Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 41 Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 41 Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ

Tiết: 41

Văn bản : BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ

(Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Đỗ Phủ

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giáo viên cần giúp học sinh đạt được :

 - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ .

 - Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sjư trong thơ trữ tình .

 - Bước dầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ của những dòng thơ miêu tả và tự sự .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 41 Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 :
Bài 11 :
Tiết 41 : Bài ca Nhà tranh bị gió thu phá .
Tiết 42 : Kiểm tra văn .
Tiết 43 : Từ đồng âm .
Tiết 44 : Các yếu tố tự sự, Miêu tả trong Văn Biểu cảm .
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Tiết: 41 
Văn bản : BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Đỗ Phủ 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giáo viên cần giúp học sinh đạt được :
	- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ .
	- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sjư trong thơ trữ tình . 
	- Bước dầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ của những dòng thơ miêu tả và tự sự .
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’)
	F Em hãy đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ của bài “Hồi hương ngẫu thơ” ?
	F Tình quê hương của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ ?
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’)
	Trong 3 tiết học vừa qua , các em đã được tìm hiểu 3 bài thơ thuộc thể loại cổ thơ của các nhà thơ lớn của TQ : “Lí Bạch, Hạ Tri Chương” Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục học một bài thơ viết theo thể loại này. Có rất nhiều yếu tố miêu tả cụ thể , tuờng thuật chi tiết của nhà thơ Đỗ Phủ - Đó là bài ca “Nhà tranh bị gió thu phá” đây là một tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ, thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả và nó cũng ảnh hưởng sâu rộng dến thơ ca TQ đời sau .
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
6’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích:
- Gọi hs đọc văn bản .
- Gọi hs đọc chú thích .
F Yêu cầu hs dựa vào chú thích sgk , hãy giải thích tại sao văn bản này có tên “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”? (Hoàn cảnh sáng tác bài thơ) 
- Gv bổ sung : Gọi là bài ca vì : Đây là một bài thơ , là tiếng lòng cao đẹp của tác giả .
( Đỗ Phủ là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường, là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà thơ lớn của trong lịch sử thơ ca cổ điển TQ . Thơ ông phản ánh chân thực xã hội đương thời nên được mệnh danh là “Thi sử” . Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ là một bài thơ độc đáo cả về nội dung và nghệ thuật .)
- Đọc 
- Đọc 
- Tác giả Đỗ Phủ - Một vien quan nghèo, khi từ quan ông được bạn bè và ngheo thân giúp dựng một ngôi nhà tranh. Được mấy tháng căn nhà bị gió mưa phá nát. Tên bài thơ gắn với sự việc đó.
- Nghe 
I. Đọc – Chú thích :
 1. Đọc văn bản :
 2. Chú thích :
6’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài thơ:
F Bài thơ gồm mấy phần ?
F Hãy chỉ ra ranh giới giữa các phần ? Sự việc, cảnh vật được tả kể theo một trình tự như thế nào ?
F Trong 4 nội dung đó, những nội dung nào phản ánh nỗi khổ của kẻ nghèo trong hoạn nạn ?
F Nội dung nào phản ánh ước vọng của tác giả ?
- Gọi hs đọc lại đoạn thơ .
F Nhà Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh thời tiết nào ?
- Một căn nhà không chống chịu nổi với gió thu, thì đó là một căn nhà như thế nào? 
F Chủ nhân của nó là một người như thế nào ? 
F Tìm những từ tả cơn gió mạnh đã làm tan nát ngôi nhà ?
F Hình ảnh các mảnh tranh bị ném đi như thế gợi lên cảnh tượng như thế nào? 
- 4 phần .
 + Phần 1 : Từ đầu đến “nương sa” à Cảnh nhà bị phá trong gió thu .
 + Phần 2 :  “ấm ức” à Cảnh cướp giật khi nhà bị gió tốc.
 + Phần 3 :  “cho trót” à cảnh đêm trong nhà đã bị tốc mái .
 + Phần 4 : Còn lại à ước muốn của tác giả .
- Nội dung (1), (2), (3) 
- Nội dung (4) 
- Đọc đoạn 1 .
- Tháng tám thu cao, gió thét già .
- Nhà đơn sơ không chắc chắn .
- Chủ nhà là một người nghèo .
- Thét cuộn, quay hót .
- Bay ba lớp tranh , bay cao , bay xa .
- Tan tác , tiêu điều .
II. Tìm hiểu văn bản : 
 1. Nổi thống khổ của người nghèo trong hoạn nạn :
 a) Cảnh nhà bị gió thu phá: ( nương sa ) 
 - Tháng tám thu cao, gió thét già .
 - Cuộn à 3 lớp tranh 
 - Rải à khắp bờ 
 - Treo tít à ngon rừng xa .
=> (dùng nhiều động từ) đã vẽ (gợi) ra âm thanh và cảnh tượng của từng trận gió thu cuộn lên ầm ầm , giận giữ , vô tình tốc sạch mái tranh .
6’
- Gọi hs đọc đoạn 2 .
F Trong khi các mảnh tranh nhà Đỗ Phủ bị gió thu tốc đi, cảnh cướp giật đã diễn ra như thế nào ?
F Trong mưa gió, trẻ con tranh nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mặt chủ nhân là một ông già . Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống XH thời Đỗ Phủ như thế nào ?
F Qua hình ảnh thơ “Môi khô ..lòng ấm ức” cho thấy tác giả là một con người như thế nào ?
F Những nỗi ấm ức đang diễn ra trong lòng ông lão lúc này có thể là :
(a) Là nỗi cơ cực của tuổi già không còn đua chen được với đời .
(b) Là nỗi cay đăng cho thân phận nghèo khổ của mình và của những người nghèo khổ .
(c ) Là nỗi xót xa cho những cảnh đời nghèo khó bất lực trong thiên hạ .
F Em hiểu theo cách nào? Vì sao hiểu như thế ?
- Đọc 
- Trẻ con trong làng tranh nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mắt chủ nhà .
“Nỡ nhè 
Cướp tranh ” 
- Cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi cuộc sống trẻ thơ à Cuộc sống khốn khổ, đáng thương .
- Già yếu, đáng thương 
- Cách (b) và (c) 
- Vì đây là nỗi ấm ức của nhà thơ Đỗ Phủ - Có trái tim nhân đạo lớn .
 b) Cảnh cướp giật khi nhà bị gió thu phá .
 (  ấm ức) 
 - Trẻ con trong làng xô nhau cướp giật từng mảnh tranh .
“Nỡ nhè .
Cướp tranh ”
- “Môi khô  lòng ấm ức” 
=> Tác giả là người già yếu, đáng thương .
- Nỗi đắng cay cho thân phận nghèo khổ của mình và của những người nghèo khổ .
- Là cảnh xót xa cho những cảnh đời nghèo khó bất lực trong thiên hạ .
6’
- Gọi hs đọc đoạn 3 :
F Từ ngữ nào tả nỗi cực khổ mà nhà thơ đã trải qua khi phải ngủ trong gian nhà tan nát ?
F Những từ ngữ này diễn tả việc gì ?
F Em hiểu như thế nào về câu hỏi của tác giả : Đêm dài ướt át sao cho trót ?
- Ý nghĩa của câu hỏi này có thể được hiểu theo nhiều cách :
(a) Phản ảnh nỗi cực khổ Đỗ Phủ .
(b) Phê phán thực trạng bế tắt của XH đương thời .
(c ) Mong cho XH đổi thay
F Em chọn cách hiểu nào ?
- Đọc 
- Mịt mịt, đen đặc, đối mực,nhà dột 
- Ngủ trong mưa, trong lạnh, cả cha và con đều như thế .
- Đêm nhà bị dột nát không ngủ, tác giả mong cho đêm nay chóng hết .
- Tác giả tự hỏi nỗi khổ đêm nay có phải là nỗi khổ cuối cùng của gia đình mình hay không .
- Cả 3 ý trên .
- Nhất là ý nghĩa (b) và (c) .
 c) Cảnh đêm trong nhà đã bị gió tốc mái :
 (  cho trót ) 
- Buổi chiều gió nổi lên .
- Đêm đổ mưa (mây tối mực, trời mịt mịt, đêm đen đặc, ) 
 => Cả nhà Đỗ Phủ ngủ trong mưa, trong lạnh, trong bóng tối 
6’
- Gọi hs đọc đoạn cuối .
F Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào ?
F Đỗ Phủ ước mong như thế nào ?
F Tại sao ước nhà cho kẻ sĩ ?
F Phản ánh xã hội lúc bấy giờ như thế nào ?
F Qua việc ước mong ta thấy tác giả là một người như thế nào ?
 + Vị tha (chỉ nghĩ đến người khác )
 + Nhân đạo (ước mong mọi người được hân hoan, vui sướng) 
- Gv có thể dẫn chứng :
Ước kéo dòng ngân rửa giáo gươm, 
xếp xó từ đây không động dụng .
hay 
 Ước được cày bừa thôi đánh nhau, 
khắp trời không quan cướp tiền dân .
F Em hiểu như thế nào về hình ảnh 2 câu thơ cuối bài thơ ?
(Gv quay lại chủ đề bài thơ nói chuyện nhà cửa) à Bố cục của tác phẩm trở nên hết sức hoàn chỉnh , chặt chẽ .
- Đọc 
- Vẫn là một bài thơ hay có giá trị biểu cảm (vừa nói lên được nỗi khổ của mình song vẫn quan tâm đến việc đời)
- Có 5 dòng cuối thì nỗi khổ của một người , 1 gia đình mới trở thành tấm gương phản chiếu nỗi đau của muôn người, muôn nhà .
- Ước được nhà rộng 
- Kẻ sĩ nghèo 
- Đỗ Phủ là một người nghèo nên hiểu nỗi khổ của họ .
- Là người có tài, đức nhưng nghèo khổ .
- Hs trả lời .
- Biểu cảm trực tiếp : ước vọng cao cả nhưng chua xót .
- Vị tha à xả thân .
2. Ước vọng của tác giả:
 ( đoạn cuối) 
- Ước được nhà rộng, muôn ngàn gian .
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ .
=> Đây là ước mơ cao cả chan chứa lòng vị tha và tính nhân đạo .
“ Than ôi! .
Riêng liều ta nát ”
=> Đặt nỗi khổ của hiên hạ lên trên nỗi khổ của mình .
4’
F Em hãy xác định phương thức biểu đạt của mỗi đoạn trong bài thơ ?
F Tại sao trong bài thơ có 4 đoạn nhưng dài ngắn khác nhau, có số câu lẽ ?
- Hs kẻ bảng xác định phương thức biểu đạt vào vở .
 + Đ1 : miêu tả kết hợp tự sự .
 + Đ2 : Tự sự kết hợp biểu cảm .
 + Đ3 : Miêu tả kết hợp biểu cảm .
 + Đ4 : Biểu cảm trực tiếp.
- Không công thức, gò bó, phần phân đoạn, câu, gieo vần à tất cả do nhu cầu diễn đạt quyết định .
 3. Tìm hiểu phương thức biểu đạt :
- Hs kẻ bảng sgk tr 134 
1’
Hoạt động 3 : Tổng kết 
- Cho hs đọc phần ghi nhớ 
- Hs đọc phần ghi nhớ 
III. Tổng kết : 
Ghi nhớ sgk tr 134 
 3) Củng cố : (2’)
	- Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực vĩ đại . 
- Ông đã phanh phui những mặt xấu xa của xh đương thời . 
- Trong bài thơ này ông không chỉ nói lên nỗi khổ của riêng mình (nhà bị gió thu phá, ngủ trong mưa, lạnh ) mà còn vượt lên trên bất hạnh cá nhân , bộc lộ khao khát muốn giúp đỡ mọi người nghèo khổ trong xã hội 
 4) Đánh giá tiết học : (1’)
 5) Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc bài thơ .
	- Học nội dung bài .
	- Làm phần luyện tập vào vở .
	- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra văn .(1tiết) 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41.doc