Chuyên đề Văn bản nhật dụng - Văn bản trữ tình

Chuyên đề Văn bản nhật dụng - Văn bản trữ tình

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- HS cảm nhận được và hiểu được những tình cảm thiêng liêng của người mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi người.

- HS có thể xây dựng một số văn bản nhật dụng.

B/ CHUẨN BỊ:

- GV soạn bài, lựa chọn câu hỏi ôn.

- HS xem lại kiến thức đã học.

C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: vở, bút.

3. Bài mới.

 

doc 22 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Văn bản nhật dụng - Văn bản trữ tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	:	
Ngày dạy	:	
Chuyên đề: Văn bản nhật dụng - văn bản trữ tình
Tiết 1: Văn bản: Cổng trưởng mở ra
	 Mẹ tôi
A/ Mục tiêu cần đạt:
- HS cảm nhận được và hiểu được những tình cảm thiêng liêng của người mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi người.
- HS có thể xây dựng một số văn bản nhật dụng.
B/ Chuẩn bị:
- GV soạn bài, lựa chọn câu hỏi ôn.
- HS xem lại kiến thức đã học.
C/ Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: vở, bút.
3. Bài mới.
a, Chủ đề bám sát.
* Văn bản: Cổng trường mở ra (Lý Lan).
Bài 1: Sau khi đọc, em hãy tóm tắt nội dung của văn bản: "Cổng trường mở ra" bằng một vài câu văn (tác giả viết về cái gì, việc gì?)
HS: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con.
Bài 2: Em hãy nhận xét chỗ khác nhau của tâm trạng người mẹ và đứa con trong đêm trước ngày khai trường?
HS: - Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đưa con khác nhau:
+ Tâm trạng của đứa con thì háo hức, tâm trạng của người mẹ thì bâng khuâng, xao xuyến. Tâm trạng ấy đã thể hiện rất rõ qua các hành động và cử chỉ:
Người con như cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hành động như một đứa trẻ "lớn rồi": giúp mẹ dọn dẹp phòng và thu đồ chơi. Nhưng rồi, ngay sau đó "giấc ngủ đến với con dễ dàng".
Trong khi đó người mẹ nằm thao thức không ngủ: "Con điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được". "Mẹ lên giường và trằn trọc", suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì mai đã là ngày khai trường đầu tiên của con.
Bài 3: Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được?
A. Vì người mẹ lo sợ cho con.
B. Vì người mẹ bâng khuâng, xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường của mình trước đây.
C. Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng.
(D). Vì người mẹ trăn trở suy nghĩ về người con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường năm xưa.
Bài 4: Em thấy người mẹ trong bài văn này là người như thế nào? Vì sao em biết được điều đó? 
HS: - Đây là người mẹ hiền rất mực thương con và có tâm hồn nhậy cảm tinh tế. Người mẹ dõi theo từng bước đi của con trên đường đời. Bà lo lắng chu đáo cho hôm nay và cho cả tương lai của con.
- Các chi tiết trong bài cho ta thấy tấm lòng tận tụy của người mẹ. Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị quần áo mới, giày, nón mới Lúc con ngủ, mẹ đắp mền cho con, buông mùng ém góc cẩn thận và sau đó tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và làm việc riêng của mình. Riêng đêm nay mẹ không làm việc riêng, mẹ tự nhủ phải đi ngủ sơm, nhưng lên giường mà vẫn trằn trọc và suy nghĩ hồi hộp về ngày khai trường của con.
* Văn bản: Mẹ tôi (ét-môn-đô-tơ A-mi-xi).
Bài 1: Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bài văn là một thái độ như thế nào?
	A. Căm tức	C. Lo âu
	B. Chán nản	(D). Nghiêm khắc và buồn bã
Bài 2: Dựa vào đâu mà em biết được thái độ của người bố? Lý do gì đã khiến bố của En-ri-cô bộc lộ thái độ ấy?
HS: - Thái độ của bố được thể hiện ngay trong lời lẽ của bức thư gửi con: "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". "Bố không thể nén được cơn tức giận". "Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư?"
- Sở dĩ bố có thái độ ấy chỉ về ông "để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ".
Bài 3: Người mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
 A. Rất chiều con	 (C). Yêu thương và hy sinh vì con
 B. Rất nghiêm khắc với con	 D. Không tha thứ cho lỗi lầm của con 
Bài 4: Theo em điều gì khiến cho En-ri-cô "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố?
A. Vì bố gợi lại những kỷ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
B. Vì En-ri-cô sợ bố.
C. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
(D). Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
E. Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.
b, Chủ đề nâng cao:
Bài 1: Trong văn bản "Cổng trường mở ra" có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết đó có tác dụng gì?
- Bài văn là lời tâm sự của người mẹ giống như những dòng nhật ký. Mới đọc tưởng như người mẹ tâm sự với con nhưng thực chất người mẹ đang nói với chính mình.
- Cách viết này giúp tác giả đi sâu vào thế giới nội tâm, miêu tả một cách tinh tế tâm trạng hồi hộp, xao xuyến, bâng khuâng, trăn trở của người mẹ. Đó là những điều không nói trực tiếp.
Bài 2: Người mẹ nói: " bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu "thế giới kỳ diệu" đó là gì?
- Đó là thế giới của những điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lý làm người.
- Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lý thú và kỳ diệu mà nhân loại hàng vạn năm đã tích luỹ được.
- Đó là thế giới của tình bạn, tình nghĩa thầy - trò cao đẹp.
- Đó là thế giới của những ước mơ và khát vọng bay bổng.
- Đó là thế giới của niềm vui, niềm hy vọng, của tuổi thơ mỗi người.
Bài 3: Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.
- HS tự làm một đoạn văn từ 10 - 20 dòng.
Bài 4: Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là "Mẹ tôi"?
- Văn bản là một bức thư của người cha gửi cho con nhưng tác giả lấy nhan đề: "Mẹ tôi", bởi nguyên nhân dẫn đến việc người cha phải biết thư này là do đưa con có lời nói vô lễ với mẹ lúc cô giáo đến thăm. Mục đích của bức thư là để cảnh báo đưa con xúc phạm đến tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả.
- Cũng qua bức thư, người đọc hiểu được người mẹ là một người rất mực thương con, "có thể hy sinh cả tính mạng để cứu sống con" và hiểu được hậu quả của hành vi vô lễ đó. Đây là nhan đề văn bản.
Bài 5: Tại sao người bố không trực tiếp nói với En-ri-cô mà lại viết thư?
- Người bố không trực tiếp nói với En-ri-cô mà lại viết thư vì viết thư là nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa kín đáo tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng.
- Hơn nữa, bằng việc viết thư, người bố có thể đủ bình tĩnh đế kiềm chế sự nóng nảy, có thời gian cân nhắc, sắp xếp ý nghĩ. Hơn nữa "lời nói gió bay", nhưng là một bức thư thì có thể lưu giữ cho người con đọc đi đọc lại để thía lẽ sống.
Bài 6: Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thực hiện ý nghĩa vô cùng lớn lao của người mẹ đối với người con, học thuộc.
4. Củng cố:
- HS nêu lại 2 ghi nhớ (SGK trang 9, 12).
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, xem trước bài: "Cuộc chia tay của những con búp bê"
	*****************************************
Ngày soạn	:	Ngày dạy	:	
Tiết 2: Văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê
A/ Mục tiêu cần đạt: (Tiếp tiết 1).
c/ Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
 Kiểm tra sỹ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
 GV kết hợp trong dạy bài mới.
3. Bài mới.
a, Chủ đề bám sát:
Bài 1: Em hiểu thế nào là nhân vật trong tác phẩm văn học, nhân vật chính là nhân vật như thế nào? Trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính trong truyện? 
HS: - Có thể trả lời được.
- Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng: Hai con búp bê trong truyện cũng là hai nhân vật, em có đồng ý không? Tại sao?
Bài 2: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng "tôi" trong truyện là Thành, người trong cuộc, người chứng kiến các việc xảy ra, người cùng chịu nỗi đau như em gái của mình. Việc lựa chọn ngôi kể này đã giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật. Mặt khác, kể theo ngôi này cũng làm tăng thêm tính chân thực của truyện, và do vậy sức thuyết phục của truyện cũng cao hơn.
Bài 3: Trong truyện ngắn này có bao nhiêu cuộc chia tay? Vì sao tên truyện lại là "Cuộc chia tay của những con búp bê" trong khi thực tế búp bê không hề xa nhau?
- Truyện này có rất nhiều cuộc chia tay. Khởi đầy là cuộc chia tay của bố mẹ Thành, Thuỷ. Tiếp đến là cuộc chia tay của Thuỷ với cô Tâm, với các bạn cùng lớp, với trường học. Cuộc chia tay của hai anh em dẫn đến cuộc chia tay của búp bê. Cuối cùng búp bê không phải chia tay. Chỉ có cuộc chia tay của con người.
- Đặt tên truyện là: "Cuộc chia tay của những con búp bê" tác giả muốn làm một ẩn dụ về cuộc chia tay của các em bé khi gia đình tan vỡ. Búp bê thơ ngây, trong trắng, búp bê không có lỗi, hãy để cho búp bê mãi mãi bên nhau. đó chính là thông điệp mà người viết muốn gửi đến các bạn đọc và những người cha, người mẹ.
b, Chủ đề nâng cao:
Bài 4: Nếu đặt tên truyện là: "Búp bê không chia tay" hoặc "Cuộc chia tay của Thành và Thuỷ" thì ý nghĩa của truyện có khác đi không so với tên truyện: "Cuộc chia tay của những con búp bê".
- ý nghĩa của truyện sẽ phần nào khác đi. Nếu đặt tên: "Cuộc chia tay của Thành và Thuỷ" thì quá cụ thể, giảm mất ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Nếu đặt tên truyện: "Búp bê không chia tay" thì lộ rõ tư tưởng của tác giả, không gây được bất ngờ ở đoạn kết. Đặt tên truyện: "Cuộc chia tay của những con búp bê" vừa có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng, vừa gây sự bất giờ. Tên truyện góp phần thể hiện tư tưởng mà người viết muốn gửi gắm: đừng để búp bê phải chia tay, đừng để em gái phải chia tay búp bê, đừng để các em bé ngây thơ phải chịu cảnh chia lìa.
Bài 5: Có người nói rằng: "Cuộc chia tay của những con búp bê" là cuộc chia tay đầy nước mắt của các nhân vật. Em hãy tìm các chi tiết trong truyện để chứng minh điều đó?
- Mở đầu câu chuyện, người đọc bắt gặp các chi tiết: "Cặp mắt đen  hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều", rồi "tiếng nức nở, tức tưởi của Thuỷ mà Thành nghe thấy sự nén khóc của Thành, nhưng mước mắt cứ tuôn ra  tay áo".
- Khi chia đồ chơi, Thuỷ sụt sịt, có lúc "nấc lên khe khẽ", Thành cố vui vẻ theo "nhưng nước mắt cứ vã ra".
- Lúc ở trường Thuỷ: Thuỷ khóc, các bạn khác, cô Tâm
- Khi chia tay cuối cùng Thuỷ "khóc nức lên", Thành "khóc nức lên", Thành "mếu máo".
* Đúng là câu chuyện thấm đẫm nước mắt của nhân vật. Nguyên nhân của nỗi đau xót lớn lao đó chính là sự đổ vỡ của gia đình.
4. Củng cố:
- HS nêu ghi nhớ (SGK trang 27).
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem trước văn bản: Ca dao, dân ca.
*****************************************
Ngày soạn	:	Ngày dạy	:	
Tiết 1: ca dao, dân ca
Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước
Những câu hát than thân, châm biếm
A/ Mục tiêu cần đạt:
- HS hiểu được những vấn đề cơ bản về nội dung - nghệ thuật của các kiểu dạng văn bản trữ tình (Ca dao, văn bản trữ tình trung đại của Việt Nam và Trung Quốc).
- Qua đó hiểu được những tâm tư, suy nghĩ của tác giả muốn gửi gắm trong các sáng tác của mình.
- Rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học, tập làm thơ lục bát.
B/ Chuẩn bị:
- GV soạn bài.
- HS xem trước văn bản đã h ... xếp các từ láy sau vào bảng phân loại: Long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu, linh tinh, loang loáng, lấp lánh, thăm thẳm.
* Từ láy toàn bộ: Loang loáng, hiu hiu, ngời ngời, thăm thẳm.
* Từ láy bộ phận: Long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn, linh tinh, lấp lánh.
5. Từ "Bác" trong ví dụ sau đây được dùng làm đại từ xưng hô?
A. Anh Nam là con trai của bác tôi.
(B). Người là Cha, là Bác, là Anh.
C. Bác tin rằng / Cháu làm liên lạc.
D. Bác ngồi đó lớn mênh mông.
6. Trong câu: "Tôi đi đứng oai vệ", đại từ "Tôi" thuộc ngôi thứ nhất?
- HS: Ngôi thứ nhất số ít.
7. Gạch chân dưới các quan hệ từ trong đoạn văn:
Thế rối Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nối Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân chạy vào hang thì tôi cũng chết toi rôi.
v Tiết 2:
I. Từ Hán Việt:
1. Nêu đặc điểm đơn vị cấu tạo từ Hán Việt?
- Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
 + Phần lớn yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập để tạo từ ghép. 
 + Một số yếu tố Hán Việt có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc độc lập như một từ.
2. Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?
- Gồm 2 loại: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
II. Luyện tập:
1. Xếp các từ ghép: Hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoả vào nhóm thích hợp.
a, Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
b, Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau,
TL: a, Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau là: Thi nhân, tân binh, đại thắng.
b, Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau là: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, hậu đãi, phòng hoả.
2. Tìm 5 yếu tố Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
 Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
a, 5 yếu tố Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Chứng nhân, tiền tuyến, thiên thư, quốc kỳ.
b, 5 yếu tố Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: Nhân chứng, tiều phu, kiến quốc.
3. Hãy giải thích nghĩa của các từ Hán Việt sau: Tiều phu, du khách, thuỷ chung, hùng vĩ.
- Tiều phu: Người đốn củi.
- Du khách: Người khách đi tham quan, du lịch.
- Thuỷ chung: Tròn vẹn, có trước, có sau.
- Hùng vĩ: Hoành tráng, mĩ lệ.
4. Tìm những từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau:
A. Hoài: Hoài cổ, hoài niệm, hoài hương.
B. Chiến: Chiến đấu, chiến trường, chiến mã.
C. Mẫu: Mẫu số, thân mẫu, mẫu hậu.
D. Hùng: Hùng vĩ, oai hùng
5. Đặt câu với những cặp từ Hán Việt - Thuần Việt sau:
a, Hy sinh/bỏ mạng.
- Quân ta hy sinh mất một đồng chí, trong khi quân địch bỏ mạng rất nhiều.
b, Phụ nữ/đàn bà.
- Đàn bà ngày xưa cũng như phụ nữ ngày nay vẫn giữ được truyền thống anh dũng, bất khuất, trung hậu, đảm dang.
c, Nhi đồng/trẻ em.
- Bây giờ là trẻ em, nhưng mấy năm nữa đã trở thành nhi đồng rồi.
d, Giải phẫu/mổ xẻ.
- Người ta vừa giải phẫu một bệnh nhân bị viêm ruột thừa.
v Tiết 3:
I. Từ đồng nghĩa:
1. Thế nào là từ đồng nghĩa? VD?
2. Có mấy loại từ đồng nghĩa? VD?
II. Từ trái nghĩa:
1. Từ trái nghĩa là gì? VD?
2. Khi sử dụng từ trái nghĩa cần lưu ý điều gì?
III. Từ đồng âm:
1. Thế nào là từ đồng âm? VD?
2. Việc sử dụng từ đồng âm cần lưu ý điều gì? VD?
IV. Luyện tập:
1. Xác định và phân loại các từ đồng nghĩa trong ngữ cảnh sau:
a, Chuồng gà kê áp chuồng vịt
 Cá diếc tức phường cá mè.
b, Thuý Kiều đi qua cầu nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng
 Trọng Thuỷ nhòm vào nước thoáng thấy nàng Mị mắt rơi Châu.
c, Đi tu Phật bắt ăn chay
 Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không!
d, Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
* TL: a, Gà - kê, áp - vịt, diếc - tức, phường - mè đồng nghĩa hoàn toàn.
 b, Kiều - cầu, thuỷ - nước: đồng nghĩa hoàn toàn.
 c, Chó - cầy: đồng nghĩa không hoàn toàn.
 d, Núi - non: đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Nhận xét cách viết sau:
a, Cửa hàng thuốc tân dược Sao Mai.
b, Tái hiện lại cuộc chia tay.
c, Chúc mừng sinh nhật của bạn.
* Dược đồng nghĩa với thuốc (Hán Việt - Việt) à bỏ thuốc.
 Tái đồng nghĩa với lại (Hán Việt - Việt) à bỏ lại.
 Nhật đồng nghĩa với ngày (Hán Việt - Việt) à bỏ ngày.
3. Bàn về tổ hợp "Cầu Kiều" trong câu ca dao:
	Muốn sang thì bắc cầu Kiều
	Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
* Có 3 yếu tố "Kiều" khác nhau:
a, Kiều 1: Cầu (kiều lộ, phù kiều)
b, Kiều 2: Trú ngụ ở nước ngoài (kiều dân, kiều bào).
c, Kiều 3: Đẹp (kiều diễm, kiều mị, yêu kiều)
4. Xác định các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ: "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương?
* Các cặp từ trái nghĩa: Nổi - chìm, rắn - nát (từ ghép).
5. Tìm các câu ca dao, đoạn thơ có sử dụng cặp từ trái nghĩa: Trắng - đen, đục - trong, chín - xanh?
a, Trắng - đen: 	"Trắng da bởi có phấn dồi
	 Đen da bởi nỗi em ngồi chợ trưa" 
a, Đục trong:	"Con cò mà đi ăn đêm
	 	Đừng xáo nước đục đau lòng cò con"
b, Chín xanh, chín - non:
	"Đôi tay vịn cả hai cành
	 	 Quả chín thì hái, quả xanh thì đừng?
6. Xếp các từ sau đây vào nhóm từ đồng nghĩa: Dũng cảm, chén, thành tích, nghĩa vụ, cho, chăm chỉ, trách nhiệm, tặng, bổn phận, thành quả, mời, cần cù, kiên cường, nhiệm vụ, biếu, siêng năng, thành tựu, xơi, chịu khó, gan dạ, ăn.
 * a, Dũng cảm: kiên cường, gan dạ.
b, Chén: xơi, ăn.
c, Thành tích: thành quả, thành tựu.
d, Cho: biếu, tặng.
e, Chăm chỉ: chịu khó, siêng năng.
g, Trách nhiệm: bổn phận, nhiệm vụ.
7. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:
a, Đá (danh từ) - Đá (động từ).
b, Bắc (danh từ) - Bắc (động từ).
c, Thân (danh từ) - Thân (tính từ).
d, Trong (tính từ) - Trong (giới từ).
v Tiết 4:
I. Thành ngữ:
1. Thành ngữ là gì? VD?
2. Đặc điểm về ý nghĩa của thành ngữ? VD?
II. Điệp ngữ và chơi chữ:
1. Điệp ngữ là gì? VD?
2. Chơi chữ là gì? VD?
3. Tác dụng của điệp ngữ và chơi chữ?
III. Luyện tập:
1. Đặt câu với mỗi thành ngữ: Nước đến chân mới nhảy, rán sành ra mỡ, cá mè một lứa, nước đổ đầu vịt, ghi lòng tạc dạ, nổ từng khúc ruột, tai vách mạch rừng.
* HS trả lời:
a, Học đi, chuẩn bị thi rồi "nước đến chân mới nhảy".
b, Khiếp sao kẹt sỉ thế đúng là "rán sành ra mỡ".
c, Mày đừng có "cá mè một lứa".
d, Từ sáng đến giờ học mà không bỏ được chữ nào vào đầu "nước đổ đầu vịt".
e, Thôi từ nay xin "ghi lòng tạc dạ" không quên.
g, Cậu nói nhỏ thôi kẻo "tai vách mạch rừng".
2. Chép các câu sau vào vở rồi điền vào các thành ngữ Hán Việt: thao thao bất tuyệt, ý hợp tâm đầu, văn võ song toàn, thiên la địa võng, thâm căn cố đế vao chỗ thích hợp:
a, Vợ chồng có , có yêu thương nhau thì ăn ở mới thuận hoà sung sướng đến mãn chiều xế bóng. 
b, Anh ấy đi du lịch ở nước ngoài về, đang  kể cho bạn bè nghe.
c, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc 
d, Hội cũng muốn nói nhiều để trả lời, để cãi lại trong lý lẽ kia. Nhưng cái tính rụt rè, hay ngại ngùng đã  trong người Hội vẫn còn ghìm lại.
e, Lên Thăng Long không có lối, ra bể không có đường, bốn bể là  Toa Đô mày chạy đâu?
* Trả lời:
 a, ý hợp tâm đầu.	d, Thâm căn cố đế
 b, Thao thao bất tuyệt	e, Thiên la địa võng
 c, Văn võ song toàn
3. Giải thích nghĩa của các thành ngữ đó?
a, Thao thao bất tuyệt: Nói lưu loát, say sưa và kéo dài mãi không dứt (thao thao: chảy cuồn cuộn, bất: không, tuyệt: ngớt).
b, ý hợp tâm đầu: Hợp ý với nhau, cũng có nghĩa tình cảm va suy nghĩ như nhau (ý: điều suy nghĩ, tâm: lòng, đầu: ăn khớp, hợp nhau).
c, Văn võ song toàn: Có tài cả văn lẫn võ (song: hai, toàn: trọn vẹn).
d, Thiên la địa võng: Bủa vây khắp mọi nơi (thiên: trời, la: lưới bắt chim, địa: đất, võng: lưới đánh cá).
e, Thâm căn cố đế: ăn sâu, bền chặt khó lòng thay đổi (thâm: sâu, căn: rễ, cố: bền chặt, đế: cuống hoa, quả).
4. Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong đoạn thơ sau:
	Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
	Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
	Nguyệt hoa, hoa nguyệt, trùng trùng
	Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
* TL: Điệp ngữ cách quãng: Hoa, nguyệt.
 Điệp ngỡ nối tiếp: Nguyệt, hoa
5. Gạch chân điệp ngữ trong câu văn sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ gì?
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi.
* TL: Điệp ngữ cách quãng: Việt Nam là một; có thể.
6. a, Lối chơi chữ trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và trong bài ca dao sau khác nhau như thế nào?
- Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
 Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi lại là núi non.
b, Phân tích cái hay của lối chơi chữ trong hai VD trên 
TL : Quốc: Nước -> Quốc quốc: Nước non
 Gia: Nhà -> Gia gia: Nhớ nhà
Có tác dụng diễn tả niềm thương nhà, nỗi nhớ nước không nguôi của tác giả
v Tiết 5: Chủ đề nâng cao
Bài 1: Giải nghĩa các từ ghép ăn ở, ăn nói, ăn diện, ăn mặc. Đặt câu với mỗi từ ghép đã cho?
* TL: a, Ăn ở: Chỉ hoạt động sinh hoạt trong đời sống của con người: ăn, ở.
VD: Khi lên trường, con phải chú ý ăn ở, đối xử tốt với mọi người.
b, Ăn nói: Chỉ hoạt động ăn, nó của mỗi người.
VD: ở nơi đông người, em phải ăn nói ý tứ một chút.
c, Ăn diện: Chỉ việc ăn diện của mỗi cá nhân.
VD: Hôm nay, cậu có vẻ ăn diện hơn mọi lần.
d, Ăn mặc: Chỉ việc ăn vận trang phục của cá nhân. 
VD: Trông cô ấy ăn mặc giản dị mà đẹp.
2. a, Đếm từ 1 đến 10 bằng yếu tố Hán Việt?
* TL: 1 (nhất); 2 (nhị); 3 (tam); 4 (tứ); 5 (ngũ) 10 (thập).
b, Tìm các yếu tố Hán Việt có nghĩa tương đương với các từ sau đâu:
- Trời (thiên).
- Đất (địa).
- Núi (sơn).
3. Trong các từ in đậm sau, từ nào là quan hệ từ, từ nào không phải là quan hệ từ? (Đúng: +; Sai: -).
A. ý kiến của anh rất hay	(+)
B. Chúng ta phải chú ý bảo vệ của công	(-)
C. Bao giờ kẻ ở người đi.	(+)
D. Sách để ở trên bàn.	(+)
E. Anh cho em chiếc đồng hồ.	(+)
G. Tôi mừng cho anh.	(+)
H. Nó còn rất nhiều tiền.	(+)
I. Anh ấy vẫn còn khoẻ.	(-)
K. Nắng thì đi, còn mưa thì ở nhà.	(+)
L. Mọi người đang bàn về vấn đề nông nghiệp	(-)
M. Tôi về nhà ăn tết.	(+)
N. Cuốn sách này tôi mua về làm quà.	(+)
4. Trong các từ ghép Hán Việt: Hữu ích, đại thắng, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hoà, có mấy từ được kết cấu như trật tự từ ghép Hán Việt?
A. Hai từ.	C. Bốn từ.
(B). Ba từ.	D. Năm từ.
5. Trong nhóm từ: Tướng tá, tha nhân, tha thiết, đền đài, nhẹ nhàng, đi đứng có mấy từ Hán Việt?
A. Hai từ	C. Bốn từ	
(B). Ba từ	D. Năm từ
6. Câu văn: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn mà tôi đã phấn đấu vươn lên giành được rất nhiều điểm cao trong học tập, đúng hay sai?
A. Đúng	(B). Sai
7. Trong câu ca dao sau:
	"Bầu ơi thương lấy bí cùng
	Tuy rằng khác giống nhưng trông một giàn".
Có từ trái nghĩa không?
A. Có	(B). Không.
8. Câu người đời thường nói: "Còn người, còn của" có phải là một thành ngữ không?
A. Là thành ngữ.	(B). Không phải là thành ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tu chon hoac day them Ngu van 7.doc