Đề 1 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 101

Đề 1 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 101

I/ Mục đích kiểm tra:

Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc-hiểu của học sinh sau khi học xong các văn bản văn, thơ hiện đại.

II/ Hình thức đề kiểm tra:

1. Hình thức: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.

2. Thời gian: 45 Phút.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1350Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 6 tiết: 101", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 6
Tiết: 101
I/ Mục đích kiểm tra:
Thu thập thông tin để đánh giá năng lực đọc-hiểu của học sinh sau khi học xong các văn bản văn, thơ hiện đại.
II/ Hình thức đề kiểm tra:
1. Hình thức: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. 
2. Thời gian: 45 Phút.
III/ Thiết lập ma trận:
Mức độ
Tên chủ đề 
Nhận 
biết 
Thông 
hiểu
Vận 
dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
1. Văn hiện đại
- Nhớ được tên tác giả, tác phẩm.
- Nhận diện được phương thức biểu đạt của văn bản.
- Hiểu tâm trạng của nhân vật trong văn bản.
- So sánh được ngôi kể và thứ tự kể.
Miêu tả nhân vật trong hoạt động. (Vượt thác)
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 5
Số điểm: 7 
Tỷ lệ: 70%
2. Thơ hiện đại.
- Nhớ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Nhớ đặc điểm, tính cách nhân vật. 
Nhớ nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 3
Số điểm: 3 
Tỷ lệ: 30%
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 8
Số điểm: 10 
Tỷ lệ: 100%
Đề kiểm tra Ngữ văn 6
Tiết 101
I/ Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất 
Câu 1: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào ?
Tô Hoài. 	B. Đoàn Giỏi. 	C. Tạ Anh Duy.	D. Võ Quảng.
Câu 2: Câu văn sau đây được trích từ văn bản nào: “Càng đổ dần về hướng Cà Mau thì sông ngòi kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện...”
Vượt thác. 	B. Sông nước Cà Mau.
C- Bài học đường đời đầu tiên. 	D. Cô Tô
Câu 3: Cuối câu chuyện trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”. Người anh muốn nói với mẹ : “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Em hiểu tâm trạng của nhân vật người anh qua câu nói trên là gì ?
Không nhận ra thói xấu của mình. 
Tự ti với tài năng của em gái. 
Người anh biết xấu hổ. 
Người anh biết xấu hổ và nhận thói xấu của mình, nhận ra tình cảm nhân hậu trong sáng của em gái dành cho mình.
Câu 4: Theo em ngôi kể thứ ba khác thứ nhất ở chỗ nào ?
Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe mình thấy. 
Có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng , ý nghĩ của mình.
Người kể giấu mình đi, người kể có thể kể linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật. 
Người kể tôi trong tác phẩm.
Câu 5: Bài thơ : “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
Kháng chiến chống thực dân pháp 
Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và 
Nhân dân ta trong chiến dich biên giới cuối năm 50. 
Chiến dịch Việt Bắc 
Tất cả các ý trên 
Câu 6: Tính cách của chú bé Lượm (trích văn bản cùng tên của Tố Hữu) được hiện lên như thế nào qua khổ thơ sau:
 “ Chú bé loắt choắt 
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh
 Ca lô đội lệch 
 Mồm huýt sáo vang 
 Như con chim chích 
 Nhảy trên đường vàng” .
Hồn nhiên.	B- Nhí nhảnh.
C-Tươi vui, yêu đời. 	D- Tất cả các ý trên. 
II. Tự luận: (7 điểm) 
Câu 1: (2 điểm). Nêu nội dung và nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” .
Câu 2: (5 điểm). Viết một bài văn ngắn miêu tả nhân vật Dượng Hương Thư trong hoạt động vượt thác (“Vượt thác” – Võ Quảng)?
----------Hết--------
Hướng dẫn chấm – thang điểm
I. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm ) 
Mỗi đáp án đúng 0,5 đ
Câu 1- A ; Câu 2- B ; Câu 3- D ; Câu 4- C ; Câu 5- B ; Câu 6- D
II. Tự luận ( 7 điểm ) 
Câu 1: (2 đ): nghệ thuật và nội dung tiêu biểu của bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ.” : 
- Nghệ thuật: sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần kết hợp miêu tả với biểu cảm, nhiều chi tiết gỉn dị chân thực và cảm động ( 1 đ) 
- Nội dung : Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình yêu , cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ ( 1 đ) 
Câu 2 (5 đ) : Miêu tả nhân vật Dượng Hương Thư trong hoạt động vượt thác?
 Yêu cầu của đề bài miêu tả nhân vật ( Dượng Hương Thư ) trong hoạt động vượt thác 
- Mở bài : Giới thiệu được Dượng Hương Thư trong hoạt động vượt thác
 (Người lao động được miêu tả trong đoạn văn này là Dượng Hương Thư. Người lao động Đầy khó khăn nguy hiểm cần có sự dũng cảm của con người )
- Thân bài : HS cần miêu tả được cac chi tiết sau 
+ Hình ảnh Dượng Hương Thư lái thuyền vượt thác ( Dượng Hương Thư như một pho tượng đúc đồng, các bắp thịt cuồn cuộn, ..ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ Trường Sơn oai linh hùng vĩ...) -. Nghệ thuật so sánh cho thấy tinh thần bền bỉ, tinh thần vượt lên gian khó. 
+ Hình ảnh Dượng Hương Thư vượt thác chính là hình ảnh của người lao động trên sông nước, đồng thời biểu hiện tình cảm quý trọng của tác giả đối với người lao động trên quê hương.
- Kết bài : Cảm nghĩ của em về hình ảnh Dượng Hương thư trong cảnh vượt thác .
 - Yêu cầu về điểm : 
+ bài viết hay,có bố cục rõ ràng , miêu tả được hình ảnh Dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác , có cảm xúc , diễn đạt trôi chảy , không sai lỗi xỗi chính tả( tối đa 4-5 đ) 
+ Bài viết miêu tả được Dượng Hương Thư , nhưng chưa có cảm xúc , có bố cục đầy đủ , không sai lỗi chính tả ( 2-3 Đ) 
+ Bài viết miêu tả chưa có chi tiết tiêu biểu, sai chính tả, lời văn chưa diễn đạt troi chảy ( 1-1,5 d) 
----------Hết--------

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SO 3 - Tiết 101.doc