Tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, việc thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đều xác định việc thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình là nhiệm vụ của các ngành, các cấp.
Mục đích của cuộc thi là nhằm tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bình đẳng giới góp phần thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trong gia đình. nâng cao quyền con người, xóa đói, giảm nghèo. Đây là một thành tựu rất quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác thông qua việc tổ chức cuộc thi nhằm tăng cường sự phối hợp chỉ đạo đồng bộ của các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Xác định được ý nghĩa và mục đích của cuộc thi điều ấy đã thúc đẩy tôi mạnh dạn tham gia cuộc thi “Tìm hiểu Luật bình đẳng giới” để cùng chia sẻ một vài kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình về luật.
Tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, việc thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đều xác định việc thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình là nhiệm vụ của các ngành, các cấp. Mục đích của cuộc thi là nhằm tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về bình đẳng giới góp phần thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trong gia đình. nâng cao quyền con người, xóa đói, giảm nghèo. Đây là một thành tựu rất quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Mặt khác thông qua việc tổ chức cuộc thi nhằm tăng cường sự phối hợp chỉ đạo đồng bộ của các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Xác định được ý nghĩa và mục đích của cuộc thi điều ấy đã thúc đẩy tôi mạnh dạn tham gia cuộc thi “Tìm hiểu Luật bình đẳng giới” để cùng chia sẻ một vài kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình về luật. Câu 1:Luật Bình đẳng giới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực kể từ ngày, tháng, năm nào? Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ X thông qua ngày 29 /11 /2006. có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Câu 2: Trình bày bố cục và phạm vi điều chỉnh của Luật Bình đẳng giới? 2.1 Về bố cục: Luật Bình đẳng giới bao gồm 6 chương, 44 điều Chương I: Những quy định chung( Từ điều 1 đến điều 10) Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Điều 2. Đối tượng áp dụng Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới Điều 4. Mục tiêu bình đẳng giới Điều 5. Giải thích từ ngữ Điều 6. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới Điều 7. Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới Điều 9. Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm Chương II: Bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống XH và gia đình( điều 11 đến 18) Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị Điều 12. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo Điều 15. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Điều 16. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao Điều 17. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình Chương III: Các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới ( Từ điều 25 đến điều 34). Điều 19. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới Điều 20. Đảm bảo nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Điều 21. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Điều 22. Thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới Điều 23. Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới Điều 24. Nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới Chương IV: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới Điều 25. Trách nhiệm của Chính phủ Điều 27. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ Điều 28. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp Điều 29. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Điều 30. Trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Điều 31. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình Điều 32. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác Điều 33. Trách nhiệm của gia đình Điều 34. Trách nhiệm của công dân Chương V: Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới Điều 35. Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Điều 36. Giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới Điều 37. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Điều 38. Tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới Điều 39. Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới Điều 40. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế Điều 42. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới Chương VI: Điều khoản thi hành Điều 43. Hiệu lực thi hành Điều 44. Hướng dẫn thi hành 2.2 Về phạm vi điều chỉnh Điều 1 quy định: Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới. Câu 3: Thế nào là bình đẳng giới ? Mục tiêu của bình đẳng giới là gì ? 1.1. Theo khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình. Nam và nữ có quyền thụ hưởng như nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. 1.2. Theo Điều 4, Luật Bình đẳng giới: Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Câu 4:Hãy nêu những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới và Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới như thế nào? Điều 6. Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới 1. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. 2. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. 3. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới. 4. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. 5. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. 6. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân. Điều 7. Luật Bình đẳng giới quy định chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới 1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. 2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình. 3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. 4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới. 5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế ? xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước. Câu 5 : Theo quy định của Luật bình đẳng giới, vấn đề bình đẳng giới được đề cập trong lĩnh vực nào của đời sống xã hội và gia đình? Hãy nêu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực đó? Điều 11. Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Điều 12. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. Điều 13. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động Điều 14. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo Điều 15. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Điều 17. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế. Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình. *Luật bình đẳng giới quy định các biện pháp thức đẩy bình đẳng giới cụ thể trong từng lĩnh vực như sau: Khoản 5 Điều 11 Luật Bình đẳng giới quy định: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; b) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Khoản 2 Điều 12 Luật Bình đẳng giới quy định: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật. Khoản 3 Điều 13 Luật Bình đẳng giới quy định: Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động; b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ; c) Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Khoản 5 Điều 14 Luật Bình đẳng giới quy định: Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo bao gồm: a) Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo; b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật. Câu 6: Hãy nêu những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới ? Các hành vi vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế được quy định tại Điều 40 Luật Bình đẳng giới, cụ thể như sau: 1. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: a) Cản trở việc nam hoặc nữ tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp vì định kiến giới; b) Không thực hiện hoặc cản trở việc bổ nhiệm nam, nữ vào cương vị quản lý, lãnh đạo hoặc các chức danh chuyên môn vì định kiến giới; c) Đặt ra và thực hiện quy định có sự phân biệt đối xử giới trong các hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc trong quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. 2. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: a) Cản trở hoặc từ chối cho phép nam, nữ thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động kinh doanh vì định kiến giới; b) Tiến hành quảng cáo thương mại gây bất lợi cho các chủ doanh nghiệp, thương nhân của một giới nhất định. 3. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong t ... dân các cấp 1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới tại địa phương. 2. Trình Hội đồng nhân dân ban hành hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền. 3. Tổ chức thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở địa phương. 4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới theo thẩm quyền. 5. Tổ chức, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương. Điều 29. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên 1. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức. 3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới. 4. Tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới. Điều 30. Trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 1. Thực hiện các quy định tại Điều 29 của Luật này. 2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. 3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị các cấp. 4. Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật. 5. Thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Điều 31. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình 1. Trong công tác tổ chức, cán bộ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm sau đây: a) Bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức nam, nữ bình đẳng trong việc làm, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm và hưởng phúc lợi; b) Bảo đảm việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên nguyên tắc bình đẳng giới. 2. Trong hoạt động, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có trách nhiệm sau đây: a) Xác định thực trạng bình đẳng giới, xây dựng và bảo đảm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức của mình và có báo cáo hằng năm; b) Bảo đảm sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức nam, nữ trong xây dựng và thực thi pháp luật; các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c) Giáo dục về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động do mình quản lý; d) Có biện pháp khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức và gia đình; đ) Tạo điều kiện phát triển các cơ sở phúc lợi xã hội, các dịch vụ hỗ trợ nhằm giảm nhẹ gánh nặng lao động gia đình. Điều 32. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác 1. Trong tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan, tổ chức phải bảo đảm cho nam, nữ bình đẳng trong tham gia và hưởng lợi. 2. Báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thông tin về bình đẳng giới trong cơ quan, tổ chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền. 3. Đề xuất hoặc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức mình. 4. Tuỳ khả năng, điều kiện của mình, các cơ quan, tổ chức chủ động hoặc phối hợp tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới sau đây: a) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền kiến thức về giới và pháp luật về bình đẳng giới cho các thành viên của cơ quan, tổ chức và người lao động; b) Bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới; c) Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu nhằm tăng cường bình đẳng giới; d) Dành nguồn tài chính cho các hoạt động bình đẳng giới; đ) Tổ chức hệ thống nhà trẻ phù hợp để lao động nam, nữ kết hợp hài hoà giữa lao động sản xuất và lao động gia đình; e) Hỗ trợ lao động nữ khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi; g) Tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con. Các hoạt động quy định tại khoản này được Nhà nước khuyến khích thực hiện. Điều 33. Trách nhiệm của gia đình 1. Tạo điều kiện cho các thành viên gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới. 2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình cho các thành viên. 3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn. 4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác. Điều 34. Trách nhiệm của công dân Công dân nam, nữ có trách nhiệm sau đây: 1. Học tập nâng cao hiểu biết và nhận thức về bình đẳng giới; 2. Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình đẳng giới; 3. Phê phán, ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới; 4. Giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của các cơ quan, tổ chức và công dân. Câu 9: Một doanh nghiệp X có nhu cầu tuyển 01 kế toán đã đăng báo thông báo tuyển dụng trong đó có nội dung: “ Độ tuổi: Nam < 45, Nữ < 40. Ưu tiên nam”. Căn cứ các quy định của Luật Bình đẳng giới, anh ( chị) hãy cho biết nội dung thông báo tuyển dụng nêu trên có vi phạm pháo luật về Bình đẳng giới không? Vì sao? Thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp X trong đó có nội dung: “ Độ tuổi: Nam < 45, Nữ < 40. Ưu tiên nam”. Là vi phạm pháp luật về Bình đẳng giới. Vì:+ Khoản 1 Điều 13 Luật Bình đẳng giới quy định: “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm XH, điều kiện LĐ và các điều kiện làm việc khác.” + Khoản 3 điều 40 Luật Bình đẳng giới quy định: 3. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm: “ Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau, trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;” Câu 10: Từ những tình huống, câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung quanh mình, anh(chị) hãy chia sẻ câu chuyện, sự kiện ấn tượng nhất và đề xuất cách giải quyết mâu thuẫn liên quan đến quan hệ giới trong gia đình, cơ quan hay ngoài xã hội theo hướng tiến bộ, bình đẳng và có lợi cho sự phát triển của cả nam và nữ.( Nội dung không quá 700 từ) Trong giờ viết văn môn Ngữ văn, tôi có ra một đề văn biểu cảm như sau: “Cảm nghĩ về người thân trong gia đình của em”. Có một bài viết của một học sinh mà khi đọc và chấm bài văn của em tôi đã phải suy nghĩ và trăn trở rất nhiều, bởi bài văn là những tâm sự, cảm xúc rất thật của em có liên quan đến vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.Tôi xin trích một đoạn văn trong bài viết của em: “Em là con út trong một gia đình có bốn anh chị em. Em có một người bố suốt ngày chỉ biết đi làm vài việc không đâu rồi lại về quát tháo khi không vừa lòng. Hơn nữa, bố còn có thái độ “trọng nam khinh nữ” mà em là nữ nên bất cứ cái gì em cũng phải hứng chịu. Cứ hễ em làm gì không vừa ý bố là bố lại nổi cơn giận dữ đuổi em ra khỏi nhà. Vậy mà anh trai của em luôn được bố nuông chiều. Học hết lớp 7 anh đã bỏ học, anh mới 16 tuổi bố đã cho ngồi tiếp rượu với bố mỗi khi nhà có khách. Bố còn cho anh đi xe máy lai ba lai bốn, bị công an huyện bắt giữ, bố xuống nộp phạt và nhận xe về, vậy mà bố chẳng khuyên răn anh lấy một câu. Mẹ em có góp ý bố lại nói: “Con trai nó phải thế, nó không ăn cắp và nghiện hút là tốt rồi!”. Em học ở trường Nội trú huyện thỉnh thoảng được về thăm nhà. Các bạn cùng trường mỗi khi về nhà bạn nào có xe máy thì đều được bố xuống đón. Vậy mà em chưa lần nào được bố đón cả, mặc dù bố có xe máy và chẳng bận việc gì bố cũng không đón. Bố thường nói: “Mày là con gái học nhiều cũng chẳng để làm gì, mày học để biết kí cái tên là được rồi, vài năm nữa tao gả chồng cho mày, mày lại làm dâu nhà người ta, tao chẳng nhờ được gì ở mấy đứa con gái chúng mày”. Em đã nhiều lần nhẫn nhịn nhưng bố vẫn không thôi. Cách đây gần một tháng em được nhà trường cho nghỉ về lấy áo rét. Mấy hôm ở nhà bố liên tục mắng em, mà bản thân em cũng không biết bố mắng em vì lí do gì. Cũng như mọi lần em vẫn nhịn không cãi lại. Nhưng đến trưa em bị đau bụng nên em không muốn ăn cơm, thế là bố cho rằng em không phục bố. Lập tức bố quăng túi quần áo của em ra sân và đuổi em đi, mặc dù hai ngày nữa em mới phải xuống trường. Khi lên trường em rất buồn chán. Khi em đi, mẹ em đã khóc rất nhiều, phần vì bị bố mắng là “không biết dạy con”, phần vì lo cho em. Em rất thương mẹ nhưng không biết làm sao bây giờ? Em sẽ không bao giờ trở về ngôi nhà ấy nữa. Em sẽ bỏ học để tự kiếm sống. Em cảm thấy chán cuộc sống này vô cùng bởi nó thật vô vị...” Ngay sau khi đọc bài văn của em, tôi đã gặp em và tâm sự thật chân tình với vai trò là một người GV, người đồng cảm giúp em chia sẻ để em vơi đi nỗi buồn, có thêm nghị lực trong cuộc sống: Em ạ! Con người ta sinh ra không ai có thể chọn cha mẹ cho mình. Không may đấng sinh thành là người cộc cằn, vũ phu hay thậm chí là kẻ tội đồ thì ta vẫn không thể chối bỏ mối dây phụ tử. Bố em có thể là một người cha thô bạo, nhưng dẫu sao em vẫn là con đẻ của ông. Em nên nghĩ đến mẹ mà dẹp bỏ nỗi hận cha, trở về với gia đình. Mình đã được sinh ra trên đời thì cần có nghị lực và học được chữ NHẪN (chữ “Nhẫn” ở đây bao gồm cả: nhẫn nhục và nhẫn nại), để không bị gục ngã trong bất kì hoàn cảnh nào, em ạ! Em đừng buông xuôi trong sự buồn chán mà nên suy nghĩ, xác định cho mình một hướng đi. Em hãy hình dung mình sẽ là ai? Sẽ làm gì say này? Và một khi đã vạch ra kế hoạch tương lai rồi thì em cần gạt bỏ mọi khó khăn, tủi hận để đạt được mục đích. Chỉ có thế, em mới thấy cuộc sống có ý nghĩa. Bảy năm đã trôi qua, hiện em đang là sinh viên trường Đại học Sư phạm . Sự thành đạt của em chính là niềm vui của các thầy cô giáo chúng tôi. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân xin được chia sẻ và trao đổi với cuộc thi. Nhân cuộc thi này, tôi rất mong những suy nghĩ nhỏ nhoi của mình đồng cảm với mọi người góp phần, đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện “Luật Bình đẳng giới”. Xin chân thành cảm ơn Ban Tổ chức cuộc thi này để giúp mọi người được nâng cao nhận thức, được bộc lộ suy nghĩ của bản thân với mong muốn: Thực hiện tốt vấn đề bình đẳng giới để góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; cũng từ đó góp phần xây dựng sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Vũ Thư , tháng 11 năm 2010 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Trung Kiên
Tài liệu đính kèm: