trỏ về hoạt động, Trỏ về người, Trỏ về Trỏ về hoạt động, 
 sự vật số lượng tính chất sự vật số lượng tính chất 
VD: Tôi,ta Bấy,bấy nhiêu Vậy,thế Ai?Gì? Bao nhiêu,bấy nhiêu Sao?Thế nào?
3. Quan hệ từ
Ý NGHĨA
CHỨC NĂNG
DANH TỪ,ĐỘNG TỪ,TÍNH TỪ
QUAN HỆ TỪ
Biểu thị người,sự vật,hoạt động,tính chất
Có khả năng làm thành phần của cụm từ,câu
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
- Liên kết các thành phần của cụm từ,câu
4. Từ Hán Việt
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- Từ đồng nghĩa có mấy loại ?
HS: Suy nghĩ trả lời
- Thế nào là từ trái nghĩa ?
- Tìm một số từ trái nghĩa với từ bé, thắng, chăm chỉ?
 Thế nào là từ đồng âm. Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩ
HS: Suy nghĩ trả lời
- Thế nào là từ thành ngữ ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì trong câu 
- Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau:
	+ Bách chiến bách thắng
	+ Bán tín bán nghi
	+ Khẩu phật tâm xà
+ Kim chi ngọc diệp
- Hãy thay thế những từ ngữ in đậm trong các câu sau đây bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương.
- Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng.
- Phải cố gắng đến cùng
- Cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con cái.
- Giàu có, nhiều tiền bạc, trong nhà 
- Không thiếu thứ gì.
II. TỪ ĐỒNG NGHIÃ,TỪ TRAÍ NGHIÃ, TỪ ĐỒNG ÂM, THÀNH NGỮ, ĐIỆP NGỮ,
1. Từ đồng nghĩa:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Từ đồng nghĩa có 2 loại :
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn không phân biệt nhau về sắc thái và những từ đồng nghĩa không hòan toàn ( có sắc thái ý nghĩa khác nhau)
2. Từ trái nghĩa:
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Bé = to, lớn.
- Thắng = Bại
- Chăm chỉ = siêng năng, cần cù
3 Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
+ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh.
+ Từ nhiều nghĩa là một từ có nhiều nghĩa.
4. Thành ngữ:
- Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ 
 => Trăm trận trăm thắng
=> Nửa tin nửa ngờ.
=> Miệng nam mô bụng một bồ dao găm.
=> Cành vàng lá ngọc
 Đồng không mông quạnh.
 Còn nước còn tát.
 Mũi dại lái chịu đòn.
 Tiền rừng bạc bể, nức đố đổ vách.
5- Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
- Có 3 dạng Đngữ : Đngữ cách quãng, Đngữ nối tiếp, Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng)
4,Củng cố-dặn dò
- Ôn bài kỹ cá bài tiếng việt đã học 
 - Chuẩn bị phần chương trình địa phương
Tuần 16
TPPCT:59
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
I/ MỨC ĐỘCẦN ĐẠT:
- Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức, kĩ năng đã đọc ở phần đọc- hiểu các văn bản trữ tình ở học kì I.
II/ TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1.Kiến thức: 
 - Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
 - Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm. 
 - Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm. 
 2.Kĩ năng.
 - Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.
 - Tạo lập một văn bản biểu cảm.
 3.Thái độ: Tình cảm thiêng liêng, gắn bó đối với con người, cảnh vật, quê hương, đất nước. 
III/ CHUẨN BỊ
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp:.
 2.Kiểm tra bài cũ (3p):Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung 
HĐ1(15)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học 
- Thế nào là văn biểu cảm?
- Bố cục của bài văn biểu cảm gốm mấy phần?
- Trình bày cách lập ý cho bài văn biểu cảm?
- Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm?
HĐ2(25p)
- Em hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào?
-Văn miêu tả: Nhằm tái hiện lại đối tượng(người, vật, cảnh vật) sao cho người ta cảm nhận được nó. Miêu tả hay sử dụng tính từ, ẩn dụ, so sánh 
- Văn biểu cảm: Mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
- Hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào?
- Văn tự sự: là phương thức kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành 1 kết thúc. 
- Còn văn biểu cảm tự sự chỉ để làm nền nói lên cảm xúc qua sự việc. Do đó, tự sự trong văn biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc ấn tượng, sâu đậm, chứ không còn đi sâu vào nguyên nhân, kết quả 
- Tự sự: Là giới thiệu, kể, xác định các con người, sự việc và diễn biến của chúng 
- Biểu cảm: Thường là lời thơ trữ tình vút lên trong tự sự với những dấu hiệu như đã nói trên 
- Tự sự miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng phục tùng nhiệm vụ biểu cảm như thế nào?
- Do đó tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể 
- Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao?
- Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ. Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ. Vì văn biểu cảm còn gọi là văn bản trữ tình bao gồm các thể loại như thơ, ca dao  để biểu hiện tình cảm, bộc lộ cảm xúc, ý nghĩa thầm kín
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 4 
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 5
I/ Hệ thống hóa kiến thức 
- Đặc điểm của văn biểu cảm: là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Bố cục của bài văn biểu cảm: 3 phần
- Lập ý cho bài văn biểu cảm.
- Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn biểu cảm.
II/ Luyện tập
 1.Các kiểu văn bản:
-Văn miêu tả: Nhằm tái hiện lại đối tượng(người, vật, cảnh vật)
- Văn tự sự: là phương thức kể lại một chuỗi sự việc
- Văn biểu cảm: Mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó mà nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Do đặc điểm này mà văn biểu cảm thường sử dụng so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
 2. Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm: 
 So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ. Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ. Chọn đọc một số ví dụ minh hoạ trong các văn bản đã học
4.Củng cố-dặn dò
- Tìm ý và sắp xếp ý để làm một bài văn theo đề bài văn biểu cảm. 
- Học lại ghi nhớ. Làm bài tập. 
Tuần 16
TPPCT:60
MÙA XUÂN CỦA TÔI 
 – Vũ Bằng-
I/ MỨC ĐỘCẦN ĐẠT:
Cảm nhận tình yêu quê hương của một người miền Bắc sống ở miền Nam qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo.
II/ TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 
 1.Kiến thức: 
 - Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng.
 - Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “ sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
 - Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm: lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.
 2.Kĩ năng:
 - Đọc- hiểu văn bản tùy bút.
 - Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm. 
 3.Thái độ: Tình cảm thiêng liêng, gắn bó đối với quê hương, đất nước. 
III.CHUẨN BỊ
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2.Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận của em sau khi học văn bản: Một thứ quà của lúa non – Thạch
Lam?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung 
HĐ1
- Nêu đôi nét tác giả,tác phẩm?
- Bài văn có mấy đoạn nội dung của mỗi đoạn là gì? Sự liên kết giữa các đoạn như thế nào? Bố cục gồm ba đoạn như sau:
- Đoạn mở đầu(từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”):Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu,tự nhiên.
- Đoạn 2:(từ “tôi yêu sông xanh” đến “mở hội liên hoa”):Cảnh sắc không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
- Đoạn 3(phần còn lại): cảnh sắc riêng của trời đất mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc(các câu,các đoạn trong bài văn có một sự liên kết và nối liền với nhau một cách hợp lý và tự nhiên)
Hđ2
- Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào? Qua những chi tiết gì?
- Cảnh sắc thiên nhiên: mưa riêu riêu, gió lành lạnh.
- Không khí mùa xuân ấm áp nồng nàn đến từ những âm thanh của tiếng nhạn, tiếng trống chèo, câu hát huê tình,từ khung cảnh với bàn thờ,đèn nến, hương trầm, từ không khí gia đình đoàn tụ tràn ngập niềm yêu thương.
- Mùa xuân đã mang lại và khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Nhận xét về giọng điệu và ngôn ngữ trong đoạn văn?
- Không khí của cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm thánh giêng có nét gì riêng biệt. Nhận xét về cách thể hiện của tác giả ở đoạn văn này 
- Tác giả không dừng lại ở miêu tả cảnh vật mà tập trung thể hiện nổi bật sức sống của mùa xuân, thiên nhiên và trong lòng người bằng nhiều hình ảnh và so sánh cụ thể: “nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên”, bằng giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết của tác giả đã tạo nên sức truyền cảm của đoạn văn.
- Nhận xét?
- Tác giả phát hiện và miêu tả sự thay đổi chuyển biến của không khí và cảnh sắc thiên nhiên:
 “Tếtchưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mát;mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng thay cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ”.
- Nêu cảm nhận đậm nét nhất của em về cảnh sắc mùa xuân, tình cảm của tác giả và ngòi bút tinh hoa tinh tế của tác giả? 
HĐ3
- Nêu giá trị về nội dung, nghệ thuật của tác giả
GV cho HS đọc phần ghi nhớ
I/ Giới thiệu chung:
 1.Tác giả: Vũ Bằng(1913-1984), tại Hà Nội. Nhà văn, nhà báo có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí.
 2.Tác phẩm
+ Xuất xứ: Trích từ tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt của tập tùy bút- bút kí Thương nhớ mười hai
+ Thể loại: Tùy bút
3. Đọc
 4 Phương thức biểu đạt: Văn biểu cảm 
 5 Bố cục: 3 phần
II Phân tích: 
 1.Cảnh sắc và không khí mà xuân ở đất trời và lòng người
- Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình
- Nhựa sống trong người căng lên ® Sức sống mạnh mẽ 
® Hình ảnh gợi cảm, so sánh cụ thể, giọng điệu sôi nổi thiết tha 
2.Cảnh sắc riêng của sắc trời mùa xuân từ khoảng sau rằm tháng giêng:
- Đào hơi phai nhưng nhụy còn phong, cỏ không mướt xanh  nhưng lại nức mùi hương man mác 
- Mưa xuân thay thế cho mưa phùn
® Cảnh sắc thay đổi, biến chuyển 
® Chi tiết hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh tế
 III. Tổng kết- Ghi nhớ(SGK/178)
Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận về mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê.
Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở- một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.
 4.Củng cố-dặn dò
 Hệ thống kiến thức. Chuẩn bị thi HKI
 Tuần 16
TPPCT: 57-60
Ngày 3/12/2012
Châu Thanh Gương

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16l71213.doc