Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 8 năm 2010

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 8 năm 2010

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: - Hiểu giá trị tư tưởng- nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của bà Huyện Thanh Quan

- Bước đầu nắm được một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

2. Kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật; phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo của bài thơ .

3. Thái độ: Cảm thông chia sẻ với nỗi lòng của tác giả

B.Chuẩn bị:

 - SGK, SGV ngữ văn 7

- Tư liệu có liên quan đến bài dạy, tranh phong cảnh về cảnh Đèo Ngang

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 800Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 8 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 8 /10/2010
 Ngày dạy: /10/2010 
Tiết 29 : Văn bản qua đèo ngang
 Bà Huyện Thanh Quan
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : - Hiểu giá trị tư tưởng- nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của bà Huyện Thanh Quan
- Bước đầu nắm được một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật 
2. Kĩ năng : Đọc- hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật ; phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo của bài thơ .
3. Thái độ : Cảm thông chia sẻ với nỗi lòng của tác giả 
B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
- Tư liệu có liên quan đến bài dạy, tranh phong cảnh về cảnh Đèo Ngang 
C . Tổ chức các hoạt động dạy- học :
 I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước.
(?) Nêu giá trị thẩm mĩ của bài thơ? (thể hiện cảm hứng nhân đạo trong VHVN dưới thời PK, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ , đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ .
 III. bài mới
Hoạt động của Thầy và trò 
Nội dung cần đạt
- Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
( Đối với bà cái đẹp là dĩ vãng, hiện tại vắng vẻ, hiu quạnh, chỉ là cái bóng
mờ của dĩ vãng)
- Quan sát chú thích để chỉ ra luật của thể thơ Thất ngôn bát cú.
- Giáo viên giới thiệu thêm về bố cục
- Bố cục : 
+ Đề: Câu 1,2.
+ Thực: Câu 3, 4.
+ Luận: Câu 5,6.
+ Kết: Câu 7, 8.)
- Đọc chậm, buồn nhịp 3/4 ; 2/2/3
- GV đọc mẫu - Học sinh đọc, nhận xét.
 - Đề tài của bài thơ là gì?
tả cảnh là chính hay tả tình là chính ?
- Căn cứ vào nội dung của bài em hãy xác định bố cục của văn bản?
- Học sinh đọc lại 6 câu đầu.
- Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
- Thời điểm đó gợi cảm xúc gì?
- Cảnh Đèo Ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào? ( thời gian, không gian, c/s con người, âm thanh)
- ý nghĩa của từ chen gợi tả một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào?
- Cảnh c/s con người ở Đèo ngang được gợi tả qua những hình ảnh nào ? 
- NT khắc họa cảnh vật ? 
(?) Em có nhận xét gì về ý nghĩa các từ: Mấy, vài, lom khom, lác đác và mối liên hệ giữa chúng?
Tiều vài chú, chợ mấy nhà à Sự sống ít ỏi, vắng vẻ, heo hút, thưa thớt của Đèo Ngang.
- Vài, mấy: Số ít.
- Lom khom à Gợi tả hình dáng vất vả nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi rừng rậm
- Lác đác: Gợi tả sự ít ỏi thưa thớt của những quán hàng chợ
- Đối : ý, thanh, lời ( ý tương hỗ, thanh B-T, lời- từ loại)
- Hai câu thực của bài thơ tả cảnh nhưng đã hé mở trạng thái tâm hồn nào của nhà thơ?
- Từ con, cái đứng trước từ mô phỏng âm thanh đã gợi âm thanh ở đây ntn ?
- Hai câu thơ còn sử dụng những BPNT gì ? T/d ?
(Nội dung cảm xúc câu trên và câu dưới đối nhau:
Nhớ nước  > < Thương nhà.
Con quốc > < Cái gia gia.
- Đối thanh điệu.
TT – BB – BTT.
BB – TT – TBB)
- Tác giả mượn chuyện vua Thục mất nước hóa chim cuốc kêu hoài nhớ nước và âm thanh của chim đa đa để bộc lộ tâm trạng mình.
Gv Bình : ẩn trong cảnh ấy là nỗi niềm nhớ thương nuối tiếc lặng lẽ của tác giả (Đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê và nỗi nhớ khôn nguôn một triều đại đã qua)
- Qua phân tích 6 câu thơ đầu em có nhận xét gì về bức tranh cảnh Đèo Ngang?
- 6 câu thơ tả cảnh nhưng ản chưa tâm trạng nhà thơ , điều đó rõ hơn trong hai câu cuối .
- Học sinh đọc 2 câu cuối.
- Vị trí của nhà thơ ? cảm nhận của nhà thơ về cảnh Đèo ngang ntn ? Thể hiện qua từ ngữ nào ?
 - Tâm trạng của nhà thơ ntn ?
- NT thể hiện ? 
(dùng số từ, lượng từ
-tình riêng- nỗi niềm riêng, tâm sự sâu kín ; đại từ số ít : ta)
- Đó là nỗi niềm gì ? 
- Qua phân tích , hãy nêu những giá trị nổi bật về nội dung của bài thơ ? 
(?) Những nét nổi bật trong nghệ thuật thể hiện bài thơ là gì?
(?) Qua đó em hiểu gì về Bà Huyện Thanh Quan?
(Là người nặng lòng với gia đình và đất nước, có tài làm thơ thất ngôn bát cú )
- HS đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tácgiả:
- Tên thật : Nguyễn Thị Hinh ( ?- ?) sống ở TK XIX
- Là một trong nữ sĩ tài danh hiếm có trong lich sử VHVN thời trung đại 
2. Bài thơ : Qua Đèo Ngang.
a.Hoàn cảnh sáng tác : Trên đường vào kinh thành (Phú Xuân)- Huế nhậm chức 
b. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật .
- Một bài gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ . Có niêm luật chặt chẽ hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối .
c.Đọc- từ khó , bố cục:
- Thơ về thiên nhiên, lúc trời chiều à Gợi sự vắng lặng, buồn.
- Tả cảnh để gửi gắm tình cảnh nhớ thương da diết với những quá khứ vàng son một đi không trở lại. 
- 6 câu đầu: Bức tranh Đèo Ngang và nỗi nhớ tiếc lặng lẽ của tác giả.
- Hai câu cuối: Tâm trạng cô đơn của tác giả
II. Tìm hiểu chi tiết :
1. Bức tranh Đèo Ngang và nỗi nhớ tiếc lặng lẽ của tác giả:
* Phần đề: 2 câu đầu.
- Thời điểm: Bóng xế tà à Mặt trời đã lặn, ngày sắp tàn à Gợi cảm giác buồn thương, mong được sum họp.
- Không gian : đèo ngang -> rộng lớn 
- Cảnh vật : Cỏ cây chen đá lá chen hoa 
NT :- Điệp : chen , sự vật : nhiều->sức sống tự nhiên tràn trề , cảnh um tùm, hoang vắng , heo hút như không dấu chân người .
 - Sắp xếp : đá- lá- hoa-> Trong bóng xế tà cảnh vật như bừng sáng lên lần cuối.
à Tôn thêm vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên
* Phần thực: câu 3, 4.
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà 
-> Cảnh cuộc sống của con người  :
- NT : 
+ Phép đảo ngữ, từ láy, lựa chọn hình ảnh , vị trí miêu tả , dùng lượng từ chỉ lượng ít ỏi , phép đối rất chỉnh 
+T/d : Nhấn mạnh, làm nổi bật cảnh thưa thớt, vắng vẻ , heo hút của ngang- nơi sức sống thiên nhiên có thừa mà sự sống của con người thì chỉ ít ỏi thấp thoáng đâu đây 
à Nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh tượng hoang sơ, xa lạ.
* Phần luận: Câu 5, 6.
- Âm thanh nơi Đèo ngang 
-> ít ỏi, lẻ loi, đứt quãng -> gợi nỗi lòng khắc khoải 
- NT : Đảo, đối, chơi chữ đồng âm, mượn điển tích 
- T/d : Nhấn mạnh làm nổi bật trạng thái cảm xúc nhớ nước và thương nhà trước cảnh , tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ.để diễn tả tiếng lòng của nhà thơ : hoài niệm về quá khứ , nhớ thương một thời vàng son đã qua không bao giờ trở lại.
-> Bức tranh Đèo Ngang đẹp, hùng vĩ, nhưng buồn, hoang vu.
2. Tâm trạng của tác giả:
* Phần kết:
- Trời, non, nước -> Vũ trụ bao la đối lập với tác giả (Một con người nhỏ nhoi, cô đơn)-> Mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng.
- Một mảnh tình riêng ta với ta.
NT : Đối : cảnh quá lớn-> người quá bé nhỏ nhưng lại rất lớn trên đỉnh của hoành sơn- đỉnh sầu của cõi lòng nhà thơ ta với ta – cô đơn tuyệt đối 
-> Tình thương nhà nỗi nhớ nước da diết, âm thầm lặng lẽ.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
- Bộc lộ tâm trạng thầm lặng, cô đơn, nhớ nước, thương nhà của tác giả.
2. Nghệ thuật:
- Kết hợp miêu tả với biểu cảm.
- Dùng từ gợi tả, gợi cảm, phép đối, ẩn dụ...
 * Ghi nhớ: SGK.
 IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Nắm được cách làm bài văn biểu cảm.. Nắm nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Viết đoạn văn ngắn miêu tả tâm trạng của tác giả khi qua Đèo Ngang.
 - Làm bài tập trong sbt
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Bạn đến chơi nhà ( T/g , thể thơ , bố cục, các BPNT)
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy : 
.................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 --------------------------***--------------------------
 Ngày soạn : 9 /10/2010 
 Ngày dạy: /10/2010
Tiết 30: Văn bản 
 Bạn đến chơi nhà
 Nguyễn Khuyến
A. Mục tiêu cần đạt:
 	1.Kiến thức :
- Hiểu được tình bạn đậm đà thắm thiết của nhà thơ qua bài thơ Nôm Đường luaatjthaats ngôn bát cú .
- Bước đầu nắm được một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật 
 	2. Kĩ năng : kĩ năng phân tích một bài thơ thuộc thể thơ này
 	3. Thái độ : Trân trọng tình bạn , từ đó có ý thức hơn về mối quan hệ bạn bè trong sáng , lành mạnh giúp đỡ nhau học tập 
 B.Chuẩn bị: 
 - SGK, SGV ngữ văn 7
 - Tư liệu có liên quan đến bài dạy
C . Tổ chức các hoạt động dạy- học :
 I. ổn định tổ chức :
 II. Kiểm tra bài cũ: (?) Đọc thuộc lòng bài Qua Đèo Ngang. tâm trạng của t/g được thể hiện trong bài thơ là tâm trạng ntn ?
III. Bài mới 
Hoạt động Thầy và trò 
Nội dung cần đạt
- Em hãy giới thiệu vài nét về nhà thơ Nguyễn khuyến?
- GV giới thiệu thêm về tác giả ( tư liệu - máy chiếu )
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng nhịp. 
Bài thơ là một văn bản biểu cảm diễn tả cảm xúc của tác giả khi có bạn đến thăm. Có thể hình dung diễn biến cảm xúc đó như sau:
- Mở đầu là cảm xúc khi bạn đến chơi.
- Tiếp theo : Cảm xúc về gia cảnh.
- Cuối cùng : Cảm xúc về tình bạn.
Hãy sắp xếp lời của bài thơ theo diễn biến cảm xúc trên.
 - Em nhận xét gì về bố cục bài thơ ?
- Em hãy đọc lại câu thơ thể hiện niềm vui gặp bạn.
- Em có nhận xét gì về lời lẽ, giọng điệu của câu thơ ?
- Lời thơ ấy bày tỏ thái độ tình cảm của tác giả khi gặp bạn ntn ?
- Câu thơ còn cho ta biết gì về nhà thơ và bạn của ông ?
- Với tình cảm và sự mong đợi đó lẽ ra nhà thơ phải tiếp đãi bạn ntn ?
- Nhà thơ tiếp đãi bạn ntnt – phần 2
- HS đọc 6 câu thơ tiếp .
- Nhà thơ tiếp đãi bạn trong hoàn cảnh ntn ? 
 - Hãy diễn giải tính chất có đấy mà lại như không của các sản vật được kể và trong văn bản này?
- T/g đã sử dụng NT gì khi trình bày gia cảnh của mình ? 
- Em nhận xét gì về cách nói của nhà thơ ?
- T/g cố tình tạo ra hoàn cảnh, tình huống trên là có dụng ý gì ?
- Em hiểu theo cách nào?
(Hiểu theo cả hai cách)
- Qua đó (Hoàn cảnh thật) em hiểu chủ nhân là người như thế nào?
- Tình cảm của ông đối với bạn bè ra sao?
- Nếu là cách nói cho vui....ta sẽ hiểu thế nào về:
- Hoản cảnh sống của chủ nhân?
- Tính cách, tâm hồn của ông? 
- Tình cảm của ông dành cho bạn?
- Nghi lễ tiếp khách tối thiểu cũng không có. Điều đó chứng tỏ chủ nhân phải là người như thế nào?
- Tình bạn của họ là tình cảm ntn ?
- Em đọc được cảm xúc nào của chủ nhân tiếp bạn qua lời lẽ đó?
-HS đọc câu cuối 
- Em hiểu cụm từ ta với ta ntn ?
- Ta với ta có ý nghĩa gì? So với bài Qua Đèo Ngang.
- Qua đó em thấy Nguyễn Khuyến có quan niệm về tình bạn như thế nào?
 (?) Nội dung của bài thơ?
(?) Qua đó em hiểu gì về tác giả và tình bạn của ông?
(?) Bài thơ đã được viết bằng ngôn ngữ như thế nào?
Bài tập 1:
a. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà và Sau phút chia li
Học sinh trao đổi theo nhóm.
Bài tập 2: Học sinh đọc thuộc và nhớ bài thơ.
Gợi ý để học sinh tìm hiểu mấy câu thơ trong bài : Khóc Dương Khuê từ đó hiểu thêm về tình bạn của Nguyễn Khuyến.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Khuyến (1835-1909) quê ở Hà Nam. 
– là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
2. Tác phẩm 
3. Đọc bài thơ 
4. Thể loại ; Bố cục: 
- Thể loại : thơ thất ngôn..... 
- Bố cục 
 - Câu đầu.
 - 6 câu tiếp.
 - Câu cuối.
-> không theo quy cách 
II .Tìm hiểu chi tiết 
1. Niềm vui gặp bạn:
- Tự nhiên như lời nói thường – lời chào vồn vã
-> Xúc động, vui sướng vô hạn khi có bạn đến thăm.
- Đã bấy lâu nay -> Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã lâu.
- Bác -> Thân tình, gần gũi, tôn trọng bạn bè.
-> Tình cảm bạn bè bền chặt, thân thiết thuỷ chung.
2. Hoàn cảnh tiếp đãi bạn:
- Có đầy đủ đấy mà lại như không: 
+ Có trẻ - trẻ đi vắng -> không người sai bảo 
+ Có chợ- chợ xa -> không thể mua sắm tiếp đãi cho chu đáo 
+ Có cá, có gà nhưng vì ao sâu nước cả, vườn rộng rào thưa -> Không đánh bắt được.
- Có cải, cà, bầu, mướp -> Rau quả nhưng cũng bằng không vì đều là những thứ chưa thể thu hái được.
+ Đến cả trầu cũng không có 
- NT : - Phép đối , liệt kê, lời thơ hóm hỉnh, nhất quán một lối biểu cảm : trong nhà, ngoài vườn nhiều thứ nhưng chẳng có thứ gì để tiếp đãi bạn .
- Thậm xưng hóa cái nghèo, thi vị hóa cái nghèo -> đùa vui hóm hỉnh 
- Cách nói lấp lửng, có thể tạo ra 2 cách hiểu:
 + Đó là sự thật của hoàn cảnh.
 + Đó là cách nói cho vui về cái sự không có gì.
=> Chủ nhân là người thật thà, chất phác.
- Tình cảm với bạn bè chân thực, không khách sáo.
- Nghèo khó. thanh bạch
- Hóm hỉnh, hài hước, yêu đời ; tâm hồn thanh cao không bị vấy bẩn bởi những thứ vật chất tầm thường – khí tiết của bậc quân tử, tiết tháo của một nhà nho .
- Yêu bạn bằng tình cảm dân dã, chất phác.
- Trầu không có -> Người trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin vào sự cao cả của tình bạn.
* Tình bạn sâu sắc, trong sáng vì nó được xây dựng trên các nhu cầu khác.
- Vui vẻ, thanh thản.
3. Quan niệm về tình bạn của Nguyễn Khuyến: 
- Ta với ta
+ Ta: Chủ nhân (Tác giả)
+ Ta: Khách (Bạn)
->Quan hệ gắn bó hòa hợp, 2 mà là1-> Gắn bó tri âm, tri kỉ.
-> Quan niệm về tình bạn trong sáng đẹp đẽ, chân thành, sâu sắc phải vượt lên mọi lễ nghi thông thường là tri âm, tri kỉ của 2 tâm hồn -> Quan niệm đúng vì tác giả tiếp bạn bằng cả tấm chân tình của mình, thanh cao, trong sáng, tôn trọng, cởi mở.
III. Tổng kết 
 1. Nội dung:
- Niềm hân hoan, tư tưởng tự tin phấn chấn. Đó là cảm xúc chân thành hồn nhiên của tình cảm bạn bè.
- Tác giả : Là một con người hồn nhiên, dân dã, trong sáng.
- Tình bạn của ông là 1 tình bạn chân thành ấm áp, bền chặt, dựa trên giá trị tinh thần.
2. Nghệ thuật:
- Sáng tạo tình huống – lập ý bất ngờ 
-Ngôn ngữ thuần việt, bình dị, dân dã ; thể loại điêu luyện.
IV. Luyện tập:
Bài 1:
Gợi ý:
a. Một bên là ngôn ngữ bác học, một bên là ngôn ngữ đời thường. Nhưng cả hai đều đã đạt đến trình độ điêu luyện, kết tinh, hấp dẫn.
b. Cụm từ ta với ta đã phân tích ở bài học.
IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
- Nắm nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Viết đoạn văn ngắn miêu tả tâm trạng của tác giả khi bạn đến chơi nhà.
 - Làm bài tập trong sbt
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Ôn tập văn biểu cảm chuẩn bị cho bài viết số 2
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy : 
.................................................................................................................................................................................................................................................................. 
	 Ngày soạn: 10/10/2010 
 Ngày dạy: /10/2010
Tiết 31+32:
Viết bài tập làm văn số 2 (văn biểu cảm)
 A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
 .Hs biết làm một bài văn biểu cảm qua thực hành viết: Vận dụng các kỹ năng và kiến thức về văn biểu cảm.
2. Kỹ năng: 
 Viết bài thực hành qua 4 bước.
3. Thái độ: 
 Làm bài độc lập tự chủ,tích cực, trân trọng sản phẩm tạo được.
 B. Chuẩn bị:
 HS : Ôn tập các kiến thức đã học về văn biểu cảm 
 GV : Thiết kế ma trận,ra đề, làm đáp án, biểu điểm 
 Ma trận đề kiểm tra 90 ph
 Môn : Ngữ văn- phần Tập làm văn
 ( TN kết hợp tự luận )
Mức độ;
Hình 
 thức 
Chủ đề
1. 
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm 
Sốcâu
Sốđiểm
Tỉ lệ %
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
 Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nhận ra định nghĩa về văn biểu cảm , các thể loại văn biểu cảm,tình cảm trong văn biểu cảm 
 3
0,75
7,5%
Hiểu các cách biểu cảm và phương tịên biểu cảm 
1
0,5
5%
4
1,25
12,5%
2.
2.
Đặc điểm văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm 
Sốcâu
Sốđiểm
Tỉ lệ %
Nhận ra đặc điểm của bài văn biểu cảm , các bước làm bài văn biểu cảm
 2
 0,5
 5%
Hiểu bố cục của bài văn biểu cảm
1
0,5
5%
Xác định kiểu văn bản 
2
0,75
7,5%
5
1,75
17,5%
5. Tổng hợp 
(Hình thức tự luận )
Tổngcâu
Tổngđiểm
Tỉ lệ %
Viết bài văn biểu cảm về sự vật( một loài cây)
1
7
70%
1
7
70%
Tổngcâu
Tổngđiểm
Tỉ lệ %
 5
1,25
12,5%
2
1
10%
3
7,75
77,5%
10
10
100%
 Đề bài 
Phần I: Trắc nghiệm ( 3,0 điểm )
 Trả lời các câu hỏi 1 đến 8 dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời em chọn.
Câu 1: Văn biểu cảm là:
A. Văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó .
B. Văn bản được viết ra để cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất nguyên nhân của hiện tượng, sự vật.
C.Văn bản được viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết , khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.
Câu 2: Văn bản biểu cảm gồm các thể loại:
A. Thơ trữ tình B. Ca dao trữ tình C.Truyện D. Tùy bút 
Câu 3: Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm như thế nào ?
A. Yêu Tổ quốc , yêu gia đình
B.Yêu thiên nhiên
C. Những tình cảm thấm nhuần tư tưởng nhân văn
D. ghét thói tầm thường độc ác 
Câu 4: Những ý kiến nào sau đây đúng ?
A. Văn biểu cảm là văn bộc lộ cảm xúc, tình cảm của con người . Nó không chấp nhận kể sự việc và miêu tả chi tiết .
B. Văn biểu cảm thường thông qua sự việc và chi tiết gợi cảm xúc mà bộc lộ cảm xúc của con người .
C. Văn biểu cảm chỉ cần cảm xúc, không cần lí lẽ, nghị luận.
D. Văn biểu cảm mà có thêm suy nghĩ, nghị luận thích hợp thì càng sâu sắc .
Câu 5: Văn biểu cảm thực hiện nhiệm vụ nào trong các nhiệm vụ sau:
A.Tập trung miêu tả một đặc điểm 
B. Tập trung bàn luận một vấn đề 
C, Tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu 
D. Tập trung thuyết minh một vấn đề 
Câu 6: Dòng nào sau đây nêu đúng trình tự các bước làm một bài văn biểu cảm :
A. Tìm hiểu đề - tìm ý – viết thành bài văn- lập dàn ý 
B. Tìm hiểu đề - lập dàn ý - tìm ý - viết thành bài văn
C. Tìm hiểu đề - tìm ý - lập dàn ý – viết thành bài văn 
A. Tìm hiểu đề – viết thành bài văn - tìm ý - lập dàn ý 
Câu 7: Bài ca dao sau đây biểu cảm theo cách nào ? Gạch chân dưới những từ ngữ thể hiện cách biểu cảm đó .
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
 A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Vừa trực tiếp vừa gián tiếp 
Câu 8: Một bạn lập dàn ý cho bài Em yêu cây cau như sau
 I. Mở bài :
A. Trước sân nhà em có một hàng cau thẳng tắp .
B. Đó là hàng cau do ông em trồng 
C. Mỗi lần đi học về, từ xa em đã nhìn thấy tàu lá cau đung đưa vẫy chào thân mật.
II. Thân bài :
A. Thân cau thẳng đứng, hồn nhiên đón nắng, đón gió.
B. Hoa cau đẹp và thơm, đi đâu xa em cũng nhớ hương cau nồng nàn, ngọt mát .
C. Quả cau cần cho người ta làm đám cưới , đám giỗ, bán lấy tiền, làm thuốc .
D. Em thích nhất là vào vụ thu hoạch cau, bà em mời các bà trong xóm đến bổ cau. Không khí trong những buổi tối bổ cau đầm ấm, vui vẻ đậm tình quê.
III. Kết bài 
A. Cây cau còn cho ta nhiều lợi ích kinh tế khác nữa . Vì vậy cây cau rất cần cho con người .
B. Em yêu cây cau vì nó làm cho làng quê thêm đẹp.
C. Em còn yêu, quý cây cau vì nó cho quả để bà em ăn trầu , mà em lại rất yêu bà .
Theo em, trong dàn ý trên những ý naò bố trí không phù hợp ? 
Câu 9: Nối nội dung cột B phù hợp với cột A 
 A
 B
 Các văn bản
 thuộc kiểu
 văn bản biểu cảm 
1. Cổng trường mở ra ( Lí Lan)
2.Mẹ tôi (Ami xi)
3. Sông núi nước Nam 
4. Phò gía về kinh ( Trần Quang Khải)
5. Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến )
6.Sông nước Cà Mau ( Đoàn Giỏi)
Phần II. Tự luận (7 điểm )
 Loài cây em yêu
 ( Không dùng đối tượng trong bài mẫu trong SGK Ngữ văn 7 – Tập 1)
Đáp án , Biểu điểm 
I. Trắc nghiệm 
Các câu : 1,2,3,5,6,9 mỗi câu 0,25 điểm = 1,5 đ
 Các câu : 4,7,8 mỗi câu 0,5 điểm = 1,5đ
Câu1: C
Câu2: A,B,D
Câu3: C
Câu4: B,D
Câu5: C
Câu6: C
Câu7: A ; từ nhớ 
Câu8: I. C; III. A.
Câu9: nối A với : 2,3,4,5
II. Tự luận 
 Yêu cầu: 
* Kiểu bài : 
 Đúng kiểu bài văn biểu cảm , có bố cục 3 phần hợp lí , mạch lạc 1,0 đ
* Hình thức : 
 - Các lỗi ngữ pháp, dùng từ không đáng kể; chữ viết rõ ràng : 1.0đ
* Nội dung ( 4,0 điểm )
 MB: Giới thiệu được loài cây em yêu và lí do em yêu loài cây đó .(0,5đ)
 TB: (3,0đ)
 - Kể, tả các đặc điểm gợi cảm của cây
 - Loài cây ..... trong cuộc sống của con người
 - Loài cây ..... trong cuộc sống của em
 KB: Tình cảm của em đối với loài cây đó (0,5 đ)
* Hành văn trong sáng, mạch lạc , thấm nhuần tình cảm tốt đẹp ( 1,0 đ)
C. Tổ chức giờ kiểm tra 
 I. ổn định lớp 
 II. Nêu yêu cầu giờ kiểm tra 
 III. Phát đề bài cho HS
 IV. GV giám sát HS làm bài nghiêm túc, thu bài đúng giờ 
 V. Hướng dẫn học bài 
 - Suy nghĩ, xem xét lại nội dung bài làm 
 - Chuẩn bị bài : Chữa lỗi quan hệ từ 
 + Học thuộc nội dung bài học trước 
 + Nghiên cứu nội dung bài mới 
D. Đánh giá, điều chỉnh tiết dạy 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ---------------------***---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 Tuan 8 moichuanhaydung ngay.doc