Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 22

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 22

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Sơ giảng tác giả Đặng Thai Mai. Những đặc điểm của Tiếng Việt.

 Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.

 2. Kỹ năng

 Đọc – Hiểu văn bản nghị luận.

 Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm trong văn bản.

 Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả trong văn bản.

3. Thái độ:

- HS cảm nhận được sự giầu đẹp của tiếng Việt và tự hào về ngôn ngữ của tiếng mình.

II. Chuẩn bị

1. Thầy: Tư liệu về tác giả, tác phẩm

2. Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK

III. Tiến trình bài dạy

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 ( Tieát 85- 88)
Tiết 85- Văn bản 
 Sù giµu ®Ñp cña TiÕng ViÖt 
 (Trích ) 	Đặng Thai Mai
Giảng 7A..............
 7B...............
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Sơ giảng tác giả Đặng Thai Mai. Những đặc điểm của Tiếng Việt.
 Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
 2. Kỹ năng 
 Đọc – Hiểu văn bản nghị luận.
 Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm trong văn bản.
 Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả trong văn bản.
3. Thái độ: 
- HS cảm nhận được sự giầu đẹp của tiếng Việt và tự hào về ngôn ngữ của tiếng mình.
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Tư liệu về tác giả, tác phẩm
2. Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Nghệ thuật lập luận trong văn bản 'Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" ?
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: HS đọc và tìm hiểu chú thích
GV Hướng dẫn HS đọc: đọc rõ ràng mạch lạc, khi thể hiện những câu dài, nhiều thành phụ, giọng nhấn mạnh.
GV đọc mẫu một đoạn -> HS đọc -> Nhận xét.
HS đọc chú thích* (SGK - T.36)
GV khái quát: 
HS tìm hiểu chú thích (1, 2, 3, 4, 5)
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung văn bản 
GV: Tác giả đã dùng phương thức nào để tạo lập văn bản này? Vì sao em xác định đây là phương thức nghị luận?
HS: - Vì văn bản này chủ yếu là lí lẽ và dẫn chứng.
GV: Theo em, mục đích nghị luận của tác giả trong văn bản này là gì?
HS: - Khẳng định sự giầu đẹp của tiếng Việt để mọi người tự hào và tin tưởng vào tương lai của tiếng Việt.
GV: Tìm bố cục của bài văn và nêu ý chính của mỗi đoạn?
HS: - Nêu bố cục 
GV nhận xét -> kết luận
+ Đoạn 1: Từ đầu -> qua các thời kì lịch sử: Nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.
+ Đoạn 2: còn lại: Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
Bước 1: Nhận định về phẩm chất của tiếng Việt
HS đọc đoạn 1 của bài
GV: Câu văn nào khái quát phẩm chất tiếng Việt?
HS: - Câu mở đầu
GV: Từ nhận xét đó, tác giả đã phát hiện phẩm chất tiếng Việt trên những phương diện nào?
HS: +Tiếng Việt đẹp
 + Tiếng Việt hay
GV: Tính chất giải thích của đoạn văn này được thể hiện bằng một cụm từ lặp lại. Đó là cụm từ nào?
HS: - Nói thế có nghĩa là nói rằng.
GV: Vẻ đẹp của tiếng Việt được giải thích trên những yếu tố nào?
HS: Trả lời
GV: Dựa trên căn cứ nào để tác giả nhận xét tiếng Việt là một thứ tiếng hay?
HS: Trả lời
GV: Đoạn văn này liên kết ba câu với ba nội dung:
Câu1: “Tiếng Việt cóthứ tiếng hay” nêu nhận xét khái quát về phẩm chất tiếng Việt.
Câu 2: “Nói thếcách đặt câu”giải thích cái đẹp của tiếng Việt.
Câu 3: “Nói thế thời kì lịch sử” giải thích cái hay của tiếng Việt.
GV: Qua đó, em thấy cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt?
HS: - Ngắn gọn, rành mạch
 - Đi từ khái quát đến cụ thể
GV: Cách lập luận này có tác dụng gì?
HS: - Người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
 ( SGK)
II. Tìm hiểu văn bản
A. Tìm hiểu chung 
- Phương thức nghị luận chứng minh.
- Bố cục: Hai phần
B. Phân tích
1. Nhận định về phẩm chất của tiếng Việt.
- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
* Thứ tiếng đẹp: 
- Nhịp điệu: hài hoà về âm hưởng, thanh điệu.
- Cú pháp: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
* Thứ tiếng hay:
+ Đủ khẳ năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam.
+ Thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.
- Cách lập luận ngắn gọn, rành mạch, đi từ khái quát đến cụ thể.
=> Người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
4. Củng cố:
	- Tiếng Việt có những phẩm chất nào ?
	- Tác giả đã sử dụng phương thức nào để tạo lập văn bản ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Đọc lại toàn bộ văn bản.
	- Học và nắm được nội dung bài học qua phần phân tích.
	- Soạn tiếp bài giờ sau tiếp tục tìm hiểu.
Tiết 86 – Văn bản 	Sù giµu ®Ñp cña TiÕng ViÖt
 (Tiếp theo) Đặng Thai Mai
Giảng 7A..............
 7B...............
I. Mục tiêu cần đạt: ( Như tiết 85)
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Thầy: Tham khảo tài liệu "Hướng dẫn đọc- hiểu Ngữ văn 7" 
2. Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra : Theo tác giả Đặng Thai Mai tiếng Việt có những phẩm chất nào ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu cái đẹp và sự giầu có của tiếng Việt. 
- Tiếng Việt đẹp:
HS theo dõi đoạn 2
GV: Để chứng minh vẻ đẹp của tiếng việt, tác giải dựa trên những đặc sắc nào trong cấu tạo của nó ?
HS: - Giàu chất nhạc 
 - Rất uyển chuyển trong câu kéo 
GV: Chất nhạc của tiếng việt được xác nhận trên các chứng cớ nào trong đời sống trong khoa học? 
HS: + đời sống: ấn tượng của người nước ngoài có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta đều nhận xét: Tiếng việt là thứ tiếng giàu chất nhạc. 
+ Khoa học: hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú  giàu thanh điệu .. giàu hình tượng ngữ âm 
GV: Tính uyển chuyển trong câu kéo tiếng việt tác giả đã xác nhận trên chứng cớ đời sống nào ?
HS: - Nhận xét của một giáo sĩ nước ngoài ..
GV: Em hãy giúp tác giả bằng cách đưa một dẫn chứng để chứng minh cho câu tiếng việt rất uyển chuyển ?
HS: - người sống, một đống vàng 
GV: Em hãy nhận xét cách nghị luận của tác giả về vẻ đẹp của tiếng việt ?
HS: - kết hợp chứng cớ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc 
- Tiếng Việt hay
GV: Theo dõi đoạn tiếp theo và cho biết: tác giả quan niệm như thế nào là 1 thứ tiếng hay?
HS: Trả lời
GV: Dựa trên các chứng cớ nào để tác giải xác nhận các khả năng hay đó của tiếng việt? 
HS: + Tg quan niệm: Thoả mãn nhu cầu trao đổi tính cảm ý nghĩa giữa người với người; thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày 1 phức tạp 
+ Chứng cớ: dồi dào về cấu tạo từ ngữ ..hình thức diễn đạt 
- Từ vựng - Ngữ pháp 
GV: Hãy giúp tác giả làm rõ thêm các khả năng đó của tiếng việt bằng 1 vài dẫn chứng cụ thể trong ngôn ngữ văn học và trong đời sống ?
HS: - Sắc thái xanh trong thơ Chinh phụ ngâm :
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu 
 Ngàn dâu xanh ngắt 1 màu ..
 - Các sắc thái khác nhau của đại từ ta trong thơ Bà Huyện Thanh Quan (Một mảnh tình riêng ta với ta) so với thơ Nguyễn Khuyến (Bác đến chơi đây, ta với ta)
GV: Nhận xét cách lập luận của tác giả về tiếng việt hay trong đoạn văn này ? 
HS: - Dùng lí lẽ và dẫn chứng khoa học , thuyết phụ bạn đọc ở sự chính xác khoa học mà tin vào cái hay của tiếng việt 
GV: Quan hệ giữ hay và đẹp trong tiếng việt diễn ra như thế nào?
HS: - quan hệ gắn bó: cái đẹp của tiếng việt đi liền với cái hay, ngược lại cái hay cũng tạo ra vẽ đẹp của tiếng việt. 
GV: Bài văn nghị luận này mang lại cho em những hiểu biết sâu sắc nào về tiếng Việt ?
HS: - Tiếng việt là một thứ tiếng vừa đẹp vừa hay. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nghệ thuật nghị luận.
GV: Ở bài văn này, nghệ thuật nghị luận của tác giả có gì nổi bật?
HS: Trình bày
GV: Văn bản này cho thấy tác giả là người NTN?
HS: - Nhà khoa học am hiểu tiếng Việt.
- Trân trọng giá trị của tiếng Việt.
- Yêu tiếng mẹ đẻ.
- Có tinh thần dân tộc.
- Tin tưởng vào tương lai tiếng Việt.
GV: Trong học tập và trong giao tiếp, em đã làm gì cho sự giầu đẹp của tiếng Việt?
HS: Tự bộc lộ
HS đọc phần ghi nhớ SGK
2. Biểu hiện giàu đẹp của tiếng Việt
* Tiếng Việt đẹp như thế nào
- Giàu chất nhạc: 
+ Trong cuộc sống: ấn tượng của người nước ngoài có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta đều nhận xét: Tiếng việt là 1 thứ tiếng giàu chất nhạc. 
+ Trong khoa học : Hệ thống nguyện âm và phụ âm khá phong phú .. giàu thanh điệu .. giàu hình tượng ngữ âm. 
- Rất uyển chuyển trong câu kéo 
+ trong đời sống : Nhận xét của một giáo sĩ nước ngoài. Tiếng việt những câu tục ngữ. 
	Kết hợp chứng cớ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở ên sâu sắc 
* Tiếng Việt hay như thế nào 
- Thoả mãn về nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩa giữa người với người. 
- Thoả mãn về yêu cầu của đời sống văn hoá ngày một phức tạp. 
+ Tiếng việt có khả năng rồi rào về cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt. 
+ Từ vựng : ngày một nhiều 
+ Ngữ pháp : cũng dần trở nên uyễn chuyển hơn , chính xác hơn 
+ Ngữ âm : tiếng việt không ngừng đặt ra những tư mới , những cách nói mới 
=> Dùng lí lẽ và dẫn chứng khoa học để thuyết phục người đọc, người nghe .
- Quan hệ giữa hay và đẹp trong tiếng Việt gắn bó với nhau, cái đẹp của tiếng Việt đi liền với cái hay và ngược lại.
3. Nghệ thuật nghị luận
- Kết hợp, giải thích, chứng minh, bình luận.
- Lập luận chặt chẽ.
- Dẫn chứng toàn diện, bao quát.
- Sử dụng biện pháp mở rộng câu.
* Ghi nhớ (SGK- T.37)
4. Củng cố:
? Muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt chúng ta phải làm gì ?
 ( Phát âm chính xác, khắc phục nói ngọng, nói nhanh nói lắp, nghĩ kĩ rối mới nói, không học theo, dùng tiếng lóng, không nói tục.)
5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học bài theo phần phân tích và học thuộc ghi nhớ SGK
 - Làm tiếp bài tập 2 (T.37)
 - Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu.
Tiết 87- Tiếng Việt Thªm tr¹ng ng÷ cho c©u
Giảng 7A..............
 7B...............
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.
- Biết phân loại trạng ngữ theo nội dung mà nó biểu thị.
- Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học.
2. Kĩ năng: 
- HS biết thêm các thành phần trạng ngữ cho câu vào các vị trí khác nhau.
3. Thái độ: 
- Rèn kĩ năng tìm hiểu các loại trạng ngữ và sử dụng trạng ngữ phù hợp.
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: - Bảng phụ (Bài tập nhanh - phần I)
2. Trò: Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra: Nêu khái niệm câu đặc biệt? Cho ví dụ?
3. Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đăc điểm của trạng ngữ.
GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK.
HS đọc ví dụ
GV: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên? Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
HS: Lên bảng xác định, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu?
HS: - Có thể chuyển sang nhiều vị trí khác nhau. Giữa trạng ngữ với chủ ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. Trong trường hợp trạng ngữ đặt ở cuối câu thì yêu cầu này là bắt buộc vì nếu không nó sẽ được hiểu là phụ ngữ của một cụm động từ hay cụm tính từ trong câu.
GV yêu cầu HS chuyển trạng ngữ trong những câu ví dụ vừa tìm được.
HS: Trả lời
GV: Qua các ví dụ trên, em hãy cho biết trạng ngữ được thêm vào trong câu nhằm bổ sung những nội dung gì? Trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào trong câu và được đánh dấu như thế nào khi viết hoặc nói?
HS đọc ghi nhớ SGK
Bài tập nhanh: (bảng phụ)
- Xác định trạng ngữ trong các câu sau: (Các trạng ngữ in đậm)
+ Trên đường về nhà, chúng em gặp bạn Nam. (Trạng ngữ không gian)
+ Vì ốm, bạn Nam phải nghỉ bốn ngày. (Trạng ngữ nguyên nhân)
+ Để tránh tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông. (Trạng ngữ mục đích)
+ Bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, họ đã sản xuất được nhiều hàng hoá chất lượng cao. (Trạng ngữ phương tiện)
GV: Để làm sáng tỏ hoàn cảnh cho sự việc được nói đến trong câu có thể thêm nhiều trạng ngữ.
Ví dụ: Ngoài sân, trong giờ ra chơi, các bạn lớp em chơi đá cầu, các bạn lớp bên chơi trốn tìm.
Hoạt động 2: Luyện tập
HS đọc yêu cầu bài tập
HS thảo luận nhóm
- Cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì trong từng câu?
+ Nhóm 1, 2, 3 (Câu a, b)
+ Nhóm 4, 5, 6 (Câu c, d)
 Đai diện nhóm trình bày 
 GV nhận xét- Kết luận
HS đọc hai đoạn trích
GV: Hãy tìm trạng ngữ trong các đoạn trích 
HS: Tìm và trả lời
GV: Kể thêm những loại trạng ngữ khác mà em biết. Cho ví dụ minh hoạ. 
I. Đặc điểm của trạng ngữ
* Ví dụ: (SGK-T.39)
* Nhận xét: 
- Dưới bóng cây xanh -> Bổ sung về địa điểm.
- đã từ lâu đời -> Bổ sung về thời gian.
- đời đời, kiếp kiếp -> Bổ sung về thời gian.
-từ nghìn đời nay -> bổ sung về thời gian.
+ Vị trí: đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu.
* Ghi nhớ: (SGK-T.39)
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (T.39- 40)
- Cụm từ mùa xuân
+ Câu a: Chủ ngữ, vị ngữ
+ Câu b: Trạng ngữ
+ Câu c: Phụ ngữ của cụm động từ
+ Câu d: Câu đặc biệt
2. Bài tập 2- 3 (T. 40)
Xác định trạng ngữ
a. - như báo trước mùa về tinh khiết: Trạng ngữ thời gian
- khi đi qua những cánh đồng xanh: Trạng ngữ thời gian.
- trong cái vỏ xanh kia: Trạng ngữ không gian.
- dưới ánh nắng: Trạng ngữ không gian.
b. với khả năng thích ứng trên đây: Trạng ngữ nguyên nhân.
4. Củng cố:
 - Nêu đặc điểm của trạng ngữ? 
Bài tập:
Cho các trạng ngữ sau, hãy thêm các cụm C - V để tạo thành câu cho thích hợp:
a. Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường. //
b. Vào mùa thu, //
c. Trong lớp, //
* Gợi ý: Có thể tìm bằng cách đặt câu hỏi 
Ví dụ: Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường, xảy ra chuyện gì?
Tham khảo cách điền sau:
a. Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường, các bạn lớp em đang bàn tán về trận đấu bóng đá chiều qua.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Viết đoạn văn ngắn có sử dụng trạng ngữ. Chỉ ra các trạng ngữ đó và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu.
 	 - Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
Tiết 88- Tập làm văn T×m hiÓu chung vÒ 
phÐp lËp luËn chøng minh
Giảng 7A..............
 7B...............
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS: 
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh. 
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh.
3. Thái độ: 
- Có ý thức vận dụng phép lập luận chứng minh vào bài viết tập làm văn.
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Tham khảo tài liệu "Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 7"
2. Trò: Đọc và tìm hiểu bài
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận?
3. Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục đích và phương pháp chứng minh.
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu chứng minh trong đời sống.
GV: Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh?
HS: - Khi cần chứng tỏ cho người khác tin lời nói của mình là sự thật. Ví dụ: Khi đưa ra tấm chứng minh thư là chứng minh tư cách công dân, khi đưa ra giấy khai sinh là đưa ra bằng chứng về ngày sinh...
GV: Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào?
HS: - Đưa ra những bằng chứng thuyết phục, bằng chứng ấy có thể là nhân chứng, vật chứng, sự việc số liệu
GV: Từ đó rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?
HS: Trả lời
Bước 2: Tìm hiểu chứng minh qua văn bản chứng minh.
GV: Trong văn bản nghị luận, khi nào người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?
HS: - Muốn chứng minh vấn đề cũng chỉ có cách dùng lí lẽ, lời văn trình bày, lập luận để làm sáng rõ vấn đề.
HS: đọc văn bản “Đừng sợ vấp ngã” và đọc phần chú thích.
GV: Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì?
HS: - Nhan đề là luận điểm, là tư tương cơ bản của bài nghị luận. Luận điểm đó còn được nhắc lại ở câu kết: “Vậy xin bạn chơ lo sợ thất bại”. 
GV: Hãy tìm những câu mang luận điểm đó?
HS: + Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
 + Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
 + Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
GV: Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã” bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin cậy không?
HS: - Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, tác giả đã sử dụng phương pháp lập luận chứng minh bằng một loạt các sự thật có độ tin cậy và sức thuyết phục cao. Nói cách khác, mục đích của phương pháp lập luận chứng minh là làm cho người đọc tin luận điểm mà minh sẽ nêu ra.
GV: Mục đích của phương pháp lập luận chứng minh là làm cho người đọc tin cậy luận điểm mà mình nêu ra.
GV: Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì? 
HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: HS luyện tập
HS đọc bài văn : Không sợ sai lầm (SGK-T.43)
GV: Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó?
HS thảo luận, trả lời:
GV: Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? 
HS: Thống kê -> trình bày.
GV: Những luận cứ ấy có hiển nhiên , có sức thuyết phục không?
HS: - Đó là những chứng cú hiển nhiên , có sức thuyết phục khiến người đọc, người nghe có nhiều nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.
GV: Cách lập luận chứng minh ở bài này có gì khác so với bài “đừng sợ vấp ngã”?
HS: - Bài " Đừng sợ vấp ngã "nêu dẫn chứng cụ thể.
 - Bài "Không sợ sai lầm ": Nêu dẫn chứng không cụ thể.
I. Mục đích và phương pháp chứng minh
1. Chứng minh trong đời sống.
- Chứng minh là đưa ra những bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (luận điểm) nào đó là chân thực.
2. Chứng minh qua văn bản
Văn bản: Đừng sợ vấp ngã
- Luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã.
- Cách lập luận: Đưa ra tình huống vấp ngã -> đưa ví dụ về sự vấp ngã -> đi đến kết luận. 
=> Dẫn chứng: Dùng sự thật ai cũng công nhận, chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác -> Lập luận chặt chẽ.
* Ghi nhớ: (SGK-T.42)
II. Luyện tập:
* Bài văn: Không sợ sai lầm
- Luận điểm: Không sợ sai lầm, dù có phạm sai lầm thì vẫn suy nghĩ rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
- Câu mang luận điểm: 
+ Đầu đề bài văn
+ “Một người tự lập được”
+ Thất bại là mẹ đẻ của thành công,
+ Những người của mình.
- Luận cứ: 
+ Nếu muốn sống mà không phạm chút sai lầm chỉ là ảo tưởng
+ Nếu sợ thất bại thì không làm được việc gì. Sai lầm đem bài học cho đời.
+ Nếu sợ sai lầm thì chẳng dám làm gì
+ Chẳng ai thích sai lầm?
- Cách lập luận: Nêu dẫn chứng không cụ thể.
4. Củng cố:
- Phép lập luận chứng minh trong văn nghị luận?
 	- Lí lẽ, dẫn chứng muốn thuyết phục phải như thế nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
 	- Học thuộc phần ghi nhớ. 
 - Xem lại bài luyện tập
- Sưu tầm những bài văn nghị luận chứng minh.
- Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 22(1).doc