Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 33

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 33

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS có hiểu biết sơ giản về chèo cổ – một loại hình sân khấu truyền

thống.

- Nắm được giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan âm

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.

B. CHUẨN BỊ:

- GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị tranh ảnh, trích diễn đoạn kịch.

- HS tập đọc ở nhà theo vai đã phân.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 02/ 04/ 2012
 TUẦN 33
TIẾT 117- VĂN BẢN
Hướng dẫn đọc thêm:
QUAN ÂM THỊ KÍNH
( Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” )
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức: Giúp HS có hiểu biết sơ giản về chèo cổ – một loại hình sân khấu truyền
thống.
Nắm được giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan âm
Kĩ năng:
Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.
CHUẨN BỊ:
GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị tranh ảnh, trích diễn đoạn kịch.
HS tập đọc ở nhà theo vai đã phân.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi: Nội dung và nghệ thuật của văn bản “Ca Huế trên sông hương”?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS đọc phân vai, chú ý diễn tả giọng điệu nhân vật Sùng Bà qua đó phần nào thể hiện tính cách nhân vật.
GV gọi HS đọc phần tóm tắt nội dung (sgk.tr 111.)
? Em hãy tóm tắt nội dung vở chèo.
HS tóm tắt, GV nhận xét, bổ sung.
Đoạn trích học nằm trong phần 1: “Án
giết chồng”.
? Em đã nghe, xem chèo bao giờ chưa? Hãy kể tên một số vở chèo mà em biết?
? Em biết gì, biết gì về chèo?
? Theo dõi trích đoạn Nỗi oan hại chồng , cho biết:
-Tại sao đoạn này có tên Nỗi oan hại chồng?
- Từ đó xác định nhân vật của đoạn trích này? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?
- Hai nhân vật này xung đột nhau theo mâu thuẫn nào? 
?Theo em, trích đoạn có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Nỗi oan hại chồng diễn ra trong ba thời điểm: trước khi bị oan, trong khi bị oan và sau khi bị oan. Tương ứng với ba thời điểm đó là các đoạn văn bản nào?
? Thời điểm nào là trong tâm của câu chuyện này?
Hoạt động 2:
-HS chú ý phần văn bản thứ nhất.
? Khung cảnh ở đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính, em có nhận xét gì về nhân vật này?
-HS trả lời, HS khác nhận xét, GV nhận xét.
Tìm hiểu chung
Đọc , tóm tắt
*Tóm tắt nội dung vở chèo “Quan Âm”
a) Án giết chồng
b) Án hoang thai
c) Oan tình được giải, thị Kính lên tòa sen.
*Từ khó ( theo chú thích, sgk )
Một số đặc điểm của sân khấu Chèo
Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
Chèo chú ý giới thiệu những mẫu mực về đặc điểm để mọi người theo hoặc đả kích châm biếm những bất công xấu xa trong xã hội phong kiến.
Chèo có những nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính chất riêng.
Tìm hiểu hệ thống nhân vật trong đoạn trích
Có 5 nhân vật, trong đó có hai nhân vật chính: Sùng Bà và Thị Kính.
+ Sùng Bà: nhân vật mụ ác
+ Thị Kính: nhân vật nữ chính.
Bố cục
 Đoạn trích có thể chia là ba phần:
Phần đầu ( từ đầu đến “tày một mực”) => Cảnh gia đình ấm cúng.
Phần hai (tiếp đến “về cùng cha con ơi”)
Nỗi oan hại chồng.
Phần ba(còn lại): Quyết định của Thị Kính.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cảnh gia đình ấm cúng
- Cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng và hạnh phúc.
- Thị Kính là người vợ ân cần, dịu dàng, thương yêu chồng (hành động, ngôn ngữ độc thoại).
Hết tiết 117 chuyển tiết 118
CỦNG CỐ – DẶN DÒ: HS về nhà học bài, tìm hiểu nhân vật Sùng Bà và Thị Kính.
Ngày dạy: 03/ 04/ 2012
 TUẦN 32
TIẾT 117- VĂN BẢN
Hướng dẫn đọc thêm:
QUAN ÂM THỊ KÍNH
( Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” )
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS có hiểu biết sơ giản về chèo cổ – một loại hình sân khấu truyền
thống.
Nắm được giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của vở chèo Quan âm
Nội dung, ý nghĩa và một vài đặc điểm nghệ thuật của đoạn trích Nỗi oan hại chồng.
2. Kĩ năng:
Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai.
Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong trích đoạn chèo.
CHUẨN BỊ:
GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị tranh ảnh, trích diễn đoạn kịch.
HS tập đọc ở nhà theo vai đã phân.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi: Hệ thống nhân vật trong trích đoạn kịch? Những ai là nhân vật chính, đại diện cho ai? Thuộc kiểu nhân vật kịch nào? Những nhân vật này xung đột nhau theo mâu thuẫn nào?
Bài mới:
*Vào bài: Mở đầu trích đoạn kịch là hình ảnh Thị Kính đang ngồi quạt cho chồng, muốn làm đẹp cho chồng (Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta ()Dạ thương chồng, lòng thiếp sao an. Âu dao bén, thiếp xén tày một mực. ). Nàng hiện lên là một người phụ nữ có tình yêu thương trong sáng, chân thật với chồng, mong muốn có hạnh phúc lứa đôi và nàng đáng được hưởng hạnh phúc đó. Nhưng 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
-HS theo dõi phần văn bản thứ 2, trả lời câu hỏi.
? Em hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng Bà đối với Thị Kính?
? Tất cả những lời nói và cử chí đó đã làm hiện lên một người đàn bà có tính cách như thế nào?
? Sùng Bà thuộc loại nhân vật đặc biệt nào trong chèo cổ? Nhân vật này gây cảm xúc gì cho người xem?
? Theo dõi nhân vật Thị Kính trong nỗi oan này, cho biết mấy lần nàng kêu oan, kêu với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông?
? Khi bị khép vào tội giết chồng, Thị Kính đã có những lời nói, cử chỉ nào?
? Những lời nói, cử chỉ đó của Thị Kính được nhà chồng đáp lại như thế nào?
Chồng: im lặng
Mẹ chồng: Cự tuyệt (Thôi câm đi, lại
còn oan à,)
Bố chồng: a dua với mẹ chồng (Thì ra)
? Em hình dung tình thế của Thị Kính lúc này như thế nào?
? Qua đó đức tính nào của nhân vật này được bộc lộ?
-Nhẫn nhục, hiền lành, trong oan ức vẫn giữ được phép tắc gia đình.
? Em hình dung cảm xúc người xem được gợi từ nhân vật này như thế nào?
Xót thương,cảm phục; căm ghét sự bất
nhân bất nghĩa của gia đình Sùng Bà.
? Theo em, xung đột kịch trong đoạn này thể hiện cao nhất ở sự việc nào?
Sùng Bà cho gọi Mãng Ông đến trả con.
Bộc lộ cực điểm tính cách bất nghĩa của
Sùng bà, đồng thời bộc lộ nỗi bất hạnh lớn của Thị Kính.
? Theo em, bản chất của xung đột này là gì?
-GV: Nỗi oan của Thị Kính bi thảm, bế tắc. Thị Kính là hình ảnh tiêu biểu cho số phận người phụ nữ bình dân trong XHPK bị chà đạp, đầy đọa. 
-GV phân tích để làm rõ thêm thái độ tàn ác của Sùng Ông và Sùng Bà.
-HS theo dõi phần cuối nỗi oan, trả lời.
? Qua cử chỉ và ngôn ngữ nhân vật, em hãy phân tích tâm trạng nhân vật Thị Kính khi rời khỏi nhà Sùng Bà.
? Những hành động cử chỉ đó phản ánh nỗi đau nào của Thị Kính?
? Trước bước ngoặt của cuộc đời, Thị Kính đã quyết định như thế nào để giải oan cho minh? nàng có theo cha về nhà hay không? Vì sao?
? Cách giải oan mà Thị Kính chọn có ý nghĩa gì? Theo em, cách đó có thể giúp Thị Kính rửa được nỗi oan của mình hay không?
? Cảm nhận của em về lựa chọn của Thị Kính, ở nhân vật này còn thiếu điều gì so với người phụ nữ lao động trong ca dao?
ó Nhân vật Thị Kính còn thiếu cái khỏe khắn, lạc quan của người phụ nữ lao động trong ca dao, nên chỉ mới dừng lại ở ước muốn “nhật nguyệt sáng soi ”- một ước muốn thủ động.
Hoạt động 3:
? Qua vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng, em hiểu gì về những đặc sắc của nghệ thuật chèo?
? Em hiểu gì về số phận của người phụ nữ đức hạnh trong xã hội cũ?
? Ngôn ngữ chèo trong trích đoạn này có gì đặc biệt?
Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu chi tiết
Cảnh gia đình ấm cúng
Nỗi oan hại chồng
*Nhân vật Sùng Bà
- Vu cho Thị Kính tội giết chồng.
- Xưng hô lạnh lùng, cạn nghĩa: mày - bà
- Hành đông: dúi đầu, bắt ngửa mặt
=> Thô bạo, tàn nhẫn.
- Lời nói: đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả, thể hiện sự phân biệt giai cấp.
=> Một người đàn bà độc địa, tàn nhẫn, bất nhân.
Nhân vật “mụ ác” bản chất tàn nhẫn, độc địa ó đáng ghê sợ.
*Nhân vật Thị Kính
- Năm lần kêu oan: 
+ Bốn lần kêu oan hướng về chồng và mẹ chồng => vô ích, nỗi oan càng dày.
- Lời nói: lạy cha, lạy mẹ! Con xin trình cha mẹ
+ Giời ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!
- Cử chỉ: + Vật vã khóc
+ ngửa mặt rũ rượi
+ Chạy theo van xin.
Yếu đuối, nhẫn nhục.
Đơn độc, đau khổ và bất lực.
*Đỉnh điểm xung đột kịch: 
- Sùng Bà dựng ra vở kịch tàn nhẫn, gọi Mãng Ông đến để trả con.
=> Cực điểm nỗi đau của Thị Kính khi cha mình bị nhà chồng hành hạ, làm nhục.
Xung đột giữa quyền lực thống trị với địa
vị nhỏ mọn của kẻ bị trị trong gia đình và trong xã hội phong kiến.
Quyết định của Thị Kính
Hành động, cử chỉ: quay lại nhìn, cầm
áo đang khâu dở bóp chặt trong tay
Lời nói: Thương ôi! Bấy lâurun rủi.
Tâm trạng: quyến luyến 
=> nuối tiếc, xót xa cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ.
- chọn con đường tu hành để chứng minh cho sự trong sạch và giải thoát cho nỗi đau của mình.
Con đường ấy có mặt tích cực là ước
muốn để được sống ở đời để tỏ rõ con người đoan chính, nhưng lại có mặt tiêu cực khi cho rằng mình khổ là do số kiếp, nên tìm vào cửa phật để tu tâm.
Tổng kết
Nội dung:
(SGK)
Nghệ thuật:
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Nêu ý nghĩa của văn bản? Em còn biết vở chèo cổ nào khác phản ánh thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Hãy kể vài nét về nội dung vở chèo đó.
HS học bài cũ, soạn bài mới: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Ngày dạy: 04/ 04/ 2012
 TUẦN 32
TIẾT 119- TIẾNG VIỆT
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
 Kiến thức: Giúp HS hiểu được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Kĩ năng:
Sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản;
Đặt câu có dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
CHUẨN BỊ
-GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị bài tập củng cố, mở rộng vào bảng phụ.
- HS học bài cũ,chuẩn bị bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ:
*câu hỏi: Thế nào là liệt kê? Có những kiểu liệt kê nào? cho một ví dụ minh họa.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
-HS đọc ví dụ, trả lời câu hỏi.
? Trong các ví dụ đã cho, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
? Dấu chấm lửng được dùng sau tên của nhiều vị anh dùng dân tộc là có ý gì?
? Lời nói ngập ngừng, ngắt quãng là của ai? Thể hiện điều gì?
? sau dấu chấm lửng ở ví dụ ( c) xuất hiện từ ngữ nào? Tiểu thuyết là thể loại có đặc điểm như thế nào? có thể in trên bưu thiếp được không?
? Từ việc tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết công dụng của dấu chấm lửng trong nói và viết?
*Bài tập củng cố và mở rộng (Bảng phụ)
Hoạt động 2:
-HS đọc ví dụ ở sgk, trả lời câu hỏi.
? Em hãy tìm hiểu các thành phần câu hoặc các bộ phận câu đứng trước và sau dấu chấm phẩy có mối quan hệ với nhau như thế nào?
? trong các câu ở ví dụ, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
-GV : giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê.
? có thể dùng dấu phẩy thay cho dấu chấm phẩy trong ví dụ này không? Vì sao?
=> không nên thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy vì trong nội bộ của nhiều bộ phận liệt kê đã xuất hiện dấu phẩy cho nên chỉ dùng dấu chấm phẩy thì các ý mới rõ ràng.
? Từ bài tập đã tìm hiểu, em hãy rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy?
- HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập củng cố
Hoạt động 3:
-HS đọc yêu cầu của Bài tập 1, trả lời câu hỏi.
? Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong các câu đã cho.
-HS đọc yêu cầu của Bài tập 2 và làm bài.
-GV gọi 2 HS lên bảng viết đoạn văn.
I. DẤU CHẤM LỬNG
1. Ví dụ: (sgk)
2. Nhận xét:
a) Nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê chưa hết.
b) Dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngập ngừng ngắt quãng của người nông dân do hoảng sợ, mệt mỏi.
c) Làm giãn nhịp điệu câu văn, làm xuất hiện từ “tiểu thuyết” đầy bất ngờ. 
3. Kết luận: 
Ghi nhớ (sgk - Tr. 122)
II. DẤU CHẤM PHẨY
1. Ví dụ (sgk)\
2. Nhận xét:
a) dấu chấm phẩy được dùng đẻ đánh dấu ranh giới giữa hai về của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
b) Dấu chấm phẩy ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
=> không nên thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy.
3. Kết luận
Ghi nhớ (sgk. Tr.122)
III. Luyện tập
Bài tập 1:
Dấu chấm lửng dụng biểu thị lời nói bị đứt
quãng do sợ hãi.
Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở.
Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
Bài tập 2:
a); b); c) dùng dấu chấm phẩy để ngăn cách các vế của những câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Bài tập 3:
*Gợi ý: Đến Huế, thật là may mắn khi được nghe những điệu Hò, điệu lí ngay trong một con thuyền bềnh bồng trên sông Hương. Huế là quê hương của hò đối đáp, hò giã gạo, hò xay lúa, hò rue m,; Huế cũng là nơi có nhiều điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, và rất nhiều làn điệu dân ca khác như nam bình, nam ai, nam xuân, tương tư khúc,Trong âm điệu của ca Huế, có biết bao nhiêu là ý tình của người dân cố đô. Có bài sôi nổi, tươi vui; có bài bâng khuâng, tha thiết; lại cũng có bài nghe như tiếc thương, ai oán, Có lẽ vì thế mà có người nói rằng, đến Huế mà không nghe ca Huế thì cũng là chưa biết gì về Huế.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ: HS học bài cũ, soạn bài mới: Tiết 120.
Ngày dạy: 05/ 04/ 2012
 TUẦN 32
TIẾT 120- TẬP LÀM VĂN
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức: Giúp HS : 
Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị:mục đích yêu cầu,nội dung và cách làm loại văn
bản này.
Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị.Khi nào viết văn bản đề nghị?Viết để làm gì?
Kĩ năng:
Biết cách viết văn bản đề nghị đúng qui cách.
 - Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản.
B.PHƯƠNG PHÁP VÀ P.T.D.H
Đàm thoại + diễn giảng
SGK + SGV + giáo án
 C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi: Nêu đặc điểm chung của một văn bản hành chính?
 3. Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
-Tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị.
-GV cho HS đọc 2 văn bản trong mục SGK
trang 124,125.
? Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì.
-Viết văn bản đề nghị nhằm đề đạt yêu cầu
nguyện vọng mong được xem xét giúp đỡ.
? Cần chú ý yêu cầu gì về nội dung và hình
thức.
? Nêu tình huống trong sinh hoạt và học tập
cần viết văn bản đề nghị.
Một vài tình huống:
Một số bóng đèn của lớp bị hỏng.
Lớp muốn đi tham quan di tích lịch sử.
? Trong các tình huống mục 3 SGK trang 125
tình huống nào cần viết giấy đề nghị.
Câu a,c là văn bản đề nghị.
Câu c viết bản tường trình.
Câu d viết bản tự kiểm.
? Khi nào cần viết văn bản đề nghị.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu cách thức làm văn bản đề nghị.
?Đọc văn bản đề nghị xem các mục trong văn
bản đề nghị trình bày theo thứ tự nào?
GV nêu vấn đề ch HS trao đổi.Từ đó rút ra
cách thức làm văn bản đề nghị.
Hoạt động 3:
? Đọc và suy nghĩ tình huống BT trang 127.
I.Đặc điểm của văn bản đề nghị.
1. Ví dụ: Văn bản (sgk)
2. Nhận xét:
- Mục đích: Nhằm đề đạt yêu cầu nguyện vọng mong được xem xét giúp đỡ.
-Yêu cầu: Nội dung và hình thức của văn bản đề nghị cần ngắn gọn rõ ràng.
3. Kết luận:
Ghi nhớ (sgk )
II.Cách làm văn bản đề nghị.
 Văn bản đề nghị cần tình bày trang trọng,ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục qui định sẵn.Nội dung không nhất thoiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau :Ai đề nghị?Đề nghị ai?(nơi nào)Đề nghị điều gì?
* Chú ý:
a. Tên văn bản viết chữ in hoa,khổ chữ to.
b. Văn bản đề nghị sáng sủa cân đối.
c. Tên ngừơi(tổ chức)đề nghị,nơi nhận, 
mục đích là nội dung cần chú ý.
III.Luyện tập.
1/127 Tình huống yêu cầu viết đơn và văn bản đề nghị
*Giống nhau: thể hiện những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng.
*Khác nhau:đơn nguyện vọng của cá nhân,
giấy đề nghị thể hiện nhu cầu của một tập
thể.
D.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
.Khi nào cần viết văn bản đề nghị?
.Văn bản đề nghị cần tình bày như thế nào?
Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Dấu gạch ngang” SGK trang

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33(1).doc