Đề 1 Kiểm tra 1 tiết môn: ngữ văn 7 tiết: 43

Đề 1 Kiểm tra 1 tiết môn: ngữ văn 7 tiết: 43

Câu 1: Nội dung được đề cập trong văn bản “Cổng trường mở ra” là:

A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường và tâm trạng của cậu học trò nhỏ.

B. Tâm trạng của cậu bé trong ngày đầu tiên đến trường và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.

C. Tấm lòng, tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.

D. Tấm lòng, tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ đối với con và nhắc nhở những lỗi lầm của con.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1641Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 Kiểm tra 1 tiết môn: ngữ văn 7 tiết: 43", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 7
Tiết: 43
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS về ca dao, văn bản nhật dụng, thơ trung đại.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên Chủ đề
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao
Chủ đề 1
Văn bản nhật dụng
Nhớ chủ đề, nội dung của văn bản nhật dụng.
.
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về sự vật, con người (Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
 Số câu: 1 
Số điểm: 5 
Tỉ lệ; 50%
 Số câu: 2
 Số điểm: 5,5
Tỉ lệ: 55%
Chủ đề 2: 
Ca dao
- Nhớ chủ đề và nội dung chính.
Hiểu ý nghĩa câu ca dao.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
 Số câu: 2
Số điểm :1
Tỉ lệ:10%
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
 Số câu: 3
 Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Chủ đề 3
Thơ trung đại
Nhớ tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
Nhớ nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của một văn bản
Hiểu được tư tưởng, ý nghĩa một trong số văn bản (Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Bánh Trôi nước)
So sánh đối chiếu cách dùng từ “ta” qua 2 văn bản “Bạn đến chơi nhà” và “Qua Đèo Ngang”
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
 Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
 Số câu: 4
 Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1 
Số điểm: 5 
Tỉ lệ; 50%
Số câu: 9
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 7
TIẾT: 43 (theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Nội dung được đề cập trong văn bản “Cổng trường mở ra” là:
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường và tâm trạng của cậu học trò nhỏ.
B. Tâm trạng của cậu bé trong ngày đầu tiên đến trường và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
C. Tấm lòng, tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
D. Tấm lòng, tình cảm yêu thương sâu nặng của người mẹ đối với con và nhắc nhở những lỗi lầm của con.
Câu 2: Câu ca dao “Thân em như trái bần trôi. Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” thuộc chủ đề gì?
A. Câu hát về tình cảm gia đình.
B. Câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
C. Câu hát châm biếm.
D. Câu hát than thân.
Câu 3: Nội dung chính của câu ca dao :“Công cha như núi ngất trời “là:
A. Nỗi nhớ tổ tiên, cha mẹ.
B. Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm, bổn phận của con cái với cha mẹ.
C. Công lao của cha mẹ và lòng hiếu thảo trong gia đình.
D. Công lao của cha mẹ và tình cảm anh em ruột thịt.
Câu 4: Bài thơ “Phò giá về kinh”của tác giả nào?
A. Trần Quốc Tuấn.	B. Trần Quang Khải.
C. Lí Thường Kiệt.	D. Trần Nhân Tông.
Câu 5: Em hiểu ý nghĩa bài ca dao 1 thuộc chủ đề: “Câu hát châm biếm” như thế nào?
A. Phê phán hạng người dốt nát, lười biếng.
B. Phê phán hạng người mê muội. 
C. Phê phán hạng người nghiện ngập, lười biếng.
D. Phê phán hạng người tham lam và nghiện ngập.
Câu 6: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” có ý nghĩa như thế nào?
A. Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc.
B. Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị.
C. Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ và lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
D. Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.
II/ Tự luận: 7 điểm
Câu 1: (1.0 điểm) Nêu nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan).
Câu 2: (1.0 điểm) So sánh ý nghĩa cách dùng từ “ta” trong hai văn bản “Bạn đến chơi nhà” và “Qua Đèo Ngang”.
Câu 3: (5.0 điểm)
Dựa vào văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi, viết một đoạn văn khoảng 7-> 10 câu, phát biểu cảm nghĩ về vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con. 
Hết
(Đề kiểm tra này có 2 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: NGỮ VĂN 7
TIẾT: 43(theo PPCT)
I/ Trắc nghiệm khách quan: Mỗi câu trả lời đúng cho 0.5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
D
B
B
C
A
II/ Tự luận:
Câu 1: (1.0 điểm)
- Nội dung: Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang với nét tiêu điều, hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả. (0,5 điểm)
- Nghệ thuật tiêu biểu: Sử dụng điêu luyện thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú; thành công trong bút pháp tả cảnh ngụ tình; phép đối; sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm. (0,5 điểm)
Câu 2: (1.0 điểm)
- Từ “ta” trong văn bản Qua Đèo Ngang chỉ tác giả một mình đối mặt với chính mình. Cụm từ ta với ta bộc lộ nỗi cô đơn, thầm kín, hướng nội gần như tuyệt đối của tác giả. (0,5 điểm)
- Từ “ta” trong văn bản Bạn đến chơi nhà chỉ tác giả và người bạn với sự hòa hợp của hai con người trong một tình bạn đậm đà, thắm thiết. (0,5 điểm)
Câu 3: (5.0 điểm)
1. Yêu cầu về kiến thức:
Viết đoạn văn biểu cảm có nội dung trong sáng. Tình cảm chân thành, xúc động. Cảm nhận được tấm lòng của mẹ: tình yêu thương, chăm sóc, lo lắng, sự hi sinh thầm lặngmẹ là điểm tựa cho tâm hồn con trẻ, chắp cánh ước mơ, hi vọng
2. Yêu cầu về kĩ năng:
Viết đúng đoạn văn biểu cảm;
Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ. Đảm bảo số câu theo quy định;
Không mắc lỗi câu từ, chính tả.
3. Biểu chấm:
- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. 
- Điểm 3-4: Đoạn văn viết đảm bảo được các yêu cầu cơ bản trên. Mắc lỗi không đáng kể.
- Điểm 1-2: Đoạn văn viết sơ sài, thiếu ý. Diễn đạt còn yếu. Mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Đoạn văn viết lạc đề hoặc sai cả nội dung.
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 43.doc