Tiết : 82
Bài dạy : CÂU ĐẶC BIỆT
A. Mục tiêu yêu cầu :
Giúp học sinh :
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt .
- Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt.
- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể .
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
B. Đồ dùng dạy học :
- Gv : Giáo án , Sgk, bảng phụ, phấn màu
- Hs : Bài cũ + Bài mới
C. Phương pháp dạy học :
- Vấn đáp - Giảng giải .
Ngày soạn : / / 200 Ngày dạy : / / 200 Tiết : 82 Bài dạy : CÂU ĐẶC BIỆT A. Mục tiêu yêu cầu : Giúp học sinh : - Nắm được khái niệm câu đặc biệt . - Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt. - Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể . - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn. B. Đồ dùng dạy học : - Gv : Giáo án , Sgk, bảng phụ, phấn màu - Hs : Bài cũ + Bài mới C. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình lên lớp : I. Ổn định tổ chức : (1’) II. Kiểm tra bài cũ : (5’) F Thế nào là rút gọn câu? Cách dùng câu rút gọn như thế nào? - Gv kiểm tra vở BT của hs III. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : (1’) 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : t Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 11’ Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm câu đặc biệt : I. Thế nào là câu đặc biệt : - Gv treo bảng phụ ghi đoạn trích (khánh hoài) - Yêu cầu hs đọc thông tin bảng phụ, thảo luận trả lời các câu hỏi: F Câu in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy lựa chọn trả lời các câu hỏi đúng ? F Cách dùng câu có cấu tạo như trên gọi là câu đặc biệt, vậy em hiểu thế nào là câu đặc biệt? - Gv bổ sung : Câu bình thường có chủ ngữ , vị ngữ, câu rút gọn vốn cũng có chủ ngữ, vị ngữ nhưng bị rút gọn . - Gv chốt lại. - Hs đọc thông tin bảng phụ, thảo luận, thống nhất ý kiến . + Không có CN, VN + Đáp án C - Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung - Hs lắng nghe - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 1. Tìm hiểu bài tập sgk tr27 . 2) Khái niệm : Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. 12’ Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu tác dụng của câu đặc biệt: II. Tác dụng của câu đặc biệt . - Gv yêu cầu hs kẻ bảng tr28 . - Yêu cầu hs thảo luận hoàn thành bảng . - Gv kẻ nhanh lên bảng - Gọi hs lên bảng điền - Gv chốt lại . - Những ý các em vừa hoàn thành ở trên chính là tác dụng của câu đặc biệt . F Vậy, em hãy nhắc lại tác dụng của câu đặc biệt. - Gv chốt lại bằng nội dung ghi nhớ . - Hs kẻ - Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . - Đại diện hs điền, các hs khác nhận xét, bổ sung - hs tự sửa chữa. - Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung - Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 1. Xét ví dụ : sgk 2) Kết luận : (Ghi nhớ sgk tr 29) 10’ Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập III. Luyện tập : - Gv hướng dẫn - Yêu cầu hs làm các bài tập phần luỵện tập . Bài tập 1 : Tìm các câu rút gọn và câu đạc biệt có trong các đoạn văn . Bài tập 2 : Xác định tác dụng của các câu rút gọn và đặc biệt trên . Bài tập 3 : Yêu cầu hs về nhà viết đoạn văn ngắn . - Hs lắng nghe - Hs tiến hành làm Bài tập 1 : * Đoạn a: - Không có câu đặc biệt - Câu rút gọn : + “Có khi được trưng bày trong hòm” + “Nghĩa là phải . Kháng chiến” * Đoạn b: - Không có câu rút gọn - Câu đặc biệt : + “Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá” * Đoạn c : - Câu đặc biệt : + “Một hồi còi” - Câu rút gọn : không có * Đoạn d : - Câu đặc biệt : + “Lá ơi” - Câu rút gọn : + “Hãy kể chuyện cuộc đời cho tôi nghe đi” + “Bình thường lắm kể đâu” Bài tập 2 : Tác dụng của các câu đặc biệt và câu rút gọn trên : * Câu rút gọn : a) - Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. d) - Làm cho câu gọn hơn, câu mệnh lệnh thường rút gọn chủ ngữ. - Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. * Câu đặc biệt : b) Xác định thời gian và bộc lộ cảm xúc. c) Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng . d) Gọi đáp Bài tập 3 : Viết đoạn văn ngắn . 3) Củng cố :(3’) - Gv cũng cố lại khái niệm câu đặc biệt. - Phân biệt câu đặc biệt với câu bình thường - Nhắc lại tác dụng của câu đặc biệt 4) Đánh giá tiết học : (1’) Gv nhận xét, tiết học . 5) Dặn dò : (1’) - Học bài cũ - Làm bài tập còn lại - Xem trước bài “Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận” IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Tài liệu đính kèm: