Câu 1: Cho tam giác ABC vuông tại B. Điểm nào là trực tâm của tam giác đó?
Lời giải:
Vì tam giác ABC vuông tại B nên AB ⊥ BC.
Suy ra AB là đường cao kẻ từ đỉnh A và CB là đường cao kẻ từ đỉnh C.
Vì B là giao điểm của 2 đường cao AB và CB nên B là trực tâm của tam giác ABC.
Câu 2: Cho hình bên
a, Chứng minh: CI ⊥ AB
b, Cho ∠(ACB)= 40o. Tính ∠(BID), ∠(DIE).
Giải SBT Toán 7 bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác Câu 1: Cho tam giác ABC vuông tại B. Điểm nào là trực tâm của tam giác đó? Lời giải: Vì tam giác ABC vuông tại B nên AB ⊥ BC. Suy ra AB là đường cao kẻ từ đỉnh A và CB là đường cao kẻ từ đỉnh C. Vì B là giao điểm của 2 đường cao AB và CB nên B là trực tâm của tam giác ABC. Câu 2: Cho hình bên a, Chứng minh: CI ⊥ AB b, Cho ∠(ACB)= 40o. Tính ∠(BID), ∠(DIE). Lời giải: a. Trong ΔABC ta có hai đường cao AD và BE cắt nhau tại I nên I là trực tâm của ΔABC Suy ra: CI là đường cao thứ ba. Vậy CI ⊥ AB. b. Trong tam giác BEC có ∠(BEC)= 90o ⇒ ∠(EBC) + ∠C= 90o (tính chất tam giác vuông) ⇒ ∠(EBC)= 90o - ∠C= 90o - 40o = 50o hay ∠(IBD)= 50o Trong tam giác vuông IDB có ∠(IDB) = 90o ⇒ ∠(IBD) + ∠(BID)= 90o (tính chất tam giác vuông) ⇒ ∠(BID) = 90o - ∠(IBD) = 90o - 50o = 40o Mà ∠(BID) + ∠(DIE) = 180o (2 góc kề bù) Nên ∠(DIE)= 180o - ∠(BID)= 180o - 40o = 140o. Câu 3: Cho H là trực tâm của tam giác ABC không vuông. Tìm trực tâm của các tam giác HAB, HAC, HBC. Lời giải: Trong ∆ABC ta có H là trực tâm nên: AH ⊥ BC, BH ⊥ AC, CH ⊥ AB Trong ∆AHB, ta có: AC ⊥ BH BC ⊥ AH Vì hai đường cao kẻ từ A và B cắt nhau tại C nên C là trực tâm của tam giác AHB. Trong ∆HAC, ta có: AB ⊥ CH CB ⊥ AH Vì hai đường cao kẻ từ A và C cắt nhau tại B nên B là trực tâm của ∆HAC. Trong ∆HBC, ta có: BA ⊥ HC CA ⊥ BH Vì hai đường cao kẻ từ B và C cắt nhau tại A nên A là trực tâm của tam giác HBC. Câu 4: Tam giác ABC có các đường cao BD và CE bằng nhau. Chứng minh rằng đó là tam giác cân Lời giải: Xét hai tam giác vuông BDC và CEB, có: ∠(BDC) = ∠(CEB) = 90o BD = CE (gt) BC cạnh huyền chung Suy ra: ΔBDC = ΔCEB (cạnh huyền, cạnh góc vuông) Suy ra: ∠(DCB) = ∠(EBC) (hai góc tương ứng bằng nhau) Hay ∠(ACB) = ∠(ABC) Vậy ΔABC cân tại A. Câu 5: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Tìm trực tâm của tam giác ABC, AHB, AHC. Lời giải: *Tam giác ABC có (BAC) = 90o Vì CA là đường cao xuất phát từ đỉnh B nên giao điểm của hai đường này là A. Vậy A là trực tâm của ΔABC. *Tam giác AHB có (AHB) = 90o Vì AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A, BH là đường cao xuất phát từ đỉnh B nên giao điểm của hai đường này là H. Vậy H là trực tâm của ΔAHB. *Tam giác AHC có (AHC) = 90o Vì AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A, CH là đường cao xuất phát từ đỉnh C nên giao điểm của hai đường này là H. Vậy H là trực tâm của ΔAHC. Câu 6: Cho hình dưới. Có thể khẳng định rằng các đường thẳng AC, BD, KE cùng đi qua một điểm hay không? Vì sao? Lời giải: Trong ΔAEB, ta có: AC ⊥ EB Suy ra AC là đường cao xuất phát từ đỉnh A. Trong ΔAEB, ta có: BD ⊥ AE Suy ra BD là đường cao xuất phát từ đỉnh B. Trong ΔAEB, ta có: EK ⊥ AB Suy ra EK là đường cao xuất phát từ đỉnh E Theo tính chất ba đường cao trong tam giác nên các đường thẳng AC, BD và EK cùng đi qua một điểm. Câu 7: Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến AM. Qua A kẻ đường thẳng d vuông góc với AM. Chứng minh rằng d song song với BC. Lời giải: Vì ΔABC cân tại A và AM là đường trung tuyến nên AM cũng là đường cao Ta có: AM ⊥ BC d ⊥ AM (gt) Vì hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song nhau nên ta có: d // BC. Câu 8: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ điểm D sao cho A là trung điểm của BD. Kẻ đường cao AE của ∆ABC, đường cao AF của ∆ACD. Chứng minh rằng ∠(EAF) = 90o. Lời giải: Ta có: ΔABC cân tại A AE ⊥ BC (gt) Vì AE là đường cao của tam giác ABC nên AE cũng là đường phân giác của ∠(BAC) Lại có: ΔADB cân tại A AF ⊥ BD (gt) Vì AF là đường cao nên AF cũng là đường phân giác của ∠(BAD) Mà ∠(BAC) và ∠(BAD) là hai góc kề bù nên: AE ⊥ AF. Câu 9: Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao CH cắt tia phân giác của góc A tại D. Chứng minh rằng BD vuông góc với AC. Lời giải: Vì ΔABC cân tại A nên đường phân giác của góc ở đỉnh A cũng là đường cao từ A. Suy ra: AD ⊥ BC Ta có: CH ⊥ AB (gt) Tam giác ABC có hai đường cao AD và CH cắt nhau tại D nên D là trực tâm của ∆ABC Suy ra BD là đường cao xuất phát từ đỉnh B đến cạnh AC. Vậy BD ⊥ AC. Câu 10: Tam giác ABC có AB = AC = 13cm, BC = 10cm. Tính độ dài đường trung tuyến AM. Lời giải: Vì tam giác ABC cân tại A nên đường trung tuyến AM cũng là đường cao. Suy ra: AM ⊥ BC Ta có: MB = MC = 1/2 BC = 1/2 .10 = 5 (cm) Trong tam giác vuông AMB có (AMB) = 90o Áp dụng định lý Pitago ta có: AB2 = AM2 + MB2 Suy ra: AM2 = AB2 - MB2 = 132 - 52 = 169 - 25 = 144 Vậy AM = 12(cm)
Tài liệu đính kèm: