Câu 1: Bài thơ ‘‘ Viếng lăng Bác’’ được sáng tác năm nào ?
A. Năm 1974. B. Năm 1975. C. Năm 1976. D. Năm 1977.
Câu 2: Câu nào thể hiện đầy đủ nội dung của bài thơ ‘‘Mùa xuân nho nhỏ’’ :
A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, ước nguyện cống hiến của nhà thơ.
B. Thể hiện niềm say mê trước cảnh mùa xuân đất trời.
C. Thể hiện những suy ngẫm của tác về lịch sử đất nước.
D. Thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân của đất nước.
Ngày soạn : Ngày thực hiện : KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 9 Tiết: 135 I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức văn học của học sinh qua mảng thơ hiện đại Việt Nam. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận. 2. Thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao TN TL TN TL Thơ hiện đại - Nhận biết được: + Hoàn cảnh sáng tác bài thơ + Nội dung bài thơ + Tên bài thơ với tác giả bài thơ. - Nhớ chép lại được khổ thơ và chỉ ra nội dung chính khổ thơ. - Hiểu ý nghĩa, hình ảnh thơ. Nhận xét ý nghĩa của các yếu tố, hình ảnh trong bài thơ. Viết bài văn ngắn nghị luận về một đọan thơ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 3 Số điểm: 2,5 Tỷ lệ: 25% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 5,0 Tỷ lệ: 50% Số câu: 7 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% Tổng số câu Tổng điểm Tỷ lệ Số câu: 3 Số điểm: 2,5 Tỷ lệ: 25% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỷ lệ: 50% Số câu: 7 Số điểm: 10 Tỷ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : Ngữ văn - TIẾT: 135 (theo PPCT) I/ Trắc nghiệm khách quan : ( 3 điểm) Chọn đáp án đúng ghi vào bài làm Câu 1: Bài thơ ‘‘ Viếng lăng Bác’’ được sáng tác năm nào ? A. Năm 1974. B. Năm 1975. C. Năm 1976. D. Năm 1977. Câu 2: Câu nào thể hiện đầy đủ nội dung của bài thơ ‘‘Mùa xuân nho nhỏ’’ : A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, ước nguyện cống hiến của nhà thơ. B. Thể hiện niềm say mê trước cảnh mùa xuân đất trời. C. Thể hiện những suy ngẫm của tác về lịch sử đất nước. D. Thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân của đất nước. Câu 3 : Hình ảnh thơ ‘‘ Người đồng mình thô sơ da thịt’’ trong văn bản ‘‘ Nói với con’’ giúp em hiểu gì về người đồng mình ? A. Cần cù, chịu khó. C. Bền bỉ, nhẫn nại. B. Hồn nhiên, mộc mạc, giản dị. D. Nghĩa tình, giàu chí khí. Câu 4 : Nối tên tác giả với tác phẩm để có đáp án đúng Tác giả Tác phẩm 1. Viễn Phương a. Sang thu 2. Y Phương b. Mùa xuân nho nhỏ 3. Hữu Thỉnh c. Viếng lăng Bác d. Nói với con II/ Tự luận: ( 7 điểm) Câu 1: (1 điểm): Cho câu thơ : Một mùa xuân nho nhỏ ... ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải) a, Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thiện khổ thơ trên. b, Nêu nội dung chính của khổ thơ trên. Câu 2: (1 điểm): Nhận xét hình ảnh thơ trong hai câu thơ sau trong văn bản ‘‘Sang thu’’ ‘‘... Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.’’ Câu 3: ( 5 điểm) Viết bài văn nghị luận ngắn về đoạn thơ sau trong văn bản ‘‘ Viếng lăng Bác’’. ‘‘... Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim !’’ .....................Hết........................... (Đề kiểm tra này có 01 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : Ngữ văn TIẾT: 135 (theo PPCT) I/ Trắc nghiệm khách quan : ( 3 điểm) Mỗi ý đúng 0, 5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án C A B c d a II/ Tự luận: ( 7 điểm) Câu 1 : 1 điểm a, HS chép đúng mỗi câu thơ được 0,5 điểm Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc b. Nội dung ( 0,5 điểm) Thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến trọn đời cho đất nước, góp một ‘‘ mùa xuân nho nhỏ’’ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Câu 2 : (1 điểm) HS nêu được hình ảnh sấm, hàng cây đứng tuổi vừa là hình ảnh thực về thiên nhiên vừa là hình ảnh ẩn dụ : Sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. Hàng caauy đứng tuổi là con người đã từng trải. Hai câu thơ vừa tả cảnh thiên nhiên sang thu vừa thể hiện được ý nghĩa những con người đã từng trải không bất ngò trước những vanh động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Câu 3 : 5 điểm * Kĩ năng ( 1 điểm) : - Nghị luận về một đoạn thơ - Bố cục 3 phần rõ ràng - Diễn đạt lưu loát, trong sáng, không sai chính tả * Kiến thức ( 4 điểm) : Đảm bảo các ý sau : Khổ thơ diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng viếng Bác. - Không gian trong lăng yên tĩnh, trang nghiêm. - Hình ảnh ẩn dụ trời xanh thể hiện sự trường tồn của Bác với non sông đất nước. - Hình ảnh ẩn dụ vầng trăng thể hiện tâm hồn thanh cao trong sáng của Người và gợi nhớ những bài thơ về trăng của Bác. - Động từ nhói diễn tả nỗi đau uất nghẹn không nói lên lời. - Giọng điệu trầm lắng, tha thiết, từ ngữ biểu cảm. .....................Hết...........................
Tài liệu đính kèm: