Đề cương ôn tập ngữ văn 7 học kỳ II năm 2009-2010

Đề cương ôn tập ngữ văn 7 học kỳ II năm 2009-2010

Phần 1: Phần văn bản + xem kỹ các đề bài tự luận đã ôn tập buổi chiều.

1. Học thuộc các 2 bài tục ngữ đã học. Xem kỹ nội dung từng câu tục ngữ.

2. Đọc kỹ 4 văn bản Nghị Luận đã học( xem nội dung, nghệ thuật).

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh.

+ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Đăng Thai Mai.

+ Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng.

+ ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.

3. Tóm tắt 2 văn bản truyện hiện đại(nắm chắc nội dung, nghệ thuật).

+ Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập ngữ văn 7 học kỳ II năm 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Ngữ Văn 7 học kỳ II năm 2009-2010
Phần 1: Phần văn bản + xem kỹ các đề bài tự luận đã ôn tập buổi chiều.
1. Học thuộc các 2 bài tục ngữ đã học. Xem kỹ nội dung từng câu tục ngữ.
2. Đọc kỹ 4 văn bản Nghị Luận đã học( xem nội dung, nghệ thuật).
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh.
+ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt - Đăng Thai Mai.
+ Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng.
+ ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.
3. Tóm tắt 2 văn bản truyện hiện đại(nắm chắc nội dung, nghệ thuật).
+ Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn.
+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu – Nguyễn ái Quốc.
4. Học các khái niệm phần Tiếng Việt(Rút gọn câu, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu, chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu, Liệt kê, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang).
5. Cách làm văn bản Đề nghị, báo cáo(mục đích, dàn mục).
Phần 2: Một số gợi ý hưỡng dẫn ôn tập
Câu *: Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích và chứng minh nhận xét sau: “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật”
Gợi ý:
Dân tộc Việt Nam với nền văn hóa đậm đà bản sắc đã hình thành biết bao truyền thống tốt đẹp. Những truyền thống tốt đẹp đó tự bao đời đã ăn sâu, bám rễ vào tâm hồn mỗi người dân Việt. Một trong những phẩm chất làm nên nét đẹp của con người đó là lòng khiêm tốn. Sách “Tinh hoa xử thế” của Lâm Ngữ Đường đã nhận xét: “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật”.
Vậy khiêm tốn là gì ? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.
Trong cuộc sống, lòng khiêm tốn thường biểu hiện qua lời nói, việc làm, hành động cụ thể của con người. Người có lòng khiêm tốn luôn tự coi mình là kém cỏi, những việc mình đã làm được vẫn còn nhỏ bé và họ luôn có ý thức để vươn tới những thành công cao hơn, xa hơn. Có nhiều câu chuyện trong lịch sử đã ghi chép lại những con người có lòng khiêm tốn. Tiêu biểu nhất là những câu chuyện kể về lòng khiêm tốn của Bác Hồ. Mặc dù cả thế giới đều phải thừa nhận tài năng và phẩm chất tuyệt vời của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng về phần mình Bác không bao giờ cho mình là một người vĩ đại. Bác chỉ ví mình là một người yêu nước, một công dân muốn cống hiến cho đất nước. Trong cuộc đời hoạt động chính trị Bác sáng tác rất nhiều tác phẩm có giá trị, đủ các thể loại, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, mà tiêu biểu nhất có thể kể ra đây là bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Bác đọc trước hàng triệu đồng bào ở quảng trường Ba Đình lịch sử năm 1945, bản di chúc bất hủ của BácTất cả những sáng tác văn hóa đó của Bác mang đầy giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nhân văn sâu sắc. Bác đã được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng về phần bản thân Bác không bao giờ tự coi mình là một nhà thơ, nhà văn mà chỉ coi mình là bầu bạn của văn nghệ. Lòng khiêm tốn của Bác thật đáng trân trọng.
Giữa đời thường một bạn học sinh lớp 9 ở Đồng Tháp trên đường đi học về đã sẵn sàng quên đi mọi hiểm nguy lao xuống dòng sông mùa nước lũ để cứu một em bé sắp chết đuối. Đó là một người dũng cảm, nhưng khi được hỏi về bản thân, bạn học sinh ấy chỉ nói đó là một hành động rất bình thường mà ai thấy cũng sẽ làm như bạn ấy. Như vậy chúng ta thấy chính lòng khiêm tốn đã đưa mọi người đến gần nhau hơn. Khi có lòng khiêm tốn trong cuộc sống sẽ lan tỏa những mối quan hệ gần gũi, chan hòa, thân thiện. Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa. Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
Trong thỏi độ ứng xử, khiờm tốn cú nghĩa là "nghiờm khắc với mỡnh, rộng lượng với người", khụng quỏ tự tin hay độc quyền chõn lý, luụn "kớnh trờn nhường dưới". Thỏi độ khiờm tốn trong phờ phỏn, đúng gúp cho người khỏc đú là: khụng tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phờ phỏn, thận trọng khi sử dụng ngụn từ để trỏnh tổn thương lũng tự trọng của người khỏc - nhất là đối với người lớn tuổi. Khi được người khỏc phờ phỏn, gúp ý cần bỡnh tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lý. Biểu hiện rừ nhất của tớnh khiờm tốn.
Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Bạn Mai lớp em đã từng là học sinh giỏi văn cấp tỉnh. Nhưng bạn không bao giờ khoe khoang về thành tích học tập của mình. Bạn vẫn thường nói với chúng em là chúng mình cần thi đua học tập cho giỏi hơn nữa. Thành công ấy của mình chưa phải có gì đáng kể. Nếu có lòng kiên trì và cố gắng thực sự cùng sự chỉ bảo của thầy cô, các bạn khác cũng có thể làm được. Chúng em thật cảm phục Mai và càng thấy gần gũi quý mến bạn hơn.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Lê-nin – nhà cách mạng lỗi lạc người Liên Xô từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Nếu không học chắc chắn chẳng mấy chốc con người sẽ lạc hậu so với xã hội đang phát triển như vũ bão. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.
Trong thực tế, lòng khiêm tốn sẽ không bao giờ tồn tại trong con người cùng với tính tự phụ. Người tự phụ luôn tự coi mình là “trung tâm của vũ trụ”, là trên hết, là nhất. Trong một buổi hội thảo khoa học, mọi người rất cú thiện cảm với một nữ khoa học trẻ trung, xinh đẹp. Thế nhưng khi phỏt biểu, trong phần tự giới thiệu về mỡnh cụ núi rất nhiều về những thành tớch, bằng cấp mỡnh cú được khiến ai cũng tiếc rằng một phụ nữ trẻ đẹp, trớ thức mà lại có những biểu hiện khoe khoang như vậy. Ngay lập tức nhà nữ khoa học đã không nhận được sự thiện cảm của mọi người. Những tràng pháo tay sau bài phát biểu của nhà nữ khoa học như gượng ép và nhạt nhẽo hơn. Đó chính là hậu quả của người thiếu lòng khiêm tốn.
Ngày nay, trong xã hội hiện đại mọi người cần tự tin nhưng khụng cú nghĩa là thiếu khiờm tốn, vụ tư khoe khoang về mỡnh. Thành ngữ cú cõu :”Một lần khiờm tốn bằng bốn lần tự kiờu”, càng ớt núi về bản thõn mọi người sẽ dành nhiều cảm tỡnh với bạn hơn, vỡ thụng thường người ta hay tỡm điều ngược lại những gỡ bạn núi về mỡnh. 
Người kiờu ngạo luụn ghi nhớ những lời khen của người khỏc về mỡnh, trong khi người khiờm tốn thỡ nhớ đến những điều tốt lành, mà họ may mắn nhận được từ cuộc sống. Khiờm tốn cũn là một thuộc tớnh tớch cực của lũng tự trọng. Người tự trọng đỏnh giỏ đỳng bản thõn cũng như cụng việc của mỡnh, biết tự chủ, tụn trọng người khỏc. Thế nờn, những tớnh chất tốt đẹp do lũng khiờm tốn đem lại sẽ là hành trang cần thiết cựng bạn đi đến thành cụng.
Lòng khiêm tốn không phải tự nhiên mà có. Lòng khiêm tốn chỉ được hình thành qua quá trình tự rèn luyện của bản thân. Muốn rèn luyện được lòng khiêm tốn con người phải luôn coi những gì mình làm được là nhỏ bé. Không bao giờ khoe khoang thành tích của mình, không chê bai thành tích của bạn, luôn lấy thành công của bạn làm tấm gương, mục tiêu để mình vươn tới.
Bản thân em luôn nhận thấy ý nghĩa to lớn và quan trọng của lòng khiêm tốn. Em thấy mình chưa làm được gì nhiều và vẫn cần tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập. Những thành tích của em đã có vẫn còn nhỏ bé. Những gì em và các bạn trong lớp cần làm là tiếp tục tu dưỡng rèn luyện để xứng đáng làm con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bac Hồ.
Như vậy, khiêm tốn là một đức tớnh tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rốn luyện. Nội dung khiờm tốn cú nghĩa là sự kớnh nhường, cú ý thức và thỏi độ đỳng mức trong việc đỏnh giỏ bản thõn, khụng tự món, tự kiờu, khụng tự cho mỡnh hơn người. Lòng khiêm tốn sẽ là nhân tố để con người vươn tới những thành công trong cuộc sống. Đặc biệt lứa tuổi học sinh chúng ta mỗi người hãy rèn luyện cho bản thân lòng khiêm tốn, bởi khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi, đúng như nhận xét “Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật”
Câu **: Trong một buổi học nhóm, các bạn tranh luận về câu tục ngữ “ Ăn cây nào, rào cây ấy”, một số bạn cho rằng câu tục ngữ hoàn toàn đúng, một số bạn khác cho rằng câu tục ngữ đó hoàn toàn sai. Em hãy chứng minh?
Gợi ý
Nghĩa đen: ăn quả(hưởng trái ngọt)của cây nào, thì phải chăm sóc, bảo vệ cho cây đó.
Nghĩa bóng: Hưởng thành quả ở nơi nào thì phải biết ơn, vun vén cho nơi đó => lòng biết ơn.
Câu tục ngữ trái nghĩa: Ăn cháo đá bát, ăn cây táo rào cây sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap NV7.doc