Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28

Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Nhận biết được từ giữa thế kỷ thứ XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong ngày càng suy yếu mục nát, nông dân các tầng lớp bị trị suy đồ oán giận. Khởi nghĩa tây sơn bùng nổ trong hoàn cảnh đó.

2. Tư tưởng:

- Ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.

- Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.

3. Kỹ năng:

- Dựa theo lược đồ, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghia quân tây sơn (1771- 1789)

- Kỹ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua bốn lượt (SGK bài 25)

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 25
Phong trào tây sơn
Tiết 51
I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Nhận biết được từ giữa thế kỷ thứ XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong ngày càng suy yếu mục nát, nông dân các tầng lớp bị trị suy đồ oán giận. Khởi nghĩa tây sơn bùng nổ trong hoàn cảnh đó.
2. Tư tưởng:
- ý thức căm ghét bọn bóc lột, ý thức về truyền thống đấu tranh chống cường quyền của nông dân thời phong kiến.
- Lòng yêu nước, tự cường dân tộc, căm thù bọn ngoại xâm và những kẻ chia cắt đất nước.
3. Kỹ năng:
- Dựa theo lược đồ, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghia quân tây sơn (1771- 1789)
- Kỹ năng quan sát và nhận xét về các sự kiện lịch sử đã diễn ra qua bốn lượt (SGK bài 25)
II. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Bản đồ phong trào nông dân tây sơn: H.56,57,58,59 trang 121
- Học sinh: Học và chuẩn bị bài mới
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, hỏi đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Khởi động:
* Kiểm tra:
- Tình hình ấy đã dẫn đến hậu quả gì ?
*Giới thiêu bài: 
XH Đàng trong lúc này cũng giống như XH Đàng ngoài ? Vì sao nhân dân cả hai miền đều bị phong kiến áp bức bóc lột.
2. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: 
*Mục tiêu:
*Đồ dùng:
*Thời gian:
*Cách tiến hành:
? Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền phong kiến Đàng trong đi vào con đường suy yếu và mục lát.
- Số lượng quan lại tăng nhanh quá mức quan lại tận dụng bằng mua bán(Tiền + lễ vật )
- Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn nắm mọi quyền hành ( Đọc đoạn in ngiêng trang (120)
? Qua đoạn in ngiêng khiến em hiểu thế nào về bọn quan lại thống trị.
- Lũng đoạn xa hoa đục khoét dân nhân 
? Đời sống của nhân dân Đàng trong NTN ?
- Bị điạ chủ cường hào lấn chiếm hết ruộng đât 
- Nhân dân phải nộp thuế ..
- Đời sống cực khổ.
? Đời sống của nhân dân Đàng trong có gì khác với nông dân Đàng ngoài.
- Cơ cực giống như nhau
- Đều bị phong kiến bóc lột thậm tệ
? Sự mục lát của chính quyền phong kiến Đàng trong dẫn đến hậu quả gì đối với nhân dân Đàng trong ?
- Nỗi bất bình căm thù càng cao
- Phải vùng dậy đấu tranh
? Cho biết một vài nét về tiền sử về của Chàng lía ?
- Là nông dân nghèo khổ, người khí khái giỏi võ nghệ căm thù bóc lột => tập hợp dân nghèo nổi dậy khởi nghĩa 
? Cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía nổ ra ở đâu?
- Nổ ra ở Trưng Mây (Bình Đinh)
? Khởi nghĩa của Chàng Lía nhằm mục đích gì ?
- Lấy của nhà giầu chia cho người nghèo.
? Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng có ý nghĩa gì ?
- Tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân chống chính quyền phong kiến họ Nguyễn.
- Báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng xuống đầu chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
XH Đàng trong nửa sau thế kỷ XVIII
a. Tình hình XH:
- Chính quyền họ Nguyễn ngày càng suy yếu và mục nát.
- Đời sống nhân dân cơ cực bị bóc nột thậm tệ.
- Nhân dân đã vùng lên đấu tranh
b. Cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía
- Cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở Trưng Mây(Bình Định)
- Với chủ chương “ Lấy của người giàu chia cho người nghèo”
HĐ 2: 
*Mục tiêu:
*Đồ dùng:
*Thời gian:
*Cách tiến hành:
? Trình bày hiểu biết của em về người lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn ?
- Mùa xuân 1771 ba anh em lên vùng Tây Sơn thượng đạo lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa
- Vốn quê ở Nghệ An (dựa đoạn in ngiêng trang121)
? Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì?
- Xây thành luỹ lập kho tàng luyện nghĩa quân.
- Khẩu hiệu: “ Lấy của nhà giầu chia cho người nghèo “
? Có nhà chép sử phong kiến cho răng anh em tây sơn vì “ Đánh bạc thua chốn vào rừng làm giặc “Theo em ý kiến đó đúng hay sai.
- Sai vì cuộc khởi nghĩa Tây Sơn được nhân dân ủng hộ.
( Quan sát lược đồ H.56 trang 101)
? Căn cứ ban đầu của nghĩa quân Tây Sơn ở đâu?
- Tây Sơn Thượng Đạo.
? Họ đã chuẩn bị được những gì cho cuộc kháng chiến?
- Xây dựng thành luỹ, lập kho tàng luyện nghĩa quân, được đồng bào dân tộc ủng hộ lương thực voi, ngựa
? Khi lực lượng đã mạnh nghĩa quân Tây Sơn chuyển về đâu và làm gì ?
- Khi lực lượng mạnh nghĩa quân chuyển căn cứ về Tây Sơn Hạ Đạo
? Vì sao anh em Nguyễn nhạc đưa địa bàn doanh xuống Tây Sơn Hạ Đạo ?
- Lực lượng lớn mạnh mở rộng căn cứ khởi nghĩa.
- Địa bàn gần vùng đồng bằng 
? Lự lượng tham gia cuộc khởi nghĩa là ai ?
- Đồng bào Chăm , Ba Na, nông dân nghèo, thương nhân, thợ thủ công.
(Đọc đoạn in ngiêng SGK trang 122)
? Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn?
- Lực lượng đông, có trang bị vũ khí, luôn bênh vực quyền lợi cho người nghèo.
? Theo em cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì ?
- Địa bàn rộng hiển yếu.
- Thời cơ: chính quyền Nguyễn suy yếu => dân căm giận.
- Được nhân dân ủng hộ đông đảo.
2.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ:
a. Lãnh Đạo:
 Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
b. Căn cứ:
- Tây Sơn Thượng Đạo
- Tây Sơn Hạ Đạo.
c. Lực lượng nghĩa quân:
- Là dân nghèo.
- Đồng bào dân tộc.
3. Tổng kết & HD học bài: (2’)
* Tổng kết:
- Những nét chính về tình hình chính trị xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVIII.
- Tại sao nhân dân hăng hái tham gia nghĩa quân Tây Sơn ngay từ đầu.
* HD học bài:
- Khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì ?
- Tây sơn lật đổ chiều Nguyễn và đáng tan quân Xiêm như thế nào ?
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Bài 25
Phong trào tây sơn
Tiết 52
II/ Tây sơn lật đổ chính quyền họ nguyễn
Và đánh tan quân xâm lược xiêm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được diễn biến của việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn của nghĩa quân Tây Sơn.
- Nhận biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, trình bày diễn biến trên lược đồ
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác trong tìm hiểu lịch sử chống phong kiến, ngoại xâm của dân tộc.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: - Lược đồ: Tây Sơn khởi nghĩa chống lại thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
- Lược đồ: Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.
- Học sinh: Học và chuẩn bị bài
III. Phương pháp:
Quan sát, nhận xét, vấn đáp
IV. Tiến trình dạy học:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH:- Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?
TL: Khởi nghĩa đã có chủ trương đúng đắn, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân lao động, dân nghèo.
* Giới thiệu bài: 
Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh, phát triển lực lượng nghĩa quân. Nghĩa quân Tây Sơn quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến thối lát, đánh đuổi quân Xiêm bảo vệ nền độc lập dân tộc:
2. Bài mới: (38’)
Hoạt động của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Lật đổ chính quyền nhà Nguyễn.
*Mục tiêu: Nhận biết được diễn biến của việc lật đổ chính quyền họ Nguyễn của nghĩa quân Tây Sơn.
*Đồ dùng: Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn chống lại các thế lực phong kiến.
*Thời gian: 18’
*Cách tiến hành:
- Gv chỉ bản đồ: Xác định thành quy Nhơn (Hạn Khê, tỉnh Bình Định)
- Gv kể truyện: Nguyễn Nhạc, giả vờ bị bắt nhốt vào cũi, sai quân khiêng vào thành, nộp cho quân Nguyễn. Nửa đêm ông phá cũi đánh từ trong ra, phối hợp với quân Tây Sơn đánh từ ngoài vào => trong một đêm đã hạ được thành Quy Nhơn.
? Em có nhận xét gì về hành động của Nguyễn Nhạc ?
- Táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ, nên địch bị động => thất bại.
? Biết tin tây sơn nổi dậy chúa Trịnh ở đàng ngoài có hành động gì ?
- Phái mấy vạn quân đánh vào Phú Xuân (Huế)
? Tại sao Nguyễn Nhạc phải hoà hoãn với quân Trịnh?
- Quân Trịnh đánh vào Phú Xuân, Chúa Nguyễn chống cự không nổi phải vượt biển chạy vào Gia Định
- Tây Sơn rơi vào thế bất lợi: Phía Bắc có quân Trịnh, Phía Nam có quân Nguyễn. Do vậy Nguyễn Nhạc đã thực hiện kế sách tạm hoà hoãn với Trịnh để diệt Nguyễn.
* Từ 1776-1783 (7 năm) Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định, lần thứ hai (1777) diết được chúa Nguyễn chỉ có Nguyễn ánh chạy thoát.
? Theo em vì sao cuộc kháng chiến lan nhanh và giành được thắng lợi ?
- Nhân dân đoàn kết ủng hộ đông đảo.
- Căm thù giai cấp phong kiến.
- Tài trí, táo bạo, thông minh của ba anh em Tây Sơn.
- 1773 Tây Sơn đã hạ được thành Quy Nhơn.
- Đến giữa 1774 Tây Sơn đã kiẻm soát một vùng rộng lớn từ Quăng Nam đến Bình Thuận.
Quân Tây Sơn đã hoà hoãn với trịnh để tiêu diệt Nguyễn.
- 1783 chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
HĐ 2: Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút (1785).
*Mục tiêu: Nhận biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
*Đồ dùng: Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
*Thời gian: 20’
*Cách tiến hành:
?Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta ?
- Nguyễn ánh cầu cứu quân Xiêm.
- Vua Xiêm lợi dụng cơ hội xâm lược nước ta.
* Quân Xiêm tiến vào nước ta theo 2 hướng:
- Hai vạn quân thuỷ đổ bộ vào Rạch Giá (Kiên Giang).
- Ba vạn quân bộ xuyên qua chân Lạp => Cần Thơ.
? Thái độ của quân Xiêm khi vào nước ta Như thế nào ?
- Hung hãn, bạo ngược, đốt nhà, giết người , cướp của
- Nhân dân căm gét.
- Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Ông chọn Mỹ Tho làm đại bản danh- chọn khúc sông Tiền từ Rạch Ngầm => Xoài Mút làm trận địa quýêt chiến với địch.
? Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông này làm trận địa ?
(Đọc đoạn in nghiêng trang 124)
- Cây cối rậm rạp hai bên bờ, giữa có các Cù Laođể ém quân.
? Chiến thắng Rạch Ngầm- Xoaì Mút có ý nghĩa lịc sử như thến nào ?
a. Nguyên nhân: 
 Nguyễn ánh cầu cứu quân Xiêm.
b. Diễn biến:
- 1784 Quân Xiêm chiếm được hầu hết miềm Tây Gia Định. (Tây Nam Bộ)
- 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Giá- Xoài Mút.
c. Kết quả:
Quân Xiêm bị đánh tan.
d. ý nghĩa:
- Là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trông lịch sử dân tộc.
- Đập tan âm mưu xâm Lược Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.
3. Tổng kết & HD học bài: (2’)
* Tổng kết:
- Tại sao Nguyễn Nhạc lại hào hoãn với quân Trịnh?
- Tại sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông Tiền (Rạch Ngầm- Xoài Mút) Làm trận quyết chiến?
- ý nghĩa lịch sử của trận Rạch Ngầm- Xoài Mút?
* HD học bài:
Thực hiện trước: Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh như thế nào ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28(1).doc