Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 23

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 23

 I-MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức:

- Hiểu được khái nệm ca dao – dân ca.

 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề tình cảm gia đình.

 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận ca dao.

 3/ Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình.

 II-CHUẨN BỊ:

1/Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.

- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. Soạn giáo án.

 2/Chuẩn bị của HS: bài soạn theo hướng dẫn của GV.

 III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 22 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9
Tuần 3 Ngày soạn: 23 /8/2010	 	 Ngày giảng: 24 /8/2011 CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
 I-MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: 
- Hiểu được khái nệm ca dao – dân ca.
 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề tình cảm gia đình.
 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận ca dao.
 3/ Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình.
 II-CHUẨN BỊ:
1/Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.
- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. Soạn giáo án.
 2/Chuẩn bị của HS: bài soạn theo hướng dẫn của GV.
 III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: ( 1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
Trả lời: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng.Mọi người nên bảo vệ và giữ gìn.
 3/ Giảng bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
 -Mục tiêu:tạo tâm thế cho học sinh
 -Phương pháp thuyết trình
 -Thời gian: (1p)
 Mỗi người đều được sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi gia đình. Mái ấm gia đình dẫu có đơn sơ đến đâu cũng là nơi nuôi dưỡng suốt cuộc đời ta. Bởi thế tình yêu gia đình như nguồn mạch chảy mãi trong lòng mỗi con người. Bài học này sẽ giúp em cảm nhận rõ hơn điều đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
-Mục tiêu:Khái niệm ca dao, dân ca:
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề.
-Thời gian: 10p
I- Tìm hiểu chung:
 1.Khái niệm ca dao, dân ca:
- Ca dao: lời thơ của
- Yêu cầu HS đọc chú thích (*) sgk.
- HS đọc.
s Thế nào là ca dao, dân ca?
GV: Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình phản ánh thế giới tâm hồn của con người.
-GV hướng dẫn cách đọc: Chú ý nhịp ngắt ở câu dòng 8 chữ (ngắt2/2/2/2 hoặc4/4
- GV đọc mẫu và yêu cầu HS đọc.
-Yêu cầu HS đọc các từ chú thích
4Dựa vào chú thích (*)để trả lời.
- Nghe thực hiện.
- Đọc theo yêu cầu của GV.
- Đọc các chú thích
dân ca và cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
-Dân ca: những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
 2.Đọc và tìm hiểu chú thích:
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết.
-Mục tiêu:Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề tình cảm gia đình
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề.
-Thời gian: 20p
II.Tìm hiểu chi tiết.
s Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói về ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
4B1:Lời của mẹ ru con,nói với con, nội dung bài ca dao nói lên điều đó.
B2:Lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ; lời ca hướng về mẹ và quê mẹ, không gian “ngõ sau”, “bến sông” thường gắn với tâm trạng người phụ nữ.
B3:Lời cháu con nói với ông bà hoặc người thân; đối tượng của nỗi nhớ là ông bà.
B4:Có thể là lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu hay của anh em ruột thịt nói với nhau; nội dung câu hát nói lên điều đó.
- GV yêu cầu HS đọc lại bài 1.
s Bài ca dao này đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của nó?
4 So sánh ->Thấy rõ hơn công lao trời biển của cha mẹ.
- HS đọc.
4 So sánh ->Thấy rõ hơn công lao trời biển của cha mẹ.
* Bài1:
s Nhận xét của riêng em về hai hình ảnh: “núi ngất trời”, “biển rộng mênh mông”?
Gợi: Được miêu tả như thế nào? Xuất hiện như thế nào trong câu ca dao? Những điều đó có tác dụng gì?
4 Hai hình ảnh được miêu tả bằng những định ngữ chỉ mức độ và được nhắc lại hai lần -> Hai hình ảnh to lớn, cao rộng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả công ơn của cha mẹ.
HS trả lời
s Câu ca dao mang âm điệu gì? Âm điệu ấy giúp thể hiện điều gì?
4 Lời ru gần gũi, ấm áp, thiêng liêng -> bài ca như lời tâm tình thành kính, sâu lắng.
4 Lời ru gần gũi, ấm áp, thiêng liêng -> bài ca như lời tâm tình thành kính, sâu lắng.
-Âm điệu lời ru, biện pháp so sánh.
s Nhận xét về ngôn ngữ của bài ca dao?
4 Giản dị mà sâu sắc.
s Tìm những câu ca cũng nói về công cha nghĩa mẹ như bài 1?
4 “Ơn cha nặng lắm  chín tháng cưu mang”. “ Công cha như núi đạo con”;“Ngày nào em bé  ngày ước ao”
HS trả lời
s Như vậy, tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là gì?
-> Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con trước công lao to lớn ấy.
HS cùng suy nghĩ.
-> Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con trước công lao to lớn ấy.
- GV yêu cầu HS đọc bài 2.
- HS đọc.
 * Bài 2:
s Tiếng nói tâm trạng của người con gái trong bài ca dao này là gì?
4 Nỗi buồn, xót xa, nhớ quê, nhớ mẹ.
s Cảm nhận của em về thời gian trong bài ca dao này? 
Gợi:Tại sao là “chiều chiều”? Thời gian đó gợi lên điều gì?
4 Nhiều buổi chiều. Đây là thời gian gợi buồn gợi nhớ, chiều là lúc mọi người đoàn tụ còn người con gái này lại bơ vơ nơi xứ người.
HS cùng suy nghĩ.
s Không gian “ngõ sau” gợi cho em suy nghĩ gì? Biện pháp nghệ thuật gì được vận dụng cho hình ảnh này?
4 “Ngõ sau” gợi sự vắng vẻ, heo hút làm tăng lên cảm giác cô đơn khi xa quê.“Ngõ sau” là hình ảnh ẩn dụ.
-Hình ảnh ẩn dụ
-Hình ảnh ẩn dụ.
s Cứ từng chiều xuống, ra đứng ở ngõ sau, cô gái có những nỗi niềm gì?
GV: nói thêm về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài ca dao chỉ có hai câu ngắn gọn,mộc mạc thế mà đau khổ, yêu thương nhức buốt.
4Nỗi nhớ về mẹ, về quê nhà, nỗi đau buồn tủi của kẻ là con phải xa cách cha mẹ. Có thể, có cả nỗi nhớ về một thời con gái đã qua, nỗi đau về cảnh ngộ khi ở nhà chồng
Học sinh cùng thảo luận.
s Nội dung bài ca dao thứ hai?
4Tâm trạng, nỗi buồn xót xa, sâu lắng của người con gái lấy chồng xa quê, nhớ mẹ.
->Tâm trạng, nỗi buồn xót xa, sâu lắng của người con gái lấy chồng xa quê, nhớ mẹ.
- GV yêu cầu HS đọc bài 3.
- HS đọc.
 * Bài3:
s Bài 3 nói lên tình cảm gì?
4 Nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà
4 Nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà.
s Nói về ông bà bài ca dao dùng cụm từ “ ngó lên” giúp thể hiện điều gì?
4 Sự trân trọng, tôn kính
4 Sự trân trọng, tôn kính.
s Bài ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
4 So sánh : “ nuộc lạt mái nhà” với nỗi nhớ.
4 So sánh : “ nuộc lạt mái nhà” với nỗi nhớ.
-Nghệ thuật so sánh
s Tại sao tác giả dân gian lại chọn hình ảnh này để thể hiện?
4 Rất nhiều, gợi sự kết nối, bền chặt, không tách rời.
4 Rất nhiều, gợi sự kết nối, bền chặt, không tách rời.
s Tác dụng của biện pháp so sánh?
GV: hình thức so sánh bao nhiêu bấy nhiêu được sử dụng rất nhiều trong ca dao. GV minh họa.
 4Gợi nỗi nhớ da diết , không nguôi.
s Nhận xét về âm điệu?
4 Âm điệu lục bát diễn tả tình cảm sâu lắng.
4 Âm điệu lục bát diễn tả tình cảm sâu lắng.
s Nội dung bài ca dao 3?
4 Diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu, biết ơn đối với ông bà.
HS suy nghĩ cùng trả lời.
 -> Diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu, biết ơn đối với ông bà.
- GV yêu cầu HS đọc bài 4.
- HS đọc.
 * Bài4:
s Tình cảm gì được nói trong bài 4?
4 Tình anh em ruột thịt.
s Tình cảm thân thương ấy được diễn tả như thế nào?
Gợi: lần lượt nhận xét cách thể hiện tình cảm đó trong từng câu lục bát? Câu lục bát hai có biện pháp tu từ nào? Tác dụng?
4 Câu 1 : anh em khác với “người xa”, có tới ba chữ cùng. Như vậy anh em là hai nhưng một; Câu 2 : sử dụng biện pháp từ so sánh, biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em.
HS suy nghĩ cùng trả lời.
-Nghệ thuật so sánh
s Bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
4 Anh em phải biết hòa thuận và nương tựa vào nhau.
s Nội dung bài ca dao 4?
4Biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của anh em ruột thịt
4Biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của anh em ruột thịt. 
->Biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của anh em ruột thịt. 
Hoạt động4.- Tổng kết:
 -Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
 -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận.
 -Thời gian: 5p
III- Tổng kết:
s Như vậy tình cảm gia đình được đề cập đến trong chùm ca dao này là gì?
4 Tình cảm đối với cha mẹ, ông bà, anh em.
s Biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu trong 4 bài ca dao?
4- Dùng thể thơ lục bát.
 - Các hình ảnh ẩn dụ,so sánh mộc mạc,quen thuộc gần gũi,dễ hiểu
.
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk.
- Đọc ghi nhớ SGK-36
Ghi nhớ SGK-36
Hoạt động 5: Luyện tập.
 -Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
 -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận.
 -Thời gian: 3p
IV- Luyện tập:
- Gọi HS đọc phần đọc thêm.
 s Những bài ca dao ấy cũng nói về tình cảm gì? Qua đây chúng ta có thể nói như thế nào về tình cảm ấy của con người Việt Nam ?
4Tình cảm gia đình => Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
- HS đọc phần đọc thêm.
Hoạt động 6:Củng cố.
 -Mục tiêu:HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
 -Phương pháp: Hỏi đáp
 -Thời gian: 2p
s Em nào có thể đọc thuộc lòng chùm ca dao vừa học? Trong chùm ca dao ấy,em thích nhất bài nào?Vì sao?
4HS đọc thuộc lòng; Phát biểu suy nghĩ cá nhân
	 4/Hướng dẫn về nhà:( 1’)
 *Bài cũ: - Nắm được nội dung, ý nghĩa từng bài ca dao.
 -Học thuộc lòng 4 bài ca dao.
 -Sưu tầm thêm một số câu ca dao nói về tình cảm gia đình.
 *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Những câu hát về tình quê hương, đất nước, con người.
+ Đọc, trả lời câu hỏi sgk.
+Tìm hiểu ý nghĩa từng bài ca dao.
 IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.................................................................................................................................
 -----------------------@----------------------------
Tiết 10
Tuần 3 Ngày soạn: 29 /8/2010	 	 Ngày giảng: 30 /8/2010
NHỮNG CÂU HÁT
VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
 I-MỤC TIÊU:Giúp HS:
 1/ Kiến thức: 
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề: tình yêu quê hương, đất nước, con người; Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài thuộc hệ thống của chúng.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận ca dao.
3/ Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, con người.
 II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV: 
- Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.
- Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. Soạn giáo án.
2/Chuẩn bị của HS: bài soạn theo yêu cầu hướng dẫn của GV.
 III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định tình hình lớp:( 1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ:	(5’)
*Câu hỏi: Ca dao, dân ca là gì? Đọc thuộc lòng bốn bài ca dao đã học 
*Trả lời: Ca dao: lời thơ của dân ca và cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca; Dân ca:những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
3/ Giảng bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
 -Mục tiêu:tạo tâm thế cho học sinh
 -Phương pháp thuyết trình
 -Thời gian: (1p)
 I-li-a Ê-ren-bua ... : Luyện tập.
 -Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
 -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận.
 -Thời gian: 15p
III-Luyện tập: 
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn “Mẹ tôi nặng nề thế này”.
- Đọc.
? Tìm từ láy trong đoạn văn?
Bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, chiền chiện, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.
? Sắp xếp theo bảng?
-Phân loại:
+TLTB: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp 
+TLBP: nức nở, tức tưởi, rón rén,lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.
- Làm việc theo nhóm, tìm các từ láy và phân loại:
Bài 1: a- Các từ láy:
-Bần bật,thăm thẳm, nức nở, tức tưởi
 b-Phân loại:
+TLTB: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp 
+TLBP: nức nở, tức tưởi, rón rén,lặng lẽ, rực rỡ, nhảy nhót, ríu ran, nặng nề.
Bài 2: Điền tiếng láy:
GV nhận xét và sửa chữa. 
Cho 1HS lên bảng điền BT2 
-Thực hiện theo nhóm.
 HS ghi vào vở
Bài 2: Điền tiếng láy:
Lấp ló, nho nhỏ, nhức
nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách .
GV treo bảng phụ ghi BT3,cho 1HS lên điền
Bài 4: Đặt câu có từ láy:
-Gợi ý HS đặt câu sao cho câu có nghĩ
-Mai có dáng người nhỏ nhắn 
(nhỏ vừa phải,hàm ý khen).
-Tính tình của Mai không nhỏ nhặt mà rất cởi mở( nhỏ quá,ngụ ý xem thường)
- Tôi đâu nhỏ nhen như cậu tưởng.(hẹp hòi, hay chú ý đến các việc vụn vặt).
Bài 5: Phân biệt từ láy hay từ ghép?
-Tất cả các từ này đều là từ ghép(TGĐL).Vì các từ này đều ghép bởi hai tiếng đèu có nghĩa.
Chúng chỉ giống từ láy ở việc lặp phụ âm đầu
Bài 6: Phân biệt từ láy hay từ ghép:
+Chiền là toà nhà giống chùa
+Nê là trạng thái no đến khó chịu
 + Rớt là rơi bất ngờ
 + Hành là làm
=> Các từ trên đều là từ ghép
Làm BT3 theo yêu cầu của GV.
Trao đổi với bạn bên cạnh làm BT4.
-HS nghe và thực hiện làm BT5:
Bài 3: Chọn từ để điền:
+a- Nhẹ nhàng.
 b- Nhẹ nhõm.
+ a- Xấu xa.
 b- Xấu xí.
+ a-Tan tành.
 b- Tan tác.
Bài 4: Đặt câu có từ láy:
Bài 5: Phân biệt từ láy hay từ ghép:
Bài 6: Phân biệt từ láy hay từ ghép:
Hoạt động 5:Củng cố.
-Mục tiêu:HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
 -Phương pháp: Hỏi đáp
-Thời gian: 3p
- Gọi HS đọc phần đọc thêm trong sgk –tr.44.
 s Từ láy có mấy loại? Nêu cấu tạo từng loại?
 s Nghĩa của từ láy?
- Đọc.
4Trả lời theo hai ghi nhớ sgk-tr.42
 4/Hướng dẫn về nhà:( 1’ )
 *Bài cũ: - Hoàn tất các bài tập vào vở
 - Nắm chắc đặc điểm 2 loại từ láy
 *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Quá trình tạo lập văn bản.
 +Đọc, trả lời câu hỏi sgk
 +Tìm hiểu các bước tạo lập văn bản.
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.................................................................................................................................
 -----------------------@----------------------------
Tiết 12
Tuần 3 Ngày soạn: /9/2010	 	 Ngày giảng: /9/2010
 QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
 I-MỤC TIÊU:Giúp HS:
 1/ Kiến thức: 
 -Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn; Củng cố lại những liến thức và kĩ năng đã học về liên kết, về bố cục và mạc lạc trong văn bản.
 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản.
3/ Thái độ: ý thức tạo lập văn bản một cách tự giác.
 II-CHUẨN BỊ :
1/Chuẩn bị của GV: 
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi,tổ chức các hoạt động,bảng phụ.
2/Chuẩn bị của HS: 
- Xem trước nội dung bài học,làm trước phần luyện tập.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ:	(5’)
 Câu hỏi: Thế nào là một văn bản có tính mạch lạc? Chỉ ra tính mạch lạc trong một văn bản đã học. 
 Trả lời: Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài,biểu hiện một chủ đề xuyên suốt; được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm 
 cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
3/ Giảng bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
 -Mục tiêu:tạo tâm thế cho học sinh
 -Phương pháp thuyết trình
 -Thời gian: (1p)
 Các em vừa học về bố cục, liên kết và mạch lạc trong một văn bản để làm gì? Không chỉ để hiểu biết thêm về văn bản mà còn để tạo lập một văn bản đạt yêu cầu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 2: Các bước tạo lập văn bản.
-Mục tiêu: Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
-Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, phân tích,nêu và giải quyết vấn đề.
-Thời gian: 20p
I- Các bước tạo lập văn bản:
s Trong cuộc sống hằng ngày có khi em phải viết thư, phát biểu ý kiến, viết bài tập làm văn. Có điều gì thôi thúc em để hoàn thành những văn bản đó?
4Bày tỏ tình cảm, thông báo điều gì, thăm hỏi đến người thân, bạn bè. Trình bày ý kiến cùa mình. Giải quyết yêu cầu của đề bài.
=> Tạo lập văn bản
HS suy nghĩ trả lời
s Để tạo lập những văn bản như vậy người viết phải xác định những vấn đề gì? 
- Định hướng chính xác rõ 4 vấn đề: 
+Viết(nói) cho ai?(đối tượng) +Viết để làm gì?(mục đích) +Viết về cái gì?(nội dung ) +Viết như thế nào?(hình thức ,cách thức)
HS suy nghĩ trả lời
1- Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?
s Các điều kiện cho bố cục của một văn bản đó là gì? 
4 Rành mạch, hợp lí.
4 Rành mạch, hợp lí.
s Như vậy sau khi xác định được 4 vấn đề, thì cần làm những việc gì để viết được một văn bản?
4Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên
 .
2- Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.
s Chỉ có ý và dàn bài thì đã tạo ra được một văn bản chưa? Vì sao?
4 Chưa. Vì văn bản cần có tính mạch lạc và liên kết.
4 Chưa. Vì văn bản cần có tính mạch lạc và liên kết.
s Việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì? Hãy lựa chọn những yêu cầu ấy theo sgk.
4 Tất cả những yêu cầu ấy đều cần thiết
4 Tất cả những yêu cầu ấy đều cần thiết. 
s Như vậy bước tiếp theo để tạo lập văn bản nữa là gì?
4Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu,đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau
HS suy nghĩ trả lời
3-Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
s Thực hiện xong bước này, theo em cần phải làm gì?
4Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.
GV: Lưu ý có nhiều HS đã bỏ qua giai đoạn này đó là điều nên tránh.
HS dựa vào sgk trả lời.
4-Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không.
s Tóm lại quá trình tạo lập văn bản cần có những bước cụ thể nào?
4 HS trả lời như phần ghi nhớ.
Hoạt động 3:Luyện tập.
 -Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành.
 -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, thảo luận.
 -Thời gian: 15p
 II-Luyện tập:
Bài 1:
Bài 2:
 a- Không chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích. Điều quan trọng là mình phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập.
 b- Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp, cần trình bày với HS chứ không phải thầy cô.
Bài 1: Hướng dẫn HS làm BT1.Định hướng HS vào 2 câu (c )và(d)
Bài 2:
a- Không chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích. Điều quan trọng là mình phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập.
 b- Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp, cần trình bày với HS chứ không phải thầy cô.
-Người báo cáo đã không xác định được yêu cầu của văn bản là nói về kinh nghiệm học tốt.
-Người tạo lập văn bản nói đã không chú ý đến việc mình nói cho ai(người nghe ở đây chính là các bạn dự hội nghị)
HS đọc và thực hiện chú ý câu (c ) và (d )
 Thảo luận nhóm, ghi ý kiến trả lời.
Thảo luận: Bài tập 3.
Yêu cầu HS ghi ra mô hình chung một dàn bài.
I. Mở bài: 
II. Thân bài:
 (1) Ý lớn 1:
 (a) Ý nhỏ 1:
 -
 (b) Ý nhỏ 2:
 -
 (2) Ý lớn 2:
 (a)
 (b)
 III. Kết bài: 
HS thảo luận nhóm.
Bài 3:
Hoạt động 4: Củng cố.
-Mục tiêu:HS khái quát và khắc sâu kiến thức vừa học.
 -Phương pháp: Hỏi đáp
-Thời gian: 3p
s Để tạo một văn bản,người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước như thế nào?
4 Trả lời theo ghi nhớ
 4/Hướng dẫn về nhà:( 1’ )
 *Bài cũ: - Hoàn tất các bài tập vào vở
 -Năm chắc các bước tạo lập văn bản
 *Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Những câu hát than thân.
+Đọc,trả lời câu hỏi sgk. 
+ Tìm hiểu ý nghĩa từng bài ca dao.
 IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.................................................................................................................................
 -----------------------@----------------------------
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 ( làm ở nhà )
 I. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ: Giúp HS:
 1/ Kiến thức: Ôn tập về cách làm bài văn tự sự.
 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng về cách dùng từ,viết đoạn văn và về liên kết bố cục,mạch lạc trong văn bản vào bài làm của mình.
 3/ Thái độ: Thể hiện tình cảm yêu thương, giúp đỡ bạn bè trong lúc khó khăn
 II.ĐỀ KIỂM TRA:
 Em và các bạn trong lớp đã giúp đỡ một bạn nghèo vượt khó vươn lên trong học tập.Em hãy kể lại câu chuyện đó.
 III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
 A.Đáp án:
 1. Phần mở bài:
Giới thiệu việc phát hiện hoàn cảnh khó khăn của bạn.
 2. Phần thân bài:
a) Kể về bạn và hoàn cảnh khó khăn của gia đình bạn:
- Hoàn cảnh bạn khó khăn như thế nào.
- Những cố gắng của bạn nhưng khó có thể vượt qua nếu không có sự động viên, giúp đỡ của các bạn. 
b) Kể lại kế hoạch giúp đỡ bạn:
- Những ai tham gia ?
- Những việc làm cụ thể : vạch kế hoạch, thực hiện kế hoạch.
c) Kể về sự chuyển biến tư tưởng , kết quả học tập của người bạn được giúp, sự đồng tình, ủng hộ của cả lớp, của GVCN và của nhà trường.
3. Phần kết bài :
- Kể lại kết quả cuối cùng.
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của mọi người.
 B.Biểu điểm:
 -Điểm 9-10: Đạt được các yêu cầu về nội dung, thể loại và tuỳ theo mức độ trong phạm vi yêu cầu đó mà xác định mức điểm chênh lệch.
 -Điểm7-8: Nắm được nội dung ,thể loại.Tuy nhiên việc sử dụng từ ngữ đôi chỗ chưa thật hợp lí,sai không quá 5 lỗi chính tả.
 Điểm 5-6: Viết đúng nội dung,thể loại nhưng còn ở dạng sơ sài,lời văn chưa được trôi chảy nhưng vẫn đảm bảo văn tự sự.
 -Điểm 3-4: Bài văn còn sơ sài ,tình tiết còn lộn xộn,diễn đạt lủng củng,sai nhiều lỗi chính tả.
 -Điểm 1-2: Biết cách làm song quá sơ sài,diễn đạt lộn xộn,sai nhiều lỗi chính tả.
 -Điểm 0:Bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa.
IV. HƯỚNG DẪN HS CÁCH LÀM BÀI:
 1.Nội dung: Kể câu chuyện giúp đỡ bạn vượt khó vươn lên trong học tập
 2. Kiểu bài: Tự sự
 3.Xây dựng bố cục bài viết: Đảm bảo 3 phần
 4.Hình thức bài viết:
 -Trình bày rõ ràng ,đúng bố cục bài văn.
 -Tránh sai các lỗi: chính tả, dùng từ ,viết câu,diễn đạt
 5.Yêu cầu thời gian nộp bài:

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 TUAN 23 THEO CHUAN MOI.doc