Bài tập Toán Lớp 7 - Bài: Tam giác bằng nhau. Tam giác cân

Bài tập Toán Lớp 7 - Bài: Tam giác bằng nhau. Tam giác cân

Bài 1: Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên cùng một nửa mặt phẳng chứa điểm A, bờ là BC vẽ các tia Bx và Cy cùng vuông góc với BC. Lấy M thuộc cạnh BC ( M khác A và B); đường thẳng vuông góc với AM tại A cắt Bx, Cy lần lượt tại H và K.

 a, Chứng minh: BM = CK

 b, Chứng minh A là trung điểm của HK

 c, Gọi P là giao điểm của AB và MN, Q là giao điểm của AC và MK.

 Chứng minh: PQ song song với BC.

Bài 2: Cho tam giác ABC vuông cân tại A, M là trung điểm BC. Lấy điểm D bất kì

 thuộc cạnh BC. H và I thứ tự là hình chiếu của B và C xuống đường thẳng AD. Đường

 thẳng AM cắt CI tại N. Chứng minh rằng:

 a) BH = AI.

b) BH2 + CI2 có giá trị không đổi.

c) Đường thẳng DN vuông góc với AC.

d) IM là phân giác của góc HIC.

 

doc 6 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Toán Lớp 7 - Bài: Tam giác bằng nhau. Tam giác cân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP VỀ NHÀ VỀ TAM GIÁC BẰNG NHAU, TAM GIÁC CÂN
Bài 1: Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên cùng một nửa mặt phẳng chứa điểm A, bờ là BC vẽ các tia Bx và Cy cùng vuông góc với BC. Lấy M thuộc cạnh BC ( M khác A và B); đường thẳng vuông góc với AM tại A cắt Bx, Cy lần lượt tại H và K.
 a, Chứng minh: BM = CK
 b, Chứng minh A là trung điểm của HK 
 c, Gọi P là giao điểm của AB và MN, Q là giao điểm của AC và MK. 
 Chứng minh: PQ song song với BC.
Bài 2: Cho tam giác ABC vuông cân tại A, M là trung điểm BC. Lấy điểm D bất kì 
 thuộc cạnh BC. H và I thứ tự là hình chiếu của B và C xuống đường thẳng AD. Đường 
 thẳng AM cắt CI tại N. Chứng minh rằng:
 a) BH = AI. 
 b) BH2 + CI2 có giá trị không đổi.
 c) Đường thẳng DN vuông góc với AC.
 d) IM là phân giác của góc HIC. 
Bài 3: Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm D trên cạnh BC, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho CE=BD. Các đường thẳng vuông góc với BC tại D và E lần lượt cắt các đường thẳng AB và AC theo thứ tự tại M, N. Gọi I là giao điểm của MN với BC.
a/ Chứng minh rằng I là trung điểm của MN.
b/ Chứng minh rằng đường thẳng vuông góc với MN tại I luôn đi qua một điểm cố định.
Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A; K là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia KA lấy D , sao cho KD = KA.
 a) Chứng minh: CD // AB.
 b) Gọi H là trung điểm của AC; BH cắt AD tại M; DH cắt BC tại N . 
 Chứng minh: HMN cân.
 c) Chứng minh rằng KH là tia phân giác góc AKC
Bài 5.	Cho tam giác ABC cân tại A (). Kẻ phân giác BD (). Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = BC.
Chứng minh BD + AD = BC
Tính 
Bài 6: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm M, trên tia đối của tia CA lấy điểm N sao cho .
Chứng minh rằng: .
Chứng minh rằng: BC đi qua trung điểm của đoạn thẳng MN.
Đường trung trực của đoạn thẳng MN và tia phân giác của góc BAC cắt nhau tại K. Chứng minh .
Bài 7: Cho tam giác ABC ( AB AC). Đường trung trực của đoạn BC tai H cắt tia phân giác Ax của góc A tại K. Kẻ KE, KF theo thứ tự vuông góc với AB và AC
a) Chứng minh rằng BE = CF
b) Nối EF cắt BC tại M. Chứng minh rằng M là trung điểm của BC
Bài 8 Cho =600 có tia phân giác Az . Từ điểm B trên Ax kẻ BH vuông góc với Ay tại H, kẻ BK vuông góc với Az và Bt song song với Ay, Bt cắt Az tại C. Từ C kẻ CM 
vuông góc với Ay tại M . Chứng minh :
 a ) K là trung điểm của AC.
 b ) KMC là tam giác đều.
 c)	Cho BK = 2cm. Tính các cạnh AKM.
Bài 9:Cho tam giác ABC ,trung tuyến AM .Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AM, BI cắt cạnh AC tại D.
	a. Chứng minh AC=3 AD
	b. Chứng minh ID =1/4BD
Bài 10: Cho tam giác ABC có góc B và góc C nhỏ hơn 900 . Vẽ ra phía ngoài tam giác ấy các tam giác vuông cân ABD và ACE ( trong đó góc ABD và góc ACE đều bằng 900 ), vẽ DI và EK cùng vuông góc với đường thẳng BC. Chứng minh rằng:
	a. BI=CK; EK = HC; b. BC = DI + EK.
Bài 11:Cho M,N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và AC của tam giác ABC. Các đường phân giác và phân giác ngoài của tam giác kẻ từ B cắt đường thẳng MN lần lượt tại D và E các tia AD và AE cắt đường thẳng BC theo thứ tự tại P và Q. Chứng minh:
	a) BD 
	b) B là trung điểm của PQ
Bài 12) Cho có > 900. Gọi I là trung điểm của cạnh AC. Trên tia đối của tia IB lấy điểm D sao cho IB = ID. Nối C với D.
a. Chứng minh 
b. Gọi M là trung điểm của BC; N là trung điểm của CD. Chứng minh rằng I là trung điểm của MN
	c. Chứng minh 
	d. Tìm điều kiện của để 
Bài 12: Cho tam giác cân ABC, AB=AC. Trên cạnh BC lấy điểm D. Trên Tia của tia BC lấy điểm E sao cho BD=BE. Các đường thẳng vuông góc với BC kẻ từ D và E cắt AB và AC lần lượt ở M và N. Chứng minh:
a. DM= ED	
b. Đường thẳng BC cắt MN tại điểm I là trung điểm của MN.
c. Đường thẳng vuông góc với MN tại I luôn luôn đi qua một điểm cố định khi D thay đổi trên BC.
Bài 13: Cho tam giác ABC có. Gọi K là điểm trong tam giác sao cho 
	a. Chứng minh BA = BK.
	b. Tính số đo góc BAK.
Bài 14 Cho tam giác ABC cân tại A có , vẽ tam giác đều DBC (D nằm trong tam giác ABC). Tia phân giác của góc ABD cắt AC tại M. Chứng minh:
Tia AD là phân giác của góc BAC
 AM = BC
Bài 15: Cho đoạn thẳng AB và O là trung điểm của đoạn thẳng đó. Trên hai nửa mặt phẳng đối nhau qua AB, kẻ hai tia Ax và By song song với nhau. Trên tia Ax lấy hai điểm C và E. Trên tia Ay lấy hai điểm D và F sao cho AC = BD và AE = BF. Chứng minh rằng : ED = CF.
Bài 16. Cho tam giác ABC vuông cân tại A có trung tuyến AM. E là điểm thuộc cạnh BC. 
 Kẻ BH, CK vuông góc với AE (H, K thuộc AE).
 1, Chứng minh: BH = AK
 2, Cho biết MHK là tam giác gì? Tại sao?
Bài 17 Cho (góc A=900). Kẻ AHBC, kẻ HPAB và kéo dài để có 
PE = PH. Kẻ HQ AC và kéo dài để có QF = QH.
	a./ Chứng minh APE = APH và AQH = AQF
	b./ Chứng minh 3 điểm E, A, F thẳng hàng.
Bài 18: Cho ABC có góc A = 900, vẽ phân giác BD và CE (DAC ; E AB) chúng cắt nhau tại O.
a. Tính số đo góc BOC
b. Trên BC lấy điểm M và N sao cho BM = BA; CN = CA chứng minh EN// DM
c.Gọi I là giao của BD và AN chứng minh AIM cân.
Bài 19: Cho ABC vuông cân ở A, M là trung điểm của BC, điểm E nằm giữa M và C. Kẻ BH, CK vuông góc với AE (H và K thuộc đường thẳng AE). Chứng minh rằng:
* BH = AK	
* MBH = MAK
* MHK là tam giác vuông cân
Bài 20:Cho góc nhọn xOy, trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Gọi H là trung điểm của đoạn thẳng AB, từ A vẽ đường thẳng vuông góc với đường thẳng OA, đường thẳng này cắt tia OH tại C.
Chứng minh: OAH = OBH.
Chứng minh: OHAB.
Chứng minh: OAC = OBC.
Gọi I là trung điểm đoạn thẳng OH, từ I vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh OH, đường thẳng này cắt tia OA tại M. Từ H vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC tại K. Chứng minh: ba điểm M, H, K thẳng hàng.
Bài 21:1.Cho hàm số f(x) xác định với mọi x thuộc R. Biết rằng với mọi x ta đều có: . Tính f(2).
 2.Cho tỉ lệ thức: và x,y 0.Tính giá trị biểu thức: B=
 3.Cho các số hữu tỉ a,b,c thỏa mãn:và a,b,c, a+b+c0.Tính giá trị biểu thức:
 P=(1+).(1+).(1+)
4. Cho . Chứng minh rằng: 
5. Cho f(x) là hàm số xác định với mọi x thỏa mãn điều kiện f(x1.x2) = f(x1).f(x2) và f(2) = 10. Tính f(32).
Bài 5: (3 điểm) Cho ABC có AB = AC và M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE.
Chứng minh: ABM = ACM. Từ đó suy ra AMBC.
Chứng minh: ABD = ACE. Từ đó suy ra AM là tia phân giác của góc DAE.
Kẻ BK AD (K AD). Trên tia đối của tia BK lấy điểm H sao cho BH = AE, trên tia đối của tia AM lấy điểm N sao cho AN = CE. Chứng minh: .
Chứng minh: DNDH.
Bài 3: (2 điểm)
Tìm 3 số a, b, c biết a, b, c tỉ lệ nghịch với 2; 3; 4 theo thứ tự và .
Cho 3 số a, b, c có tổng khác 0 và thỏa mãn: . Tính giá trị của biểu thức: (giả thiết các tỉ số đều có nghĩa).
Bài 4: (4 điểm) Cho ABC nhọn, vẽ đường thẳng xy qua A và song song với BC. Từ B vẽ BD vuông góc với AC ở D, BD cắt xy tại E. Trên tia BC lấy điểm F sao cho BF = AE.
Chứng minh rằng: EF = AB và EF // AB.
Từ F vẽ FK vuông góc với BE ở K. Chứng minh: FK = AD.
Gọi I là trung điểm của KD. Chứng minh ba điểm A, I, F thẳng hàng.
Gọi M là trung điểm của đoạn AB, MI cắt EF tại N. Chứng minh N là trung điểm của EF.
Bài 5:	(3 điểm) Cho ΔABC có AB < AC. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho AD = AB. Gọi M là trung điểm của đoạn BD.
Chứng minh ΔABM = ΔADM.
Tia AM cắt cạnh BC tại K. Chứng minh ΔABK = ΔADK.
Trên tia đối của tia BA lấy điểm E sao cho BE = DC. Chứng minh rằng ba điểm thẳng hàng.
Bài 5:	 (3,5 điểm) Cho góc nhọn xAy, trên tia Ax lấy điểm B, trên tia Ay lấy điểm C sao cho AB = AC. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng BC và E là trung điểm của đoạn thẳng AC, trên tia đối của tia EM lấy điểm H sao cho EH = EM.
Chứng minh ΔABM = ΔACM.
Chứng minh .
Chứng minh ΔAEH = ΔCEM.
Gọi D là trung điểm của đoạn thẳng AB. Từ B vẽ đường thẳng song song với đường thẳng AM, đường thẳng này cắt tia MD tại K. Chứng minh ba điểm H, A, K thẳng hàng.
Bài 5:	(3 điểm) Cho ΔABC có , AB > AC. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Trên tia đối của tia IC, lấy điểm D sao cho IC = ID.
Chứng minh ΔCIA = ΔDIB. Từ đó suy ra .
Chứng minh: ΔCAB = ΔDAB. Từ đó suy ra CB // AD.
c) Trên tia đối của tia AC, lấy điểm M sao cho AM = AB. Trên đoạn thẳng AB lấy điểm N sao cho AN = AC. Chứng minh .
Bài 5: (3,5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc B cắt cạnh BC tại D.
Cho biết . Tính số đo góc ABD.
Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Chứng minh BAD = BED và DE BC.
Gọi F là giao điểm của BA và ED. Chứng minh rằng: ABC = EBF.
Vẽ CK vuông góc với BD tại K. Chứng minh rằng ba điểm K, F, C thẳng hàng.
Bài 4: (3 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm E sao cho ME = MA.
Tính số đo của khi .
Chứng minh: AMB = EMC và AB // EC.
Từ C kẻ đường thẳng (d) song song với AE. Kẻ EK vuông góc đường thẳng (d) tại K. Chứng minh: .
Bài 4: (3,5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A có . Vẽ AHBC tại H.
Tính số đo .
Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho AD = AH. Gọi I là trung điểm của cạnh HD. Chứng minh AHI = ADI.
Tia AI cắt cạnh HC tại điểm K. Chứng minh AHK = ADK từ đó suy ra AB // KD.
Trên tia đối của tia HA lấy điểm E sao cho HE = AH. Chứng minh H là trung điểm của BK và ba điểm D, K, E thẳng hàng.
Bài 4: (3,5 điểm) Cho ABC có ba góc nhọn (AB < AC). Tia phân giác của góc BAC cắt BC tại D. Lấy điểm E trên AC sao cho AE = AB.
Chứng minh: ADB = ADE.
Vẽ DH AB (H thuộc AB), DK AC (K thuộc AC). Chứng minh: BH = EK.
Từ E vẽ đường thẳng song song với KD cắt BC tại M. Chứng minh: .
Chứng minh: .

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_toan_lop_7_bai_tam_giac_bang_nhau_tam_giac_can.doc