Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 5

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 5

A. MỤC TIÊU .

 - Giúp HS cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ.

 - Hình thành kĩ năng nhận biết hai thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.

 - Giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước.

B. CHUẨN BỊ.

- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.

- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.

C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

- Tổ chức.

 - KTBC: ? Đọc thuộc một bài ca dao châm biếm. Nêu giá trị nội dung nghệ

 thuật của bài ca dao đó?

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 - Tiết 17 Ngày soạn:
Văn bản
 sông núi nước nam.
Phò giá về kinh
A. Mục tiêu . 
 - Giúp HS cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ.
 - Hình thành kĩ năng nhận biết hai thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.
 - Giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước.
B. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.
C. Tiến trình dạy - học 
- Tổ chức.
 - KTBC: ? Đọc thuộc một bài ca dao châm biếm. Nêu giá trị nội dung nghệ 
 thuật của bài ca dao đó?
Bài mới. 
Văn bản: Sông núi nước nam
- Hs đọc chú thích sgk.
? Hãy cho biết tác giả của bài thơ là ai?
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
? Tại sao VB được coi là BTNĐL đầu tiên của nước ta?
? Nội dung của bản tuyên ngôn đó là gì?
- Gv hướng dẫn, đọc mẫu, hs đọc.
? Trong bài có những từ nào em không hiểu?
? Bản tuyên ngôn này được trình bày bằng mấy ý?
? Em hiểu sông núi nước Nam nghĩa là ntn?
? Nghiã của từ Đế trong nam đế có nghĩa là gì?
? Nam đế có nghĩa là gì?
? Câu thơ thứ nhất đã thể hiện tư tưởng gì?
? Qua đó cho ta thấy tình cảm nào của tác giả?
? Câu thơ thứ 2 có ý nghĩa ntn?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu câu thơ?
? Hai câu cuối thể hiện nội dung gì của bản tuyên ngôn?
? Ngoài bản TN này em còn biết bản TN nào của nước ta?
? Bài thơ có cách biểu cảm lộ rõ hay ẩn?
? Nhận xét về giá trị NT của bài thơ?
I. Giới thiệu chung.
1. Tácgiả.
- Bài thơ chưa rõ tác giả. Trước đây được cho là của Lí Thường Kiệt, danh tướng đời vua Lí Nhân Tông.
2. Tác phẩm.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
- Là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta.
- Là lời tuyên bố về chủ quyền
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc – chú thích.
- Đọc phiên âm dịch nghĩa và dịch thơ.
- Sách trời: Phân định rõ ràng.
2. Phân tích.
* Nội dung: 4 ý 
- Khẳng định chủ quyền dân tộc
- Xác định tính tất yếu của chân lí đó
- Cảnh báo quân xâm lược
- Khẳng định ý chí bảo về chủ quyền dân tộc
+ Sông núi nước Nam: 
 Là giang sơn đất nước VN
 Là lãnh thổ của người VN
- Đế (vương): vua nước lớn, tỏ thái độ ngang hàng với T Hoa. Ngoài ra đế còn có nghĩa đại diện cho nhân dân.
- Nam đế: Nơi ở của vua Nam. Nơi thuộc chủ quyền của người VN.
- Khẳng định nước VN thuộc chủ quyền của người VN: độc lập, bình đẳng.
=> Tình cảm yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, niềm tin ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù.
- Sách trời chia sứ sở: Đó là điều hiển nhiên không thể thay đổi -> Khẳng định sự vững vàng của tư tưởng và niềm tin sắt đá vào chân lí.
-> Giọng thơ hùng hồn rắn rỏi.
- Xâm phạm bị đánh tơi bời:
+ Cảnh báo về sự thất bại thảm hại và nhục nhã của kẻ thù nếu chúng xâm lược nước ta.
+ Khẳng định tinh thần bất khuất và sức mạnh vô địch của dân tộc ta.
=> TNĐL: Tuyên bố chủ quyền đất nước, khẳng định không một thế lực nào xâm phạm được.
- Bình ngô đại cáo – nguyễn trãi
- Tuyên ngôn đọc lập - HCM
- ẩn sâu trong chữ nghĩa, tính biểu ý lộ rõ, trực tiếp. Người đọc tự liên tưởng, cảm nhận cảm xúc của bài thơ qua ý tứ, giọng điệu.
III. Tổng kết.
- Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của đất nước.
- Lời thơ cô đúc, ý thơ hàm súc, cảm xúc thơ dồn nén.
Văn bản: Phò giá về kinh
- Hs đọc chú thích sgk.
? Hãy cho biết tác giả của bài thơ là ai? Nêu đôi nét về tác giả?
? Bài thơ thuộc thể loại nào?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?
- Gv hướng dẫn, đọc mẫu, hs đọc.
? Trong bài có những từ nào em không hiểu?
? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung tong phần?
- Gv nói về hoàn cảnh lịch sử.
? Chiến thắng nào được nêu trong bài thơ?
? Phân tích cái hay của từ đoạt sáo so với bản dịch là cướp giáo?
? Nêu nhận xét về cách ding từ ngữ và giọng điệu thơ của 2 câu đầu?
? NT đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả?
? Hai câu thơ cuối thể hiện tư tưởng gì?
? Tác giả mong muốn điều gì?
? Nhận xét giá trị NT của 2 bài thơ?
? Cả hai bài thơ toát lên tinh thần gì của thời đại Lí Trần.
? Nhận xét giá trị nghệ thuật của hai bài thơ.
I. Giới thiệu chung.
1. Tácgiả.
- Trần Quang Khải (1241 – 1294)
- Danh tướng có công lớn trong k/c chống Mông Nguyên
2. Tác phẩm.
- Ngũ ngôn tứ tuyệt
- Bài thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử dân tộc đang xây dựng một quốc gia tự chủ thoát khỏi ách đô hộ
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc – chú thích.
- Đọc to rõ ràng.
2. Bố cục.
- 2 câu đầu -> sự chiến thắng hào hùng của ta trong kháng chiến chống Mông Nguyên.
- 2 câu cuối -> Lời động viên xây dung, phát triển đất nước; niềm tin về sự bền vững muôn đời của đất nước.
3. Phân tích.
a. Hào khí chiến thắng quân xâm lược
- Phút ngẫu hứng: niềm vui chiến thắng, niềm vui được theo xe của nhà vua về kinh đô.
- Hàm Tử, Chương Dương
- Đoạt: hành động chính nghĩa, lấy về mình qua đấu tranh với người khác
+ Cướp mất đi nét đó.
-> ĐT mạnh, đỗi xứng, giọng khoẻ khoắn hùng tráng -> Không khí chiến thắng oanh liệt, niềm vui chiến thắng, tình cảm tự hào.
b. Khát vọng thái bình.
 Gắng sức – thái bình nghìn thu
- Tư tưởng yêu chuộng hoà bình, hi vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc
-> Khát vọng xây dung đất nước bền vững muôn đời
- Biểu ý trực tiếp, biểu cảm kín đáo.
III. Tổng kết.
- Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của thời đại Lí Trần
- Lời thơ cô đúc, ý thơ hàm súc, cảm xúc thơ dồn nén.
D. Củng cố - Hướng dẫn.
 ? Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có mối quan hệ khăng khít về nội dung. Theo em, mối quan hệ ấy được thể hiện như thế nào?
Thơ văn thời Lí Trần.
Tinh thần yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Khẳng định chủ quyền của dân tộc.
 + Học thuộc hai bài thơ, nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật.
 + Soạn bài: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trong ra.
___________________________________________
Tuần 5 - Tiết 18 Ngày soạn:
Tiếng Việt
từ hán việt
A. Mục tiêu . 
 - Giúp HS hiểu được thế nào là yếu tố Hán-Việt, nắm được cấu tạo của từ ghép Hán-Việt.
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ.
 - Có ý thức sử dụng từ Hán-Việt cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk.
C. Tiến trình dạy - học 
- Tổ chức.
 - KTBC: ? Xét theo nguồn gốc, từ vựng TV có thể chia ra làm mấy loại?
 ? Nêu nguồn gốc của các từ mượn? Lấy VD minh hoạ?
 - Bài mới. 
- HS đọc bài thơ Nam quốc sơn hà.
? Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không? 
? Ghép những tiếng này với nhau, hoặc với tiếng khác để tạo thành từ có nghĩa?
? Em hãy cho biết các tiếng để cấu tạo từ HV gọi là gì?
? Các yếu tố Hán Việt phần lớn dùng để làm gì?
? Phân biệt nghĩa của tiếng “thiên”
? Yếu tố HV có đặc điểm gì?
? Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài NQSH), giang san (trong bài TGHKS) thuộc từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
? Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì. Trật tự của các yếu tố trong các từ này có gì giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại?
? Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc từ ghép gì. Trật tự của chúng có giống với từ ghép thuần Việt không?
? Trong từ ghép HV có mấy loại. Phân biệt các kiểu trật tự của tiếng chính phụ?
? Phân biệt nghĩa của các yếu tố HV đồng âm trong các từ ngữ sau?
? Xếp các từ vào nhóm thích hợp?
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Nam: phương Nam, (dùng được độc lập)
- Quốc: nước
- Sơn: núi
- Hà: sông
- Không thể nói: Lội xuống hà.
- Nam quốc, sơn hà; quốc gia, giang sơn
+ Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
+ Phần lớn các yếu tố HV không dùng độc lập như từ mà dùng tạo từ ghép ( có thể dùng độc lập).
- Thiên niên kỉ, thiên lí mã: nghìn
- Thiên đô: dời
+ Đồng âm, khác nghĩa. 
3. Ghi nhớ: 
- Hs đọc SGK trang 69 
II. Từ ghép Hán Việt
1. Ví dụ
2. Nhân xét.
- Sơn hà, xâm phạm, giang san: Từ ghép đẳng lập.
- ái quốc, thủ môn, chiến thắng: Từ ghép chính phụ ( trật tự C- P )
- Thiên thư, thạch mã, tái phạm: Từ ghép chính phụ ( trật tự P - C ).
- Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
3. Ghi nhớ: 
- Hs đọc SGK trang 70 
III- Luyện tập.
Bài tập 1
- hoa1: chỉ sự vật, cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có màu sắc và hương thơm.
- hoa2: đẹp, lộng lẫy
- phi1: bay
- phi2: không phải, trái với lẽ phải, trái với pháp luật.
- phi3: vợ thứ của vua
- tham1: ham muốn
- tham2: góp mặt
- gia1: nhà
- gia2: thêm vào 
 Bài tập 3
a, Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả.
b, Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.
D. Củng cố - Hướng dẫn.
 ? Hãy nêu trật tự của các yếu tố HV. Cho ví dụ.
 - Học thuộc phần ghi nhớ.
 - Xem tiếp bài từ HV tiếp theo: Chú ý cách sử dụng từ HV.
___________________________________________
Tuần 5 - Tiết 19 Ngày soạn:
Tập làm văn
trả bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu
Giúp HS 
 - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năngđã học về văn bản miêu tả, về tạo lập văn bản, cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.
 - Rèn luyện kĩ năng viết văn.
 - Học sinh có ý thức học tập, rút kinh nghiệm qua bài viết.
B. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án,thống kê lỗi.
- HS: Xem lại đề bài.
C. Tiến trình dạy - học 
- Tổ chức.
 - KTBC: 
 - Bài mới. 
I/ Đề bài
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
 II/ Trả bài.
- Gv trả bài đã chấm cho hs.
- Hs đọc lại bài viết của mình, tự rút ra những nhận xét cho bài viết của mình dựa vào lời phê của gv kết hợp với các câu hỏi sau:
? Câu chuyện được kể theo chủ đề gì .
? Bài văn đã dùng sự việc, chi tiết, lời văn, bố cục ntn để thể hiện tính mạch lac, liên kết của văn bản.
? Mỗi đoạn văn đã viết hoàn chỉnh một ý chưa ? Hình thức ntn ? Có đoạn văn nào lẽ ra phải tách, hay nhập cho trọn ý không ?
? Sửa chính tả, ngữ pháp, dùng từ, diễn đạt sai trong bài (nếu có).
III/ Nhận xét.
* Ưu điểm:
- Đa số bài viết của các em bước đầu thể hiện được chủ đề, bố cục, liên kết đoạn, câu trong bài ...
- 2/ 3 số bài viết sạch sẽ, rõ ràng, ít sai ngữ pháp.
- Một số bài viết điển hình có sự sáng tạo trong diễn đạt, cách tạo tình huống, biết kết hợp hài hoà các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tự sự.
* Nhược điểm.
- Một số bài viết còn chưa rõ bố cục, chủ đề, liên kết đoạn, câu.
- Rất nhiều bài chỉ nặng về kể lể dài dòng mà chưa sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Có khoảng hơn mười bài chữ viết rất xấu, sai chính tả, trình bày bẩn.
* Gv nhận xét từng bài cụ thể để hs rút kinh nghiệm theo sự tổng kết của gv khi chấm.
IV/ Hs chữa bài.
- Hs tự chữa bài của mình hoặc chữa theo nhóm.
- Gv đôn đốc, giúp hs sửa khi thấy cần thiết.
V/ Kết quả cụ thể
- Điểm yếu:
- Điểm kém:
- Điểm TB:
- Điểm khá:
- Điểm giỏi: 
 d- Củng cố: 
- Gv lấy điểm vào sổ.
- Gv nhấn mạnh những kiến thức cần ghi nhớ khi viết bài.
	* Hướng dẫn.
- Ôn tập cách viết bài.
- Tìm hiểu bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
Tuần 5 - Tiết 20 Ngày soạn:
Tập làm văn
tìm hiểu chung về văn biểu cảm
A.Mục tiêu.
- HS hiểu văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người. 
Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.
- Bước đầu biết viết văn biểu cảm.
- HS có ý thức cảm nhận đúng chuẩn mực.
B. Chuẩn bị.
- GV: Sgk, sgv, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi sgk.
C. Tiến trình dạy - học 
- Tổ chức.
 - KTBC: Kể tên các văn bản mà em đã được học ở lớp 6
 - Bài mới. 
HS đọc hai bài ca dao.
? Hai bài ca dao thể hiện tình cảm, cảm xúc như thế nào?
? Khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm?
? Người ta thường biểu cảm bằng cách nào (có nhiều cách biểu cảm).
? Khi viết thư cho người khác là ta đang có nhu cầu như thế nào.? 
HS đọc hai đoạn văn.
? Nội dung tình cảm trong hai đoạn văn là gì?
? Hai đoạn văn có đặc điểm gì khác với văn tự sự, miêu tả?
? Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên, em có tán thành ý kiến đó không?
? Cách biểu hiện cảm xúc của hai đoạn văn khác nhau như thế nào?
? Vậy văn biểu cảm là gì?
? VBBC được thể hiện dưới những hình thức nào?
? So sánh hai đoạn văn và cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy?
? Chỉ ra nội dung biểu cảm trong hai bài thơ?
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
1.Nhu cầu biểu cảm của con người
* Bài tập sgk
* Nhận xét.
 Bài 1: Thương cho con người có nỗi oan nào đó muốn bày tỏ nhưng không được ai thông cảm.
 Bài 2: Cảm xúc tự hào sắc đẹp lúc thanh xuân đang phơi phới giữa đồng buổi ban mai.
-> Khi có những tình cảm chất chứa muốn biểu hiện cho người khác để chia sẻ, gợi sự đồng cảm.
- Ca, hát, vẽ tranh
- Nhu cầu biểu cảm, trong thư người viết sẽ bộc lộ những cảm xúc của mình.
+ Biểu cảm bằng văn (1 cách biểu cảm).
+ Thư, thơ, văn là các thể loại văn biểu cảm.
2/ Đặc điểm chung của văn biểu cảm
- Đoạn văn 1: Nỗi nhớ, những kỉ niệm giữa hai người đã xa cách nhau .
- Đoạn văn 2: Nghe hát dân ca, thấy tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước .
+ Tự sự: kể chuyện; miểu tả: hình dung nhân vật.
+ Biểu cảm: không gợi, kể chuyện hoàn chỉnh; có miêu tả nhưng để gợi cảm xúc.
-> Tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu trong văn biểu cảm, các hình ảnh sự việc là phương tiện biểu cảm.
=> Tình cảm trong văn biểu cảm là những tình cảm đẹp, giàu tính nhân văn.
- Những tình cảm tầm thường: bị chê cười.
- Những tình cảm đẹp: nâng cao phẩm giá, phong phú tâm hồn. 
- Đoạn văn1: Biểu cảm trực tiếp, nói thẳng (nhật kí, thư từ).
- Đoạn văn2: Biểu cảm gián tiếp, miêu tả tiếng hát- tưởng tượng- tình yêu quê hương.
-> VBBC: bày tỏ tư tưởng tình cảm với con người và thế giới xung quanh.
- Thư, thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tự sự trữ tình là các thể loại văn biểu cảm.
3. Ghi nhớ: SGK trang 73
II- Luyện tập 
Bài tập 1
- Đoạn văn b là đoạn văn biểu cảm, nó khêu gợi cảm xúc nơi người đọc về cây hải đường.
- Cách gợi cảm xúc: Miêu tả cụ thể, tả gần, có những liên tưởng, dùng từ ngữ gợi cảm xúc.
Bài tập 2
* Sông núi nước Nam:
 - Niềm tự hào dân tộc.
 - ý trí quyết tâm bảo vệ tự hào dân tộc
* Phò giá về kinh:
- Niềm vui chiến thắng, mong ước hi vọng về đất nước yên vui, thái bình.
D. Củng cố - Hướng dẫn:
 ? Thế nào là văn biểu cảm?
 ? Văn biểu cảm có đặc điểm gì?
 - Tìm các đoạn văn, bài văn biểu cảm.
 - Xem trước bài: Đặc điểm của bài văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 Tuan 5 0910.doc