Đề cương ôn tập môn văn

Đề cương ôn tập môn văn

1. Về cấu tạo: + Từ ghép: - Từ ghép chính – phụ: có tính chất phân nghĩa. Tiếng chính

 đứng trước, tiếng phụ đứng sau

 - Từ ghép đẳng lập: Có tính chất hợp nghĩa. Các tiếng bình

 đẳng với nhau về mặt ngữ pháp

 + Từ láy: - Láy toàn bộ

 - Láy bộ phận: Láy bộ phận vần

 Láy phụ âm đầu

2. Về từ loại: +Đại từ: -Đại từ để trỏ

 - Đại từ để hỏi

 + Quan hệ từ: là từ dùng để biểu thị quan hệ, như quan hệ sở hữu,

 quan hệ so sánh, quan hệ nhân quả

3. Về đặc điểm: + Từ đồng nghĩa: - Đồng nghĩa hoàn toàn

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hoa Hồng Bạch
đề cương ôn tập
Môn : Ngữ văn 7
 Giáo viên: Nguyễn Thị Tươi
Năm học: 2009 - 2010
đề cương ôn tập môn văn
Phần I: tiếng việt
I .từ
Về cấu tạo: + Từ ghép: - Từ ghép chính – phụ: có tính chất phân nghĩa. Tiếng chính 
 đứng trước, tiếng phụ đứng sau
 - Từ ghép đẳng lập: Có tính chất hợp nghĩa. Các tiếng bình 
 đẳng với nhau về mặt ngữ pháp 
 + Từ láy: - Láy toàn bộ
 - Láy bộ phận: Láy bộ phận vần
 Láy phụ âm đầu
Về từ loại: +Đại từ: -Đại từ để trỏ
 - Đại từ để hỏi
 + Quan hệ từ: là từ dùng để biểu thị quan hệ, như quan hệ sở hữu,
 quan hệ so sánh, quan hệ nhân quả
Về đặc điểm: + Từ đồng nghĩa: - Đồng nghĩa hoàn toàn
 - Đồng nghĩa không hoàn toàn
 + Từ trái nghĩa
 + Từ đồng âm
Về tu từ vựng: + Thành ngữ: là những cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa
 hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ được suy ra từ nghĩa đen hoặc qua 
 một số phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ
 + Điệp ngữ: - Điệp ngữ cách quãng
 - Điệp ngữ nối tiếp
 - Điệp ngữ vòng( Chuyển tiếp)
 + Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái
 biểu cảm
II. câu
Câu rút gọn: là câu bị lược bỏ một số thành phần trong câu.
Câu đặc biệt: là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ _vị ngữ.
Thêm trạng ngữ cho câu: Trạng ngữ có thể thêm vào các vị trí: Đầu câu, giữa câu,
 cuối câu
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 + Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, chỉ vậtthực hiện moọt hoạt động hướng
 vào người, vật khác (chủ ngữ chỉ chủ thể hành động)
 +Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật được hoạt động của người, vật khác 
 hướng vào (chủ ngữ chỉ đối tượng của hoạt động)
 + Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thầnh câu bị động
Dùng cụm chủ _ vị để mở rộng câu: Là dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường gọi là cụm C- V làm thành phần nào đó của câu.
III. Dấu câu
Dấu chấm lửng: - Dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
 - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
 - Làm giãn nhịp câu văn
Dấu chấm phẩy: - Dùng để đánh dấu ranh giớigiữa các vế của câu ghép có cấu tạo
 phức tạp
 - Đánh dấu ranh giớigiữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp.
Dấu gạch ngang : - Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
 - Đánh dấu lời nói trực tiếpcủa nhân vật.
 - Để liệt kê hoặc nối các từ trong một liên danh.
 * Lưu ý: Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. Dấu gạch ngang dùng để nối các 
 tiếng trong từ phiên âm gồm nhiều tiếng. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần ii tập làm văn
I. văn nghị luận chứng minh
1. Khái niệm: Chứng minh là phép lập luận dùng lí lẽ, dẫn chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ một quan điểm, một nhận định cần được chứng minh là đáng tin cậy
2. Các bước làm một bài văn nghị luận chứng minh: 
Tìm hiểu đề
Tìm ý
Lập dàn ý
Viết bài 
Đọc và sửa bài
3. Dàn ý khái quát của bài văn chứng minh
 + Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh, nêu vai trò của vấn đề 
 + Thân bài: - GiảI thích vấn đề một cách khá quát 
 - Xác định luận cứ (Mỗi luận cứ là một khía cạnh dùng để làm sáng tỏ luận 
 điểm)
 - Dùng dẫn chứngvà phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ luận cứ.
 + Kết bài: - Dùng cụm từ “tómlại” để chuyển ý sang kết bài
 - KháI quát lại vấn đề vừa chứng minh, rút ra bài học cho bản thân.
4. Các đề văn chứng minh thường gặp ( Dùng để tham khảo)
Nhân dân ta thường nói: Có chí thì nên Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim.
Chứng minh tính chân lí trong bài thơ: 
 “ Không có việc gì khó 
 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển 
 Quyết chí ắt làm nên.”
 ( Hồ Chí Minh )
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí Uống nước nhớ nguồn , Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .
Lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. 
 Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào! Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh ý kiến đó là đúng
Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi
Chứng minh rằng : cần phải chọn sách mà đọc.
Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị của Bác Hồ.
Chứng minh rằng : sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tụê.
Chứng minh rằng : trong trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh rẻ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 II. văn nghị luận giải thích
 1. Khái niệm: Nghị luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí, phẩm
 chất, quan hệ thể hiện trong quan điểm, nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư
 tưởng, tình 
 cảm cho con người.
 2. Các bước làm bài văn nghị luận giải thích
 (Gồm 5 bước như văn chứng minh )
 3. Dàn ý khái quát bài văn giải thích
 + Mở bài: Nêu vấn đề cần giải thích
 Nộidung mà vấn đề đó thể hiện
 + Thân bài: - Giải thích nghĩa ban đầu ( nghĩa đen) của vấn đề
 - Giải thích nghĩa sâu xa (nghĩa bóng) của vấn đề, xoay quanh các ý sau:
 Vấn đề đó là gì? biểu hiện của nó như thế nào?
 Vấn đề đó có vai trò như thế nào với cuộc sống? Thực hiện vấn đề đó sẽ mang
 lại ý nghĩa gì?
 Muốn thực hiện vấn đề đó người ta phải làm gì? làm như thế nào?
 + Kết bài: Khẳng định lại giá trị của vấn đề. Bài học liiên hệ với bản thân.
 4. Các đề văn giải thích thường gặp ( Dùng để tham khảo)
 Một nhà văn đã nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệcon người . Hãy giải thích nội 
 dung câu nói đó.
 “ Mùa xuân là tết trồng cây
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
 Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong
 mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
 “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
 Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
 Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ gì qua câu ca dao ấy.
 Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
 Dân gian có câu: Lời nói gói vàng Đồng thời lại có câu : Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà
 nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá
 trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
 Hãy giải thích lời khuyên của Lê- nin ” Học, học nữa, học mãi”
 Có người sau khi đọc “ Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu” cứ băn khoăn : Vì sao
 Nguyễn ái Quốc không để Phan Bội Châu vạch tội hay thét mắng vào mặt Va-ren mà chỉ im
 lặng với nụ cười ruồi thoáng qua” kín đáo, vô hình” trên gương mặt. Người đó cũng không hiểu
 vì sao”cái im lặng dửng dưng” của Phan Bội Châu lại làm cho Va-ren “ sửng sốt cả người”. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phần III: văn bản
Trong phần này yêu cầu học sinh nhớ được các nội dung sau:
Tên văn bản.
Tác giả của văn bản.
Thể loai của văn bản. 
Hoàn cảnh sáng tác của văn bản.
Phương thứcc biểu đạt của văn bản
Nội dung chủ yếu của văn bản. 
Những nét nghệ thuật nổi bật của văn bản.
Đưa ra được nhận xét, cảm nhận và phân tích được những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật của văn bản. 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện tập tổng hợp
đề 1: 
I. trắc nghiệm
đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới.
 “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giiI thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
Đoạn văn trên của tác giả nào?
Hồ Chí Minh
Đặng Thai Mai
Phạm Văn Đồng
Hà ánh Minh
Trong đoạn văn trên:
Không có câu nào là câu rút gọn.
Có một câu là câu rút gọn.
Có hai câu là câu rút gọn.
Có ba câu là câu rút gọn.
Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào?
Liệt kê và điệp ngữ
Điệp ngữ và ẩn dụ
Chơi chữ và so sánh
So sánh và liệt kê
Từ nào sau đay không phải là từ Hán _ Viiệt.
Bổn phận 
Yêu nước 
Lãnh đạo
Kháng chiến
Đoạn văn trên đượcviết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm 
Nghị luận
Đại từ chúng ta trong đoạn văn trên là đại từ trỏ người ở: 
Ngôi thứ nhất số ít
Ngôi thứ nhất số nhiều
Ngôi thứ hai số ít 
Ngôi thứ hai số nhiều
Câu văn :” Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy” được rút gọn thành phần nào?
Chủ ngữ
Vị ngữ
Trạng ngữ
Cả ba thành phần trên
Bài văn nghị luận cần có những yếu tố nào ?
Luận điểm 
Luận cứ
Lập luận
Cả ba yếu tố trên 
II. Tự luận
 Câu 1: Vì sao cuộc hội kiến giữa Va-ren và Phan Bội Châu lại được tác giả gọi là “ Những trò lố”.
 Câu 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ: 
 “ Không có việc gì khó 
 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển 
 Quyết chí ắt làm nên.”
 ( Hồ Chí Minh ).
đề 2
 I. trắc nghiệm
Tác giả của văn bản Sống chết mặc bay là ai ?
Nguyễn ái Quốc 
Hà ánh Minh
Phạm Duy Tốn
Đặng Thai Mai
Văn bản Sống chết mặc bay thuộc thể loại :
Nghị luận
Truyện kí
Truyện ngắn
Không thuộc các thể loại trên
Trong câu: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có có những thành phần nào được cấu tạo theo mô hình cụm C –V 
Thành phần chủ ngữ
Thành phần vị ngữ
Thành phần bổ ngữ
Thành phần định ngữ
Trong các từ “thiên” sau đây từ nào không cùng nghĩa với các từ còn lại:
Thiên binh vạn mã.
Thiên hạ đệ nhất.
Thiên la địa võng.
Thiên nhiên kì thú
Câu nào dưới đây không phải là câu bị động: 
Em được mọi người yêu mến.
Chị ấy được mẹ khen ngợi rất nhiều.
Bạn Hùng được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi.
Con ngựa được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. 
Văn bản nào sau đây không cùng thể loại với các văn bản còn lại?
Qua đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan )
Sông núi Nước Nam ( Lí Thường Kiệt )
Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương )
Cảnh Khuya ( Hồ Chí Minh )
Điền từ ngữ thích hợp vào vào chỗ trống trong nhận định sau đây:
Dấu ...được dùng để:
_ Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
_ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
 ( Ngữ văn 7 – tập hai )
chấm phẩy
ba chấm
gạch ngang 
gạch nối
Phần mở bài của bài văn giải thích có nhiệm vụ gì?
Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích
Sử dụng các cách lập lụân khác nhau
Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người
Lần lượt trình bày các nội dung giải thích
II. tự luận
Câu1. Theo em hai câu nói sau có mâu thuẫn với nhau không, hãy giải thích ý kiến của em:
 “ Lời nói gói vàng”
 “ Lời nói chẳng mất tiền mua”
Câu 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:
 “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
 Thành công, thành công,đại thành công”
Em hiểu lời dạy của Bác như thế nào? 
Hãy tìm một số dẫn chứng thực tế trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, trong lao động sản xuất hoặc trong đời sống xã hội để làm sáng tỏ lời dạy đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap ngu van 7(1).doc