Đề cương ôn tập học kỳ I môn: Tin học 7

Đề cương ôn tập học kỳ I môn: Tin học 7

Câu 1: Trong Excel, thanh công thức có vai trò gì? Làm thế nào để biết được một ô tính chứa công thức hay chứa dữ liệu cố định?

Câu 2: Em hãy nêu hai kiểu dữ liệu thường gặp (mỗi dạng cho một ví dụ).ở chế độ mặc định của trang tính, làm thế nào em phân biệt được 2 kiểu dữ liệu này?

Câu 3: Hãy cho biết việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức có lợi ích gì? Cho ví dụ cụ thể để làm rõ điều đó.

Câu 4: Em hãy trình bày các bước để thực hiện chèn thêm cột và xoá cột của bảng tính?

Câu 5: Em hãy trình bày các bước để thực hiện chèn thêm hàng và xoá hàng của bảng tính?

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn: Tin học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ễN TẬP HỌC KỲ I
Năm học 2010-2011
Mụn: Tin học 7
Câu 1: Trong Excel, thanh công thức có vai trò gì? Làm thế nào để biết được một ô tính chứa công thức hay chứa dữ liệu cố định?
Câu 2: Em hãy nêu hai kiểu dữ liệu thường gặp (mỗi dạng cho một ví dụ).ở chế độ mặc định của trang tính, làm thế nào em phân biệt được 2 kiểu dữ liệu này?
Câu 3: Hãy cho biết việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức có lợi ích gì? Cho ví dụ cụ thể để làm rõ điều đó.
Câu 4: Em hãy trình bày các bước để thực hiện chèn thêm cột và xoá cột của bảng tính?
Câu 5: Em hãy trình bày các bước để thực hiện chèn thêm hàng và xoá hàng của bảng tính?
Câu 5: Em hãy trình bày các bước để thực hiện việc sao chép nội dung ô tính của bảng tính?
Câu 7: Em hãy trình bày các bước để thực hiện việc di chuyển nội dung ô tính của bảng tính?
Câu 8: Trình bày các bước nhập công thức vào ô tính các biểu thức sau:
a) (20-15).4+22	b) 32 +5,5- (24:3)
Câu 9: Giả sử có bảng tính sau: Hãy dùng hàm phù hợp để tính Tổng NN, CN và DV từ năm 2001 đến 2004.
Câu 10: Hộp tên trong Excel có vai trò gì? Hãy nêu cách nhanh nhất để chọn một ô tính trong trang tính?
Câu 11: Em hãy nêu hai kiểu dữ liệu thường gặp (mỗi dạng cho một ví dụ).ở chế độ mặc định của trang tính, làm thế nào em phân biệt được 2 kiểu dữ liệu này?
Câu 12: Nếu trong công thức không sử dụng địa chỉ ô tính thì em thấy không có lợi về điều gì? Cho ví dụ cụ thể để làm rõ điều đó.
Câu 13: Trình bày các bước nhập công thức vào bảng tính các biểu thức sau:
a) (2+7)2:7	
b) 52 +5,5- (24 x 3)
Câu 14: Giả sử có bảng tính sau: Hãy dùng hàm phù hợp để tính Tbình điểm Toán, Lý, Tin theo từng học kì (từ học kì I đến Cả năm)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC K è I
Mụn: TIN HỌC 7
Đề 1
Thời gian 45 Phỳt (khụng kể chộp đề)
Câu 1(2đ): Trong Excel, thanh công thức có vai trò gì? Làm thế nào để biết được một ô tính chứa công thức hay chứa dữ liệu cố định?
Câu 2(1đ): Em hãy nêu hai kiểu dữ liệu thường gặp (mỗi dạng cho một ví dụ).ở chế độ mặc định của trang tính, làm thế nào em phân biệt được 2 kiểu dữ liệu này?
Câu 3(1,5đ): Hãy cho biết việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức có lợi ích gì? 
 Cho ví dụ cụ thể để làm rõ điều đó.
Câu 4(1,5): Em hãy trình bày các bước để thực hiện chèn thêm cột và xoá cột.
Câu 5(2đ): Trình bày các bước nhập công thức vào ô tính các biểu thức sau:
a) (20-15).4+22	b) 32 +5,5- (24:3)
Câu 6(2đ): Giả sử có bảng tính sau: Hãy dùng hàm phù hợp để tính Tổng NN,CN và DV từ năm 2001 đến 2004.
Đề 2
Câu 1(2đ): Hộp tên trong Excel có vai trò gì? Hãy nêu cách nhanh nhất để chọn một ô tính trong trang tính?
Câu 2(1đ): Em hãy nêu hai kiểu dữ liệu thường gặp (mỗi dạng cho một ví dụ).ở chế độ mặc định của trang tính, làm thế nào em phân biệt được 2 kiểu dữ liệu này?
Câu 3(1,5đ): Nếu trong công thức không sử dụng địa chỉ ô tính thì em thấy không có lợi về điều gì? Cho ví dụ cụ thể để làm rõ điều đó.
Câu 4(1,5): Em hãy trình bày các bước để thực hiện chèn thêm hàng và xoá hàng.
Câu 5(2đ): Trình bày các bước nhập công thức vào bảng tính các biểu thức sau:
a) (2+7)2:7	
b) 52 +5,5- (24 x 3)
Câu 6(2đ): Giả sử có bảng tính sau: Hãy dùng hàm phù hợp để tính Tbình điểm Toán, Lý, Tin theo từng học kì (từ học kì I đến Cả năm)
Đề 1
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1(2đ):(HS nêu đúng mỗi ý cho 1 điểm)
 *Thanh công thức có vai trò: Nhập và hiển thị nội dung hay công thức trong ô tính.
* Để biết được một ô tính chứa công thức hay chứa dữ liệu cố định: Ta chọn ô tính đó và nhìn trên thanh công thức.Nếu thanh công thức có nội dung giống trong ô tính thì ô đó có chứa dữ liệu cố định. Nếu thanh công thức có công thức thì ô đó có chứa công thức.
Câu 2 (1đ): (Mỗi ý đúng 0,5đ)
* Hai kiểu dữ liệu thường gặp:
- Kiểu dữ liệu văn bản:VD: họ và tên
- Kiểu số: VD: 8,9.
* ở chế độ mặc định: Dữ liệu dạng văn bản căn lề trái trong ô tính, dữ liệu dạng số căn lề phải trong ô tính.
Câu 3(1,5đ) Việc sử dụng địa chỉ trong công thức có lợi ích: Khi ta thay đổi giá trị nào đó trong công thức thì kết quả sẽ tự động cập nhật theo.
Ví dụ: Công thức: Sum(A1, B1,C1) khi thay đổi một giá trị của ô B1 thì kết quả sẽ tự động cập nhật
Câu 4: (Mỗi ý đúng 0,75đ)
* Thao tác chèn thêm cột: 
- Chọn cột
- Nháy Insert/Columns
* Thao tác xoá cột: - Chọn cột cần xoá
	- Nháy Edit/Delete
Câu 5(2đ): Các bước nhập công thức trong ô tính: ( Mỗi câu đúng 1 điểm)
	a) 	– Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu =
- Nhập công thức: (20-15)*4+2^2
- Nhấn enter.
	b) 	– Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu =
- Nhập công thức: 3^2 +5.5- (24/3)
- Nhấn enter.
Câu 6 (2đ): Dùng hàm để nhập công thức tính: ( Mỗi câu đúng 0,5điểm)
	Năm 2001: 	=SUM(B3:D3) 	(hoặc =SUM(B3,C3,D3))
Năm 2002: 	=SUM(B4:D4) 	(hoặc =SUM(B4,C4,D4))
Năm 2003: 	=SUM(B5:D5) 	(hoặc =SUM(B5,C5,D5))
Năm 2004: 	=SUM(B6:D6) 	(hoặc =SUM(B6,C6,D6))
Đề 2
Câu 1: Hộp tên trong Excel có vai trò: Hiển thị địa chỉ ô tính đang được chọn.
* Cách nhanh nhất để chọn một ô trong trang tính: Gõ địa chỉ ô cần chọn vào hộp tên và nhấn enter.
Câu 2 (1đ): (Mỗi ý đúng 0,5đ)
* Hai kiểu dữ liệu thường gặp:
- Kiểu dữ liệu văn bản:VD: họ và tên
- Kiểu số: VD: 8,9.
* ở chế độ mặc định: Dữ liệu dạng văn bản căn lề trái trong ô tính, dữ liệu dạng số căn lề phải trong ô tính.
Câu 3: Việc sử dụng địa chỉ trong công thức không có lợi: Khi ta thay đổi giá trị nào đó trong công thức thì kết quả sẽ không tự động cập nhật theo, mà muốn kết quả đúng ta phải sửa lại công thức.
Ví dụ: Công thức: Sum(A1, B1,C1) khi thay đổi một giá trị của ô B1 thì kết quả không tự động cập nhật đúng, muốn kết quả đúng thì ta phải sửa lại công thức.
Câu 4: (1,5đ): (Mỗi ý đúng 0,75đ)
* Thao tác chèn thêm hàng: 
- Chọn cột
- Nháy Insert/Rows
* Thao tác xoá hàng: - Chọn hàng cần xoá
	- Nháy Edit/Delete
Câu 5(2đ): Các bước nhập công thức trong ô tính: ( Mỗi câu đúng 1 điểm)
	a) 	– Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu =
- Nhập công thức: (2+7)^2/7
- Nhấn enter.
	b) 	– Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu =
- Nhập công thức: 5^2 +5.5- (24 * 3)
- Nhấn enter.
Câu 6 (2đ): Dùng hàm để nhập công thức tính: ( Mỗi câu đúng 0,5điểm)
Kì I: = AVERAGE(B3:D3)	(hoặc = AVERAGE(B3,C3,D3))
Kì II: = AVERAGE(B4:D4)	(hoặc = AVERAGE(B4,C4,D4))
Học kì: = AVERAGE(B5:D5)	(hoặc = AVERAGE(B5,C5,D5))
Cả năm: = AVERAGE(B6:D6)	(hoặc = AVERAGE(B6,C6,D6))

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap HKI De kiem tra HKI Bieu diemdap an.doc