Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 30 - Trường THCS Phước Thiền

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 30 - Trường THCS Phước Thiền

I.Mục tiêu cần đạt

 Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hoá, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độvà hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triền di sản văn hoá dân tộc đặc sắc và độc đáo này.

 1.Kiến thức:

 - Khái niệm thể loại bút ký.

 - Giá trị văn hóa nghệ thuật của ca Huế.

 - Vẻ đẹp con người xứ Huế

 2.Kỹ năng

 - Đọc- Hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.

 - Phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại thuyết minh).

 - Tích hợp kiến thức TLV để viết bài văn thuyết minh.

 3.Thái độ

 - Thêm yêu mến Huế nói riêng và các làn điêu dân ca, non sông đất nước Việt Nam nói chung.

 - Có ý thức gìn giữ di sản văn hóa DT

 

doc 17 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 30 - Trường THCS Phước Thiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tiết
Bài dạy
30
113
114
115
116
- Ca Huế trên sông Hương
- Liệt kê
- Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
- Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
 Tiết 113
Ngày soạn: 23 /03/11
 - Theo HÀ ÁNH MINH -
I.Mục tiêu cần đạt 
 Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hoá, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độvà hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triền di sản văn hoá dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
 1.Kiến thức:
 - Khái niệm thể loại bút ký.
 - Giá trị văn hóa nghệ thuật của ca Huế.
 - Vẻ đẹp con người xứ Huế
 2.Kỹ năng 
 - Đọc- Hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
 - Phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại thuyết minh).
 - Tích hợp kiến thức TLV để viết bài văn thuyết minh.
 3.Thái độ 
 - Thêm yêu mến Huế nói riêng và các làn điêu dân ca, non sông đất nước Việt Nam nói chung.
 - Có ý thức gìn giữ di sản văn hóa DT
II.Chuẩn bị 
 + GV: Tham khảo SGV, Tranh ảnh.
 + HS: Đọc, tìm hiểu bài theo hệ thống câu hỏi SGK
III.Tiến trình lên lớp 
 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Œ Tóm tắt trò lố trong truyện ngắn những trò lố hay là Va- Ren và PBC vừa học 
  Qua những trò lố hay là Va-Ren và PBC em có khái quát ntn về 2 nhân vật đối lập – tương phản : Toàn quyền Va-Ren và PBC? 
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Huế là cố đô ghi dấu ấn sự kiện lịch sự: Triều Tây Sơn, Triều Nguyễn, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến trao ấn kiếm chính phủ cách mạng Huế còn là nơi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: Đại nội, Lăng Tẩm của các vị vua nhà Nguyễn, chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền Sông Hương, núi Ngự...Ngoài ra còn có những làn điệu dân ca và những buổi sinh hoạt ca hát trên sông Hương. Đó chính là lí do Huế được tổ chức văn hóa, khoa học gd thế giới UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hôm nay lớp chúng ta sẽ hiểu thêm vẻ đẹp của Huế qua một đêm ca Huế trên sông Hương.
 b.Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
@ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
+ Gọi hs đọc phần chú thích dấu sao sgk 
? Văn bản do ai sáng tác?
* Hướng dẫn đọc: Chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc.
+ GV đọc một đoạn, gọi HS đọc tiếp
+ Sửa chữa, uốn nắn những chỗ HS đọc sai, chưa chuẩn xác. 
+ Đọc thầm chú thích
? Em biết gì về Cố Đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết?
( Về vị trí địa lí: Huế thuộc miền trung của việt Nam, phía Nam giáp Đà Nẳng, phía Bắc giáp Quảng Trị.
- Về đặc điểm lịch sư: Huế (Phú Xuân) từng là kinh đô của nhà Nguyễn hơn trăm năm (1802 – 1945).
-Về danh lam thắng cảnh: Thiên nhiên có sông Hương, núi Ngự, có nhiều di tích lịch sử: thành nội, lăng tẩm của các triều vua nhà Nguyễn, đền đài, chùa chiền, trong đó có chùa Thiên Mụ nổi tiếng.
-Về sản phẩm vật chất và sản phẩm văn hoá – tinh thần: Nhiều món ăn, nhiều thứ bánh kẹo mang màu sắc Huế như mè xửng, kẹo cau có nón bài thơ, có nhiều điệu hò, làn điệu dân ca nổi tiếng.
 Nhắc đến Huế người ta thường nhắc đến sông Hương núi Ngự, đến chùa Thiên Mụ, đến Phú Văn Lâu và các điệu hò, ca Huế thể hiện rõ nét tâm hồn của con người xứ Huế)
? Dựa vào chú thích (*) nêu những hiểu biết về “ca Huế”
Là một hình thöùc sinh hoạt văn hóa truyeàn thoáng của cố đô Huế: người nghe và người hát cùng ngồi thuyền đi trên sông Hương một trong những di sản văn hoá đáng tự hào của người dân xứ Huế
? Em hãy nêu thể loại của tác phẩm? 
? Em hiểu bút kí là gì?
? Nội dung của văn bản nhật dụng là những vấn đề thời sự gần gũi đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay. Vậy đâu là nội dung của văn bản nhật dụng này?
+ Phản ánh một nét đẹp của văn hoá truyền thống cố đô Huế, đó là ca Huế trên sông Hương.
GV: Đây không phải là một truyện ngắn một sáng tác có tính hư cấu mà chỉ là một bút ký ghi chép lại một sinh hoạt văn hóa : Dân ca Huế trên sông Hương. Qua cảnh sinh hoạt này mà giới thiệu những vẻ đẹp của ca cảnh Huế, giới thiệu những hiểu biết của tác giả về nguồn gốc, sự phong phú của các làn điệu dân ca Huế.
? VB này chia làm mấy phần nêu nội dung từng phần 
 - Đoạn1: Từ đầu đến lí hoài nam.
Þ Giới thiệu sơ lược về một số làn điệu dân ca Huế.
- Đoạn 2: Phần còn lại 
Þ Tả một đêm trăng nghe đàn ca bên sông Hương và tiếp tục giới thiệu về các làn điệu dân ca, các bản đàn, NT biểu diễn và thưởng thức.
? Hãy quan sát mỗi đoạn để xác định phương thức biểu đạt chính của mỗi đọan?
+ GV: Đây là văn bản nhật dụng kết hợp nhiều 
 phương thức như nghị luận, miêu tả, biểu cảm: 
- Phần 1 dùng phương thức nghị luận chứng minh, 
- Phần 2 kết hợp miêu tả với biểu cảm.
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu vb 
+ Theo dõi đoạn Đêm thành phố  hồn người
* Thảo luận nhóm bàn
? Khung cảnh và sân khấu của buổi ca Huế hiện lên độc đáo như thế nào về thời gian, không gian, 
- Thời gian: - Đêm. Khi thành phố lên đèn như sao sa. Trăng lên. đến khi tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh.
- Không gian: Trăng lên. Gió mơn man dìu dịumàn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi một màu trắng đục..trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng.
Gv: Cho HS xem ảnh cảnh sân khấu buổi ca Huế.
? Theo em có nét gì đặc sắc trong cách thưởng thức ca Huế ? Cách nghe ca Huế trong bài có gì độc đáo (khác với cách nghe qua băng ghi âm hoặc xem băng hình)?
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận 
- Đờn ca trên sông, dưới trăng. Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và thơ mộng.
- Nghe và nhìn trực tiếp các ca công: cách ăn mặc, cách chơi đàn, các nhạc cụ, các ca thi cất lời 
àNgười diễn xướng và người thưởng thức đồng hiện, gắn bó với nhau , cận kề bên nhau thân mật như người nhà. Đến thưởng thức ca huế là lúc mọi vướng bận, bộn bề công việc trong ngày đã hết, là lúc tâm hồn con người thảnh thơi
GV: Thuyền tuy nhỏ nhưng đủ không gian của một sân khấu ca nhạc. Điều khác sân khấu trong rạp là khán giả và người biểu diễn cận kề bên nhau thân mật như người nhà.. à cách thưởng thức ca Huế như vậy đúng là một nét sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc khác hẳn nghe trong rạp hay trong băng đĩa trong gia đình. Cách thưởng thức vừa dân dã, vừa sang trọn , ca huế đã đạt đến mức hoàn thiện trong cách thưởng thức
* Chuyển ý - Đặc sắc của ca Huế
+ Gọi hs đọc phần thứ nhất 
? Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả lại chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế ? 
 Xứ Huế nổi tiếng với làn điệu dân ca.
? Tại sao tác giả lại quan tâm đến dân ca?
 Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa ở mỗi vùng đất. Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng của đất nước ta 
? Em hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế ?
+ Các điệu hò: Đánh cá, cấy trồng, đưa linh, chèo cạn, bài thai, giã gạo, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, hò xay lúa, hò nện 
+ Các điệu lí: Con sáo, hoài xuân, hoài nam.
+ Các điệu nam: Nam ai, nam bình, nam xuân, quả phụ, tương tư khúc, hành vân khúc, 
? Em hãy tìm trong bài một số làn điệu ca Huế với đặc điểm nổi bật? 
+ Chèo cạn, bài thai, đưa linh ® buồn bã.
+ Hò giã gạo, giã vôi, ru em, giã điệp ® náo nức nồng hậu tình người.
+ Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện ® Thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha.
+ Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân ® buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn.
+ Tứ đại cảnh ® Không vui, không buồn.
? Qua đó, em thấy được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế?
(Phong phú về làn điệu, sâu sắc thấm thía về nội dung tình cảm, mang đậm nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế )
? Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ trong phần này?
Ngôn ngữ: dùng biện pháp liệt kê, kết hợp với lời giải thích bình luận
? Bên cạnh cái nôi dân ca Huế miền trung, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta? (liên hệ cuộc thi “Em hát dân ca”) ? Nếu có, em hãy hát một bài dân ca mà em thích?
( Dân ca quan họ Bắc Ninh , dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây nguyên )
Gv: các làn điệu dân ca Huế náo nức, nồng hậu tình người. Mỗi làn điệu mang âm sắc tiết tấu khác nhau nhưng đều giống nhau là thể hiện lòng khát khao, mong chờ, hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế,
+ Gọi hs đọc thầm đoạn Ca Huế  quyến rũ 
? Tác giả nhận xét gì về về sự hình thành của dân ca Huế ? từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình 
? Em hiểu là nhạc dân gian và nhạc cung đình? Qua đó, em nhận xét gì về ca Huế?
Nhạc dân gian
Nhạc cung đình
 Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí ., bắt nguồn từ cuộc sống lao động hàng ngày, trong lao động sản xuất nên thường sôi nổi, lạc quan , tươi vui.
Nhạc cung đình là nhạc dùng trong các buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái uy nghi, trang trọng.
? Qua đó em thấy tính chất nổi bật nào của ca Huế ?
(Ca Huế có sự kết hợp 2 tính chất dân gian và cung đình, trong đó đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã. Ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi)
+ Cho HS xem tranh
? Tại sao thể điệu ca Huế vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng uy nghi?
?Tóm lại qua văn bản, qua hình ảnh quan sát được em có nhận xét gì về ca Huế.
* Chuyển ý - Con người xứ Huế
(?) Đoạn văn nào trong bài cho ta thấy tài nghệ của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ?
? Cách thức biểu diễn của ca Huế có gì đặc biệt (dàn nhạc, nhạc công)?
 - Dàn nhạc: gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
- Nhạc công: Còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng..
+ Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.
+ Tiếng đàn lúc khoan, lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
* GV cho HS xem tranh 
? Qua cách biểu diễn, em thấy nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh?
? Lời ca mà các ca thi cất lên được tác giả cảm nhận và ghi chép lại như thế nào.
- lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ tác giả sử dụng trong những đoạn văn ghi lại cách biểu diễn ca Huế trong bài?
- Liệt kê một loạt dẫn chứng về sự phong phú đa dạng của nhạc cụ trong buổi biểu diễn, cách biểu diễn nhạc khúc của nhạc công, kết hợp bình luận 
? Qua đó thấy được vẻ đẹp nổi bật nào của con người xứ Huế và cách biểu diễn ca Huế?
- Cách biểu diễn Thanh lịch, sang trọng, duyên dáng, tính dân tộc cao.
- lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
 ? Tác giả nhận xét, bình luận những điều nghe thấy, chứng kiến : Nghe Ca Huế là một thú vui tao nhã. Vì sao vậy .
 Đặc điểm nổi bật của ca Huế: Thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng, duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ người biểu diễn cho đến người thưởng thức, từ ca công đến nhạc công
? ... 
 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Từ bậc tiểu học đến lớp 6 các em đã học những loại vb hành chính nào ? em hãy kể tên những loại văn bản hành chính mà em biết ? . Tiết học hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu xem thế nào là vb hành chính ? Những loại nào thì ta gọi là vb hành chính ?
 b.Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
@ Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
? Em hãy kể tên những loại văn bản hành chính em đã học ở lớp 6?
 (Đơn xin nghỉ học, đơn xin gia nhập đội.)
* Cho tất cả quan sát, đọc thầm và tìm hiểu 3 văn bản SGK.
(?) Khi nào phải viết văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
+ Thông báo: Truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng rộng rãi đều biết.
+ Kiến nghị (đề nghị)
 Đề đạt nguyện vọng chính đáng lên cấp trên hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
+ Báo cáo: Chuyển thông tin từ cấp dưới lên cấp trên.
Giảng: Cấp trên không bao giờ dùng báo cáo với cấp dưới. Ngược lại, cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên. Đề nghị cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới đề nghị lên cấp trên, cấp thấp đề nghị lên cấp cao.
(?) Nêu mục đích của mỗi loại văn bản ấy?
-GV giảng , chốt :
 a.Thông báo: Nhằm phổ biến một nội dung.
 b.Đề nghị: Nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến.
 c.Báo cáo: Nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết
GV: Ba văn bản trên được gọi là văn bản hành chính hoặc văn bản hành chính công vụ.
? Vậy em hiểu văn bản hành chính là gì?
+ HS đọc ghi nhớ 1SGK. 
* Chuyển ý – Các loại VBHC
? Em hãy tìm những văn bản tương tự với ba văn bản trên?
( Đơn từ, biên bản, hợp đồng, giấy biên nhận, giấy khai sinh, quyết định...)
+ GV cho HS xem 1 số VBHC đã chuẩn bị
? Các văn bản đó có gì giống và khác nhau?
+ Giống nhau: Hình thức trình bày theo khuôn mẫu.
+Khác nhau: về mục đích, nội dung, yêu cầu.
? Theo em, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, giấy CMND,.. có xem là VBHC không? Vì sao?
+ GV khái quát – HS ghi bài
* Chuyển ý – Đặc điểm của VBHC
? Chỉ rõ hình thức trình bày của 3 văn bản trên?
( Hình thức trình bày đều theo một số mục nhất định (theo mẫu) trong đó nhất thiết phải ghi rõ.
 - Quốc hiệu và tiêu ngữ 
 - Địa điểm làm vb và ngày tháng 
 - Họ tên, chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận vb 
 - Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi vb 
 - Nd thông báo, đề nghị, báo cáo 
 - Kí tên người gửi vb
 ? Em vừa học xong phép liệt kê , vậy mẫu nào có sử dụng phép liệt kê ? đó là kiểu liệt kê gì ?
 ( vb báo cao , liệt kê về kết quả trồng cây ( liệt kê thông báo không theo cặp , không tăng tiến )
? So sánh 3 loại văn bản ấy với các văn bản truyện thơ đã học?
* Văn bản hành chính:
+ Không hư cấu , tưởng tượng.
+ Viết theo mẫu (tính quy ước)
+ Ai viết cũng được.
+ Ngôn ngữ hành chính: Giản dị, dễ hiểu (tính đơn nghĩa)
* Văn bản truyện, thơ:
+ Dùng hư cấu, tưởng tượng.
+ Thường có sự sáng tạo của tác giả (cá thể).
+ Chỉ có nhà thơ, nhà văn mới viết được.
+ Ngôn ngữ thường gợi ra liên tưởng, tưởng tượng, giàu cảm xúc (tính biểu cảm, đa nghĩa)
? VBHC có những đặc điểm gì?
- HS phát biểu, nhận xét, chốt lại vấn đề.
@ Hoạt động 2: Luyện tập
- HS đọc 6 tình huống sgk.
* Hoạt động nhóm ( chia lớp 4 nhóm)
+ GV nêu yêu cầu nhiệm vụ:
? Theo em 6 tình huống trên tình huống nào người ta phải viết theo loại văn bản hành chính? Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi trường hợp đó là gì?
- Hoạt động nhóm ( 5ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, đại diện nhóm trình bày.
* GV KL: - Tình huống 3: Biểu cảm
 - Tình huống 6: Tự sự, biểu cảm
6 tình huống, không phải tình huống nào cũng dùng văn bản hành chính ...
I.Bài học 
1.Khái niệm
 Văn bản hành chánh là loại văn bản được dùng trong giao dịch hành chính, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội.
 Văn bản này thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính – công vụ nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể, cá nhân với tập thể
2.Các loại văn bản hành chính
 Các loại VBHC thường gặp là: đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, thong báo, chỉ thị, bản kiểm điểm,
3. Đặc điểm của VBHC
 - VBHC có tính khuôn mẫu, được sắp xếp, trình bày theo một số mục nhất định.
- Ngôn ngữ của VBHC giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa.
II.Luyện tập 
 * Dùng văn bản hành chính trong trường hợp:
- Tình huống số 1 : Văn bản thông báo
- Tình huống số 2 : Văn bản báo cáo
- Tình huống số 4 : Đơn xin nghỉ học
- Tình huống số 5 : Văn bản đề nghị.
4.Củng cố : 
 ´Thế nào là vb hành chính ? 
 ´Nêu cách trình bày vb hành chính 
 5.Dặn dò: 
 - Học phần ghi nhớ sgk 
 - Soạn bài : Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. 
IV.Rút kinh nghiệm
 Tiết 116
Ngày soạn: 28/03/11
I.Mục tiêu cần đạt 
 - Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 - Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt .
 * Lưu ý : Học sinh đã học dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học .
 1.Kiến thức : Công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong văn bản .
 2.Kĩ năng :
 - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản .
 - Đặt câu có dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy .
 3.Thái độ: Ý thức học tập và sử dụng tốt dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
II.Chuẩn bị 
 + GV: Giáo án – SGK – Bảng phụ
 + HS : đọc bài , học bài , soạn bài theo yêu cầu 
III.Tiến trình lên lớp 
 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
 Câu 1: Thế nào là phép tu từ liệt kê? Cho ví dụ ? (5đ)
 Câu 2: Đoạn thơ sau có sử dụng phép liệt kê không ? Chỉ rõ cách liệt kê đó và cho biết xét theo ý nghĩa đó là kiểu liệt kê là gì ? (5đ)
 Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
 Em đã sống lại rồi, em đã sống !
 Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
 Không giết được em, người con gái anh hùng !
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
 b.Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
@ Hoạt động 1: Dấu chấm lửng
* GV treo bảng phụ có ghi ví dụ
- HS đọc VD
- HS trao đổi cặp trong 2 phút
- HS trình bày
? Trong các câu trên, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a. Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng nữa chưa được liệt kê.
b. Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
c- Làm giãn nhịp câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ " bưu thiếp
? Qua phân tích các vd em hãy rút ra tác dụng của dấu chấm lửng ?
+ HS đọc ghi nhớ ( SGK/ 122)
L Bài tập vận dụng 
? Em thử cho biết dấu chấm lửng trong trường hợp sau đây được dùng để làm gì?
a. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn thảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán  
b.Tùngtùngtùng . Một hồi trống vang lên. 
c. Ba giâybốn giâynăm giây . Lâu quá!
 d. Quan đi kinh lí trong vùng
 Đâu có gà vịt thì lùng về xơi
* Chuyển ý – Dấu chấm phẩy
+ HS đọc ví dụ SGK/ 122 ( bảng phụ)
? Trong các câu a, b dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
a. Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép.
b. Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp.
* Hoạt động nhóm ( 2-4 em)
+ GV nêu yêu cầu nhiệm vụ.
? Theo em có thể thay thế dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? Vì sao?
+ Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, đại diện nhóm trình bày.
+ Nhận xét - GV KL: 
- Câu a có thể thay dấu bằng dấu phẩy được vì nội dung của câu không thay đổi.
- Câu b không thể thay bằng dấu phẩy được vì:
+ Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau.
+ Các bộ phận liệt kê sau dấu phẩy không thể bình đẳng với các phần nêu trên.
+ Nếu thay thì nội dung dễ bị hiểu lầm. Cụ thể: Nếu thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy thì ăn bám và lười biếng sẽ ngang bằng với trung thành... đấu tranh...
? Từ nhận xét ví dụ trên em hãy cho biết công dụng của dấu chấm phẩy?
- HS phát biểu – Nhận xét 
+ HS đọc ghi nhớ SGK/ 122
Bài tập thảo luận
Thêm dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào chỗ trống trong câu văn sau và cho biết công dụng của dấu chấm phẩy.
 Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ( ) luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ( ) cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
@ Hoạt động 2: Luyện tập 
+ Hoạt động nhóm ( chia lớp 3 nhóm)
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ.
? Mỗi nhóm làm 1 ý trong bài tập 1.
+ Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, đại diện nhóm trình bày,
+ Nhận xét – GV kết luận
* HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS hoạt động độc lập - Thi trả lời đúng, nhanh. GV chốt.
+ Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 3 
- 1 HS viết đoạn văn trên bảng, cả lớp viết vào giấy nháp
- HS đọc và nhân xét
I.Bài học 
 1. Dấu chấm lửng
 * Dấu chấm lửng được dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quảng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
 2.Dấu chấm phẩy
 * Dấu chấm phẩy được dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
II.Luyện tập 
Bài 1 / 123: Tác dụng của Dấu chấm lửng 
a.Biểu thị lời nói bị ngắt quãng, sợ hãi, lúng túng ( - Dạ , bẩm)
b.Biểu thị câu nói bị bỏ dở . 
c.Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ 
 Bài 2/123 : Công dụng của dấu chấm phẩy 
 a, b,c dùng để ngăn cách các vế trong của những câu ghép có cấu tạo phức tạp 
Bài 3 /123: Viết đoạn văn
a.Câu dùng dấu chấm phẩy 
 Thuyền để thưởng thức ca Huế trên sông hương đượcchuẩn bị rất chu đáo : Mũi thuyền phải có không gian rộng để ngắm trăng ; trong thuyền , phải có sàn gỗ có mui vòm trang trí lộng lẫy ; xung quanh thuyền , có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng 
b.Câu có dùng dấu chấm lửng 
 Ai đã từng đến Huế mà chưa được nghe ca Huế trên dòng Hương Giang vào những đêm trăng đẹp? Ai đã từng nghe ca Huế mà không cảm thấy xúc động nơi cõi lòng. Vâng, quả thực đây là một thú vui vô cùng tao nhã, để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lònh du khách. Ca Huế trang nhã và lịch sự: từ cách ăn mặc đến cách trang điểm; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức... Nếu như có thể, tôi mong ước sẽ được nghe lại nhữnh làn điệu dân ca ấy một lần, dù chỉ một lần thôi.....
4.Củng cố: 
 ´ Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ?
* Lập sơ đồ tư duy
DẤU CÂU
Dấu chấm phẩy
Dấu chấm lửng
Ranh giới giữa các bộ phận trong liệt kê
Ranh giới giữa các vế trong câu ghép 
Lời nói bỏ dỡ ngập ngừng,
ngắt quảng
Làm giãn nhịp điệu câu văn
Sự vật,
sự việc chưa được liệt kê
5. Dặn dò : Học phần ghi nhớ 
 - Làm bài tập số 3 
 - Soạn bài tiếp theo Quan Âm Thị Kính
IV.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 TUAN 30 KTKH ANH.doc