Báo cáo thực tập giáo trình tại công ty (xí nghiệp): Công ty TNHH MTV chế biến thuỷ sản Hoàng Long

Báo cáo thực tập giáo trình tại công ty (xí nghiệp): Công ty TNHH MTV chế biến thuỷ sản Hoàng Long

* Tập đoàn Hoàng Long xác định nuôi trồng và chế biến thủy sản là một trong những ngành nghề phát triển bền vững trong tương lai gần. Đặc biệt là trong 5 đến 10 năm tới đây sẽ là ngành nghề kinh doanh cốt lõi của Tập Đoàn.

* Để thực hiện mục tiêu này, Tập Đoàn đã thành lập Công ty TNHH MTV CBTS Hoàng Long vào ngày 20/06/2008 theo quyết định số 66/QĐ CTY/2008 với ngành nghề kinh doanh chính :

- Khai thác, nuôi trồng thủy sản nội địa.

- Sản xuất giống thủy sản.

- Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.

- Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

- Mua bán thực phẩm.

 

doc 76 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 4029Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực tập giáo trình tại công ty (xí nghiệp): Công ty TNHH MTV chế biến thuỷ sản Hoàng Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của nhà máy
Hình 1 Cụm công trình thủy sản Hoàng Long
* Tập đoàn Hoàng Long xác định nuôi trồng và chế biến thủy sản là một trong những ngành nghề phát triển bền vững trong tương lai gần. Đặc biệt là trong 5 đến 10 năm tới đây sẽ là ngành nghề kinh doanh cốt lõi của Tập Đoàn.
* Để thực hiện mục tiêu này, Tập Đoàn đã thành lập Công ty TNHH MTV CBTS Hoàng Long vào ngày 20/06/2008 theo quyết định số 66/QĐ CTY/2008 với ngành nghề kinh doanh chính :
- Khai thác, nuôi trồng thủy sản nội địa.
- Sản xuất giống thủy sản.
- Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.
- Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
- Mua bán thực phẩm.
- Mua bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (trừ động vật hoang dã, động vật quý hiếm theo quy định của pháp luật cần được bảo vệ).
* Quyết định thành lập: số 66/QĐ.CTY/2008 của Công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Long ký ngày 20 tháng 6 năm 2008.
* Giấy chứng nhận đầu tư số : 511 041 000 007 do UBND tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 09/7/2008
* Sau gần một năm thi công, ngày 21/2/2010 Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu chính thức đi vào hoạt động. Bước đầu nhà máy vận hành 40% công suất với năng lực sản xuất 40 tấn nguyên liệu cá/ngày, thu hút trên 400 công nhân vào làm việc. Với hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu sản phẩm được sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu thành phẩm đóng gói, đáp ứng yêu cầu cao về an toàn vệ sinh thực phẩm của những khách hàng khó tính như EU, Nhật, Mỹ
- Tên công ty: Công ty TNHH MTV CBTS Hoàng long
- Địa chỉ : đường Nguyễn Chí Thanh, ấp 3, thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp.
- Điện thoại: (067) 3827178 - (067) 3827179
-Email:info@hoanglongseafood.com
- Website: www.hoanglongseafood.com
1.2 Vị trí kinh tế nhà máy
- Trụ sở chính: đường Nguyễn Chí Thanh, ấp 3, thị trấn Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp.
- Về giao thông đường bộ: Mặt tiền đường tỉnh lộ 844, cách thị trấn Tràm Chim 2km về phía Tây, cách TP. Cao Lãnh 35 km về phía Đông, cách TP.Hồ Chí Minh 180 km về phía Đông.
- Về giao thông đường thủy: Phía trước Nhà máy là sông Đồng Tiến, rộng 90m, sâu từ 5 đến 13m, là tuyến sông chính đi về Đồng Tháp Mười, TP.Cao Lãnh và Long An.
- Do vị trí địa lý của Công ty nằm gần tỉnh lộ DT 844 nên thuận lợi cho quá trình luư thông hàng hoá và tiếp nhận nguyên vật liệu được dể dàng hơn.
- Đặc biệt là do Công ty nằm gần các tỉnh có thế mạnh về thuỷ sản như : An Giang, Long An, Cần Thơ,  nên có nguồn nguyên liệu dồi dào cho quá trình sản xuất.
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất trong nhà máy
Nhà máy CB Thức ăn TS
Tài chính – kế toán
Hành chính – nhân sự
LAB
QLCL
Tổng Giám Đốc
Sản Xuất
QC
Thống kê
Cơ Khí - KT
Kế hoạch – nghiệp vụ
Nhà máy CB TSĐL
Xí nghiệp NTTS
Phó Tổng Giám Đốc Tài Chính
Phó Tổng Giám Đốc
Phó TGĐ Kiêm GĐ NM CBTS
Phó TGĐ NTTS+Thức ăn TS
1.3.1 sơ đồ tổ chức
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý CT Hoàng Long
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ
* Tổng giám đốc:
- Là người đại diện của công ty, có quyền quyết định mọi điều hành sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước.
* Phó tổng giám đốc:
- Được sự ủy quyền của giám đốc trực tiếp hoạt động các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, các hoạt động sản xuất của xí nghiệp, quản lý các phòng ban, trực tiếp điều hành các hoạt động chủ trương của giám đốc
* Phó tổng giám đốc tài chính:
- Quản lý, lãnh đạo, điều hành hoạt động của phòng kinh doanh, phòng tiếp thị, phòng kế toán thu mua.
* Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc nhà máy Chế biến thuỷ sản đông lạnh:
- Chịu trách nhiệm sản xuất, phân công lao động và phân công người giám sát các hoạt động sản xuất trong nhà máy chế biến thủy sản.
* Phó tổng giám đốc Nuôi trồng thuỷ sản + Thức ăn thủy sản:
- Chịu trách nhiệm sản xuất, phân công lao động và phân công người giám sát các hoạt động sản xuất trong quá trình nuôi trồng và chế biến thức ăn thủy sản.
* Tài chính - kế toán:
- Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại đơn vị, theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời và chính xác toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tham mưu cho giám đốc về việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính và chấp hành việc nộp thế hàng năm của công ty.
* Hành chính – Nhân sự:
- Tham mưu về công tác tuyển dụng, sắp xếp điều hành nhân sự, đề xuất thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, kĩ luật lao động theo đúng pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của công ty. Lựa chọn bố trí đào tạo kiến thức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
* Quản lý chất lượng:
- Kiểm tra các yếu tố cấu thành sản phẩm, khống chế các yếu tố ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Kế hoạch - Nghiệp vụ:
- Đề xuất chiến lược quảng cáo, giới thiệu sản phẩm với khách hàng, tìm cách đưa sản phẩm đến tay khách hàng, người tiêu dùng một cách tôi ưu nhất.
* Nhà máy chế biến Thuỷ sản đông lạnh:
- Ban điều hành sản xuất có nhiệm vụ quản lý trong quá trình sản xuất, phân bố và phân công lao động cho công nhân. Giám sát mọi hoạt động trong xưởng.
1.4 Quy mô, năng suất và các sản phẩm chính
1.4.1 Quy mô, năng suất
- Tổng diện tích: 114 ha (khu nuôi trồng thủy sản 100 ha)
- Tổng vốn đầu tư: 758 tỷ đồng
- Năng lực sản xuất: Khu nuôi trồng cung ứng 18.000 tấn cá/vụ; Nhà máy chế biến thức ăn có công suất 90.000 tấn thành phẩm/năm (bắt đầu đưa vào hoạt động); Nhà máy chế biến thủy sản công suất 126 tấn cá thành phẩm/ngày (hiện nay chỉ hoạt động được khoảng 40-60 tấn/ngày)
- Các tiêu chuẩn chất lượng: IFS, GAP, HACCP, HALAL, ISO 2000...
1.4.2 Các sản phẩm của nhà máy
Hiện nay xí nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm cá tra fillet đông lạnh và các sản phẩm phụ khác tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Sản phẩm chính :Cá tra fillet
Hình 2 Cá tra fillet cấp đông
Sản phẩm phụ
- Cá tra / basa cấp đông cắt khúc 
Hình 3: Cá Tra/Basa cấp đông cắt khúc
- Cá tra / basa cấp đông nguyên con.
 	 Hình 4: Cá Tra/Basa cấp đông nguyên con
1.4.3 Thị trường tiêu thụ của công ty
- Do công ty mới đi vào hoạt động nên thị trường tiêu thụ chính là Châu Á như: Canada, Ai Cập, Ba Lan, Mexico, Mỹ.
1.5 Các điều kiện thực tế của nhà máy
1.5.1 cơ sở hạ tầng
Gồm mặt bằng, sân bãi, nhà xưởng, máy móc và trang thiết bị.
+ Đối với mặt bằng: Diện tích rộng lớn, nằm xa khu dân cư, thuận lợi hơn là nằm gần vùng nuôi.Về đường thuỷ và đường bộ thuận lợi cho quá 2 trình lưu thông hàng hoá và vận chuyển nguyên liệu.
+ Đối với sân bãi: Khá rộng lớn giúp việc xe vận chuyển nguyên liệu vào và xuất hàng ra được dễ dàng, thuận lợi hơn, nơi bãi công nhân đậu xe tiện việc quan sát nên an toàn.
+ Đối với nhà xưởng: Vệ sinh sạch sẽ, bố trí lối đi rộng, thoải mái khi đi không có va chạm dung cụ, vật dụng chế biến trong nhà xưởng, nơi nghĩ cũng khá thoải mái.
+ Đối với máy móc, trang thiết bị: Rất hiện đại được nhập từ Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Indonesia như: Hệ thống xử lý nước thải, máy đóng gói hút chân không, băng tải rửa cá, máy cấp đông, băng chuyền IQF.
+ Nơi xử lý nước cấp - thải rất tốt không bị ô nhiễm.
1.5.2 Con người tham gia sản xuất
ÆVới lực lượng lao động dự kiến:
+ Cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng 80 người
+ Công nhân sản xuât 1500 người
+ Công ty ưu tiên cho đội ngũ quản lý có trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung học, với đội ngũ quản lý chiếm số lượng đông và kế đến là những công nhân có tay nghề cao. Công nhân được hỗ trợ những chính sách hợp lý của công ty.
1.6 Sơ đồ mặt bằng nhà máy và sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất
1.6.1 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của nhà máy
Hình 5 Sơ đồ mặt bằng tổng thể
1.6.2 Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất
Phế Phẩm
TNNL
BHLD cắt tiết
B.Rửa Ủng
BHLD fillet
TKê
WC Nam
WC Nữ
Phòng Y Tế
Phòng
D Cụ
Phòng PE
WC Nữ
;'
WC Nam
;'
Đá Vẩy
BHLĐ CĐ Nam
BHLĐ CĐ Nữ
Rửa Ủng
BHLĐ Thành Phẩm
Bồn rửa Ủng
 P. Chứa Carton
BHLĐ Khách
;'
B. Rửa Ủng
BHLĐ XK Nữ
;'
R. Ủng
BHLĐ SCá Nam
;'
BHLĐ SCá Nữ
;'
BHLĐ SCá Nữ
;'
P. Phụ Gia
BHLĐ XK Nam
;'
Phòng ĐH SX
Hành Lang Ngoài
\
Hình 5: Sơ đồ dây chuyền sản xuất CT Hoàng
CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN CÁ TRA FILLET ĐÔNG LẠNH
2.1 Quy trình công nghệ
Loại đi phần da
Nước sạch, 20-220C,nồng độ chlorine 50ppm 
Nước sạch,
T0=5-100C, nồng độ chlorine 15-20ppm
Loại đầu, xương, đuôi,nội tạng
fillet
Cân
Rửa 2
Tiếp nhận nguyên liệu
Rửa 1
Cắt tiết
Lạng da
Cân
Định hình
Kiểm sơ bộ
Nhúng rửa
Loại mỡ, xương, da, thịt đỏ
Nước sạch,
T0 =5-100C
nồng độ chlorine 10-20ppm
Kiểm ký sinh trùng
Rửa 3
Xử lý phụ gia
Phân cở - Bắt màu
Cân -Rửa 4
Dò kim loại
Xếp khuôn
Cấp đông (IQF)
cấp đông (Block)
Tách khuôn 
Cân-Vô PE
Bao gói carton –Dán nhãn
Nước sạch,
T0= 5-100C,nồng độ cholorine 10-20ppm
Bảo quản
 Mạ băng / Tái đông
 Đông IQF Đông Block
 chờ đông
CCcc	 chờ đông
2.2 Thuyết minh quy trình
-Mỗi xưởng chia làm 4 khâu (đội)
+ Khâu fiilet : Từ lúc TNNL fillet Ú lạng da Ú cân
+Khâu định hình : Từ cân Ú chỉnh hình Ú kiểm sơ bộ Ú kiểm kí sinh trùng
+Khâu xếp khuôn : Từ quay tăng trọng Ú phân cỡ, bắt màu Úcân
+Khâu bao gói, bảo quản: Từ chờ đông Úcấp đông Ú bao gói Ú bảo quản
chú ý: Trước khi công nhân bước vào phân xưởng, thì công nhân phải thay đồ bảo hộ, đội mũ bảo hộ (tránh ló tóc ra ngoài và đeo khẩu trang qua khỏi mũi) mang ủng bước qua bồn nước cholorine và rửa tay theo các bước quy định.
Ở mỗi khâu thì đồ bảo hộ công nhân sẽ có màu riêng để phân biệt công nhân giữa các khâu, để tránh hiện tượng là công nhân từ khâu không sạch sang khâu sạch, gây sự nhiễm chéo.
2.2.1 Tiếp nhận nguyên liệu
- Nguyên liệu (cá tra) được nuôi từ các ao, bè trong vùng kiểm soát khi có hoạt động thu mua với công ty sau khi thì được QC của công ty lấy mẫu về kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì tiến hành thu mua và vận chuyển về công ty.
• Mô tả
-Cá tra từ vùng nuôi được chuyển đến công ty bằng ghe đục, thời gian vận chuyển không quá 24h. Sau đó cá được chuyển đến khâu tiếp nhận nguyên liệu bằng thùng.
Hình 6 Tiếp nhận nguyên liệu
•Thao tác
-Tại đây QC phụ trách tiếp nhận nguyên liệu, kiểm tra hồ sơ nguyên liệu, giấy cam kết của người nuôi, đại lý cung cấp nguyên liệu, kết quả kiểm tra thuốc dư lượng kháng sinh cấm, hồ sơ xuất xứ. Chỉ nhận những lô hàng có đầy đủ hồ sơ cần thiết.
-Công đoạn tiếp nhận nguyên liệu tại công ty TNHH MTVCBTS Hoàng Long được bố trí 10 công nhân, vì vị trí nhà máy cách bờ sông khoảng 500m nên sau khi cá từ ghe đục được vớt lên bờ và cho cá vào thùng nhựa, được vận chuyển về nhà máy bằng xe tải. Một lần xe vận chuyển là 1500 tấn cá và được chứa trong 20 thùng nhựa, khi chuyển về nhà máy thì tiến hàn ... 
• Nước giếng
- Nước đựơc lấy từ 3 giếng tại 3 nơi khác nhau trong khu vực của nhà máy, nước không bị ô nhiểm.
• Tháp oxy hóa
- Dùng để Fe2+ thành Fe3+. Trong tháp oxy hóa, nước được phân bố theo chiều từ trên xuống qua nhiều lớp đĩa phân phối đặt dọc theo chiều cao của tháp, còn không khí được phân bố theo chiều ngược lại từ dưới lên thong qua quạt thổi khí. Khi qua các lớp đĩa phân phối, dòng nước được chia thành các tia và hạt rất nhỏ, tạo điều kiện cho quá trình tiếp xúc giữa nước và không khí được tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình khử sắt.
• Bể chứa
- Nước sau khi qua tháp oxy hóa được chứa vào bể này. Trong thời gian lưu lại bể, các bong cặn hình thành từ quá trình oxy hóa (Fe(OH)3) sẽ lắng dần xuống đáy bể và được bom7 xả bỏ định kỳ. Còn nước trong sẽ được bơm tiếp qua thiết bị lọc áp lực.
• Thiết bị lọc áp lực
- Nước từ bể chứa sẽ được bơm xử lý tiếp qua 3 thiết bị lọc áp lực. Thiết bị lọc áp lực là các lọc đa tầng, bao gồm: Than hoạt tính, cát Manganese và cát thạch anh. Lớp cát lọc trong cột sẽ giúp loại bỏ các cặn nhỏ và phiêu sinh có trong nước, còn dư lượng chlorine cũng như một số chất ô nhiễm hữu cơ khác sẽ bị hấp thụ lên bề mặt than hoạt tính có trong cột.
- Mặt khác, trong nước ngầm khu vực Đồng Tháp thường bị nhiễm Asen. Chất o nhiễm gây độc này sẽ được loại bỏ nhờ quá trình ô xy hóa trên bề mặt cát Manganese. Hệ thống được thiết kế để hàm lượng Asen trong nước đầu ra luôn nằm trong khoảng 0,0 -0,002mg/l và đạt chất lượng nước sử dụng cho chế biến thực phẩm xuất khẩu.
- Ngoài ra, các thành phần khác như: H2S, radium, Mn2+ cũng được loại bỏ khi lọc qua lớp vật liệu này.
• Hệ thống làm mềm
Nước từ thiết bị lọc áp lực sẽ được chia thành hai dòng:
+ Dòng 1: Qua thiết bị làm mềm (1/3 lưu lượng tổng) cung cấp cho quá trình sản xuất và sinh hoạt: Trong thiết bị làm mềm, quá trình trao đổi ion sẽ xảy ra để loại trừ các thành phần gây nên độ cứng của nước như: Ca2+, Mg2+. Các ion này sẽ được chuyển thành Na+, giúp giảm độ cứng trong nước xuống dưới mức 17mg/l. Sau một thời gian sử dụng, các hạt ReSin (hạt trao đổi ion) dần bảo hòa Cation Ca2+, Mg2+ và sẽ được tái sinh bằng dung dịch Na+ 3-5%. Quá trình tái sinh được thực hiện bởi cụm van bố trí trên thiết bị và các hạt ReSin sẽ trao đổi các ion cứng trong nước bằng ion Na+ và lấy lại hoạt độ ban đầu, quá trình làm mềm lại được tiếp tục.
+ Dòng 2: Dẫn trực tiếp tới hai bồn lọc tinh cung cấp cho quá trình giải nhiệt máy làm đá vảy.
• Hệ thống lọc tinh
- Hệ thống lọc tinh gồm các lỗi Cartridge có kích thước lỗ lọc là 5-10µm, giúp đảm bảo độ trong của nước đầu ra, loại bỏ hoàn toàn các cặn lơ lửng. Nước sau lọc tinh sẽ dẫn đến thiết bị khử trùng bằng Chlorine trước khi dẫn lên đài nước. Nước sau xử lí đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước uống do bộ y tế quy định (Số 1329 /2002/BYT/QĐ cấp ngày 18/4/2002), lượng Chlorine ≥ 1 mg/l cấp nước cho nhà máy chế biến thủy sản.
• Phục vụ sản xuất
- Nước sau khi đưa qua quy trình xử lý, đạt chất lượng theo yêu cầy thì được chuyển lên tháp đài để sẳn sàng phục vụ cho quá trình sản xuất.
4.3.2 Nước thải
Hồ thu gom
Máy lọc rác
Máy bơm
Bể cân bằng
Bể bảo hoà khí
Bể chứa trung gian số 1
Bể yếm khí
Bể chứa trung gian số 2
Bể hiếu khí
Bể lắng
Bể lọc áp lực
Bể chứa nước sau xử lý
Rác
Tạp chất
Tạp chất
a Quy trình
b Thuyết minh quy trình
+ Nước thải từ nhà máy
- Nước thải sau khi chế biến có nhiều tạp chất như mỡ, hoá chất tẩy rửa, máu, da và thịt vụn sẽ theo đường ống dẫn từ khâu thành phẩm chảy dồn lại khâu tiếp nhận nguyên liệu sau đó chảy đến hồ thu gom. Trên các đường ống dẫn có thiết kế các nắp đậy nhằm mục đích cứ vài ngày thì mở nắp để lấy bớt một phần mỡ trên đường ống dẫn nhằm làm giảm chi phí và rút ngắn thời gian cho việc xử lý nước thải.
• Hố thu gom
- Từ hồ thu gom nước thải sẽ được dẫn qua máy lọc rác.
• Máy lọc rác
- Nước thải qua thiết bị này sẽ loại bỏ được những tạp chất lớn, nhỏ có kích thước lớn hơn 2mm.
• Máy bom
- Dùng áp suất cao để bom nước thải lên bể cân bằng.
• Bể cân bằng
- Được thiết kế với 2 máy nén sục khí nhằm tạo sự đảo trộn đồng đều các tạp chất hữu cơ trong nước thải tránh hiện tượng yếm khí xảy ra, ổn định lưu lượng với chất độc hại trước khi qua khâu xử lý.
• Bể tuyển nổi
- Nhằm để tách mỡ, bọt ra khỏi nước.Thường sử dụng hoá chất như phèn Al2(SO4)3, polymerđể tuyển nổi bằng cách các hoá chất sẽ tạo bông, kết dính nổi lên và có cần gạt, gạt lớp bã bông ra ngoài.
+ Bình bảo hoà khí
- Nhằm cung cấp lượng khí ổn định cho quá trình xử lý nước thải để các tạp chất trong nước có thể tiếp xúc với nhau. Nước thải qua bình bảo hoà khí sẽ có lưu lượng ổn định với áp lực nhất định 4.2 - 5.2 atm.
• Bể trung gian số 1
- Đảm bảo đủ lưu lượng nước cần xử lý, có tác dụng đều hoà nhiệt độ, pH và nồng độ các chất và phía dưới bể có thiết kế hệ thống sục khí.
• Bể phân huỷ yếm khí
- Hoạt động chủ yếu dựa vào lợi dụng vi sinh vật yếm khí để phân huỷ các tạp chất hữu cơ trong nước thải. Tuy nhiên trong quá trình này xảy ra không hoàn toàn. Sản phẩm của bể yếm khí là CH4, H2S, axit hữu cơ. Khi phân huỷ xảy ra 2 quá trình: Quá trình oxi hoá hiếu khí chất nhiễm bẫn hữu cơ và quá trình phân huỷ metan cận lắng.
Bể trung gian số 2: Họat động giống như bể trung gian số 1.
• Bể xử lý hiếu khí
- Vi sinh vật sử dụng oxi để phân huỷ tất cả các chất hữu cơ trong nước thải, vì vậy đòi hỏi lượng oxi phải được cung cấp đầy đủ để vi sinh vật phát triển sinh khối và sinh sản giúp cho quá trình xử lý đạt hiệu quả cao.
• Bể lắng
- Tách phần lơ lửng trên bề mặt (bọt) và phần chìm dưới đáy bể (bùn vi sinh) ra khỏi nước thải. Phần bùn dưới đáy bể sẽ được đưa vào bể chứa bùn hồi lưu rồi tiếp tục đi vào bể hiếu khí để tái sử dụng vi sinh vật (nuôi vi sinh vật). Còn phần bọt trên bề mặt sẽ được đưa trở lại bể hoà khí để tái xử lý.
• Bể trung gian số 3
- Phần nước trong còn lại sau khi lắng sẽ được đưa qua bể trung gian số 3.
• Bình lọc áp lực
- Đây là công đọan cuối của quá trình xử lý nước thải qua thiết bị này, phần bã sẽ được giữ lại bên trên bề mặt lưới lọc và nước sạch sẽ được đưa ra ngoài. Đây là thiết bị lọc kín.
• Bể chứa nước thải sau xử lý 
- Bể này giữ nước lại nhằm mục đích kiểm tra tiêu chuẩn trước khi thải nước ra sông.Nước thải phải đạt mức B của tiêu chuẩn xử lý nước thải, tức là phải đảm bảo các tiêu chủân sau.
CHƯƠNG 5 NHẬN XÉT -KẾT LUẬN
-Sau 4 tuần thực tập giáo trình tại công ty TNHH MTV TS Hoàng Long em đã tìm hiểu học hỏi các Anh (Chị) trong công ty. Em đã trưởng thành hơn trong môi trường công nghiệp và có thêm những kiến thức cũng như kinh nghệm thực tế cho bản thân. Đồng thời qua sự quan sát và làm việc cụ thể đã giúp em hiểu rỏ hơn những khó khăn trở ngại cũng như ưu nhược điểm của công ty ttrong quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi tạo ra bán thành phẩm. Qua lý thuyết và thực tế em có đôi lời nhận xét và góp ý kiến như sau.
3.1 Ưu và nhược điểm
3.1.1 Ưu điểm
- Nguồn nhân lực dồi dào có tại địa phương.
- Sản phẩm mang tính nhu cầu thiết yếu.
- Luôn nhận nhân công mới nhằm tăng cường đội ngủ công nhân, tạo việc làm, giải quyết một phần lao động trong xã hội.
- Có mối quan hệ tốt với khách hàng và không ngừng khám phá thị trường mới, nên việc sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng.
- Có hệ thống xử lý nước cấp và nước thải tốt, đạt tiêu chuẩn.
- Có phương tiện thiết bị sản xuất hiện đại.
- Vị trí kinh tế thuận lợi cả về đường thuỷ lẫn đường bộ, diện tích tổng thể lớn.
- Nhà máy vệ sinh ngăn nắp, sạch đẹp.
- Nguồn nhân lực dồi dào, có sẳn hoặc mua ở trong tỉnh và khu vực lân cận.
- Đội ngủ nhân viên trẻ, có trình độ.
- Hệ thống quy trình khép kín, tiết kiệm được chi phí , tăng lợi nhuận kinh tế.
- Công ty nằm ở nơi không bị ô nhiễm, có nguồn nước ổn định, nguồn điện thuận lợi.
- Dây chuyền sản xuất được bố trí theo một đường thẳng nên hạn chế sự nhiễm chéo xảy ra.
- Hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất được trang bị đầy đủ và được bảo trì thường xuyên.
- Các cửa ra vào trong phân xưởng luôn được đóng kín, ngăn chặn được ruồi, nhặng, chuột và các côn trùng phá hoại.
- Nhân viên Quản Lý Chất Lượng, phòng KCS và các tổ trưởng làm việc nghiêm túc, ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và phát hiện sớm những sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất.
3.1.2 Nhược điểm
- Do công ty mới đi vào hoạt động nên cơ cấu tổ chức chưa ổn định.
- Dây chuyền thiết bị sản xuất chưa đi vào ổn định và tay nghề công nhân chưa ổn định.
3.2 Đề nghị
- Cần tạo và tuyển dụng thêm đội ngủ cán bộ có kinh nghiệm và tay nghề cao.
- Cần tạo điều kiện để nâng cao trình độ công nhân như sắp xếp giờ hợp lý, khuyến khích và khen thưởng khi họ đạt cấp bậc nào đó, điều này vừa có lợi cho công nhân, vừa có lợi cho công ty. Khi đó họ sẽ thấy những ưu đãi của công ty đối với họ, tạo niềm tin và sự vững vàng trong công việc cũng như sự tin cậy nơi họ.
- Công nhân cần có tính tự giác cao trong sản xuất như: Vệ sinh cá nhân, tuân thủ các quy phạm sản xuất. Cán Bộ quản lý nên quản lý tốt hơn, việc tuân thủ các quy định về vệ sinh thân thể trước khi vào phân xưởng khẩu trang phải đeo trùm qua khỏi mũi, không để ló tóc ra ngoài.
- Cần tạo một sân chơi thích hợp cho công nhân như: Thể thao, văn nghệ, nhằm giúp công nhân khoẻ để làm việc. Qua đó tạo sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu với nhau trong một tập thể, đồng thời giảm bớt sự căng thẳng và mệt nhọc sau một ngày làm việc mệt mỏi và xem như một tinh thần giảm tress.
- Lối vào cửa nguyên liệu và lối ra của sản phẩm nên đi hai cửa riêng biệt.
- Công nhân đa số là nữ cần phải có chổ nghỉ ngơi thích hợp nhất khi họ nghỉ giữa ca hay làm việc ca đêm nhằm đảm bảo an toàn và sức khoẻ.
- Những lời trên là ý kiến của em do tự em quan sát, tìm hiểu và trình độ bản thân còn hạn chế, thời gian tìm hiểu không nhiều nên có một số vấn đề em chưa khảo sát kỹ vả chưa giải thích được. Do đó ài báo cáo thực tập này còn nhiều thiếu sót kính mong Quý Thầy, Cô,BGH,và toàn thể Anh (Chị) trong công ty giúp thêm ý kiến.
- Một lần nửa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô Huỳnh Thị Thuỷ Tiên với sự hướng dẫn tận tình của Ban Lãnh Đạo công công ty và anh (chị) trong công ty trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 [1] Huê Quốc Hoà giáo trình HACCP, Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp.
[2] Phan Quang huy (2009), Luận văn tốt nghiệp, Đề tài khảo sát quy trình cá tra fillet đông lạnh, Đại Học Cần Thơ.
 [3] Phan Thị Thanh Quế (2008), Giáo trình Công Nghệ Chế Biến Thuỷ Sản, Đại Học Cần Thơ.
[4] Trần Thị Thanh Thảo (2009), Luận văn tốt nghiệp, Cao Đẳng chuyên ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_bao_cao_hoang_long_phien.doc
  • docbia giao trinh.doc
  • docmuc luc.doc