1. Thế nào là trường từ vựng?
A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
B. Là tập hợp tất cả các từ cùng loại (danh từ, động từ).
C. Là tập hợp các từ có một nét chung về nghĩa.
D. là tập hợp các từ có chung một nguồn gốc.
2. Các từ in đậm trong bài thơ sâu đây thuộc trường từ vựng nào?
Chàng Cóc ơi! chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đay nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
A. Động vật ăn cỏ. C. Động vật thuộc loài ếch nhái.
B. Động vật ăn thịt. D. Côn trùng
Ngày soạn......................... Ngày thực hiện.............................. KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 8 Tiết: 63 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt học kì I lớp 8 của học sinh. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận 2. Thời gian: 45 phútIII. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1. Trường từ vựng TN TL TN TL Thấp Cao Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% - Nhớ được khái niệm trường từ vựng, nhận diện các từ cùng trường từ vựng. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% 2. Từ tượng thanh, từ tượng hình. Hiểu được giá trị sử dụng của từ tượng thanh, tượng hình - Tìm được từ tượng hình tượng thanh trong 1 bài ca dao và hiểu được tác dụng của từ tượng thanh trong một văn bản cụ thể. Số câu: 2 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% 3. Tình thái từ Hiểu các nhóm tình thái từ và giá trị biểu đạt Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% 4. Các biện pháp tu từ - Nhận biết được phép nói quá. Nhận biết và hiểu được tác dụng, mục đích của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh nói quá trong câu. - Biết viết đoạn văn trong đó sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. Số câu: 4 Số điểm: 5,5 Tỉ lệ: 55% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% 5. Dấu câu - Nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép. Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 3 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Số câu: 10 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 8 Tiết: 63 I. Trắc nghiệm (3 điểm): Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Thế nào là trường từ vựng? A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm. B. Là tập hợp tất cả các từ cùng loại (danh từ, động từ). C. Là tập hợp các từ có một nét chung về nghĩa. D. là tập hợp các từ có chung một nguồn gốc. 2. Các từ in đậm trong bài thơ sâu đây thuộc trường từ vựng nào? Chàng Cóc ơi! chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từ đay nhé Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi. A. Động vật ăn cỏ. C. Động vật thuộc loài ếch nhái. B. Động vật ăn thịt. D. Côn trùng. 3. Vì sao các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu văn tự sự và miêu tả? A. Vì chúng giúp người viết bộc lộ cảm xúc. B.Vì chúng gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao. C.Vì chúng người viết bộc lộ đánh giá nhận xét. D.Chúng giúp người nghe hiểu diễn biến sự việc. 4. Tình thái từ in đậm trong câu sau"Giúp tôi với, lạy chúa"Thuộc nhóm từ nào và có ý nghĩa gì? A. Tình thái từ cầu khiến, thể hiện sự bắt buộc của người nói với người khác đê làm một việc gì đó. B. Tình thái từ cảm thán, biểu thị sự thuyết phục của người nói với người khác để làm việc gì đó cho mình. C. Tình thái từ cầu khiến, thể hiện yêu cầu tha thiết của người nói về việc muốn người khác làm việc gì đó cho mình. D. Tình thái từ thể hiện sắc thái biểu cảm thể hiện sợ hãi của người nói. 5. Trong các câu sau câu nào sử dụng phép nói quá? A. Chẳng tham nhà ngói ba tòa- Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành. B. Làm trai cho đáng lên trai- Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng. C. Hỡi cô tát nước bên đàng- Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. D. Miệng cười như thể hoa ngâu- Cái khăn đội đầu như thể hoa sen. 6. Dấu ngoặc kép trong ví dụ sau được dùng để làm gì? Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: "Cô ấy khỏi nguy hiêm rồi, chị đã thắng...giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom- thế thôi". (Chiếc lá cuối cùng) A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai . C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí...dẫn câu văn. D. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. II. Tự luận ( 7 điểm) (2 điểm). Hãy xác định từ tượng hình trong bài ca dao sau và cho biết tác dụng của từ tượng hình : "Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai". 2. (2 điểm). Cho câu tục ngữ sau: "Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn". a. Trong câu tục ngữ trên có biện pháp tu từ nào? b. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. 3. (3 điểm). Em hãy viết đoạn văn tự sự ngắn ( khoảng 5 dòng) có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh. ==============Hết=========== HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT I.Trắc nghiệm: 3 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C C D C B A II. Tự luận Câu 1.(2 điểm) Từ tượng hình: Phất phơ (0,5 điểm). Tác dụng: + Gợi tả dáng vẻ của tấm lụa đào mỏng manh nhẹ nhàng bay trong gió.(0,75 điểm) + Nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ họ bị lệ thuộc vào hoàn cảnh, không biết sau này sẽ ra sao.(0,75 điểm) Câu 2.(2 điểm). Câu tục ngữ sử dung phép nói quá: "tát biển Đông cũng cạn" (0,5đ) Tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa: - Vợ chồng hòa thuận thì có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. (0,75 điểm) - Câu tục ngữ khuyên con người đã là vợ chồng phải biết sống hòa thuận vời nhau. (0,75 điểm). Câu 3.( 3 điểm) * Kĩ năng (0,5 điểm): - Trình bày đúng hình thức đoạn văn, diễn đạt rõ ràng mạch lạc, có liên kết chật chẽ, lời văn trong sáng. - Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. * Kiến thức (2,5 điểm): - Trình bày ngắn gọn diễn biến về một sự việc, câu chuyện thể hiện một ý nghiã.( 2 điểm) - Có sử dụng phép nói giảm, nói tránh (0,5 điểm)
Tài liệu đính kèm: