Đề cương ôn tập Văn lớp 7 – Học kì I

Đề cương ôn tập Văn lớp 7 – Học kì I

1. Nội dung của văn bản Cổng trường mở ra ?

A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường .

B. Nêu vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

C. Kể về tâm trạng của chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.

D. Tái hiện những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường khi con vào lớp một.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Văn lớp 7 – Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Văn lớp 7 – Học kì I.
***********
 Đề bài:
Trắc nghiệm :
Khoanh tròn vào đáp án đúng sau mỗi câu hỏi:
Nội dung của văn bản Cổng trường mở ra ?
Miêu tả quang cảnh ngày khai trường .
Nêu vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Kể về tâm trạng của chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
Tái hiện những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường khi con vào lớp một.
Ét – môn – đô đơ A – mi – xi là nhà văn nước nào ?
A. Nga. B. Ý.
C. Pháp. D. Anh.
3. Tai sao người cha En – ri – cô lại viết thư cho con khi con mình phạm lỗi ?
A. Vì ở xa con nên phải viết thư.
B. Luôn nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con.
C. Yêu thương ,nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con.
D. Luôn thay mẹ En ri cô giải quyết mọi vấn đề trong gia đình.
4. Câu văn nào không trực tiếp bày tỏ thái độ của người bố với En ri cô ?
A. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
B. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
C. Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.
D. Bố sẽ không thể đáp lại cái hôn của con được.
5. Gạch chân dưới từ láy , từ ghép trong đoạn văn sau :
( Từ láy 2 gạch, từ ghép 1 gạch)
....Mẹ còn nhớ sự nôn nao , hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần
ngôi trường và nỗi chơi vơi , hốt hoảng khi cổng trường đóng lại , bà
 ngoại đứng ngoaì cánh cổng như đứng ngoài cái thế giới mà mẹ 
bước vào.
Tự luận: 
 1. Viết một đoạn văn từ 5 -7 câu miêu tả quang cảnh buổi sáng mùa xuân có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 3 từ láy ?
Tập làm văn : Em hãy đóng vai con VỆ SĨ trong chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê kể lại cuộc chia đồ chơi và giây phút chia tay của hai anh em Thành và Thủy.
Đề bài :
Trắc nghiệm : khoanh tròn vào đáp án đúng sau mỗi câu hỏi.
Tâm trạng của người con gái trong bài ca dao ” Chiều ra đứng ngõ sau.. ” là gì ?
A. Thương người mẹ đã mất. B. Nhớ về thời con gái đã qua.
C. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ. D. Nỗi đau cho tình cảnh hiện tại
2. Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao Đứng bên ni đồng ....Là vẻ đẹp :
A. Rực rỡ và quyến rũ. B. Trong sáng và hồn nhiên.
C. Trẻ trung và đầy sức sống. D. mạnh mẽ và đầy bản lĩnh.
3. Trong những từ sau, từ nào không phaỉ từ láy?
A. Nặng nhẹ , đông đủ. B. Gần gũi, dễ dàng.
C. Long lanh, lung linh. D. Ầm ầm , hiu hiu.
4. Câu ca dao sau có thể xếp vào chủ đề nào ?
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lấp lánh cá tôm.
A. Tình yêu quê hương đất nước. B. Tiếng hát than thân.
C. Tình cảm gia đình. D. Câu hát châm biếm.
5. Điền vào chỗ trống những nhóm từ sau cho phù hợp ? Quả xoài trên cây , lá đài bi, tấm lụa đào .
 A. Thân em như .....................
Ngày thì dãi gió đêm thì dầm sương.
 B. Thân em như ...........................................
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như ............................................................
Gió đông , gió tây , gió nam , gió bắc nó đánh lúc là lúc lắc trên cành.
Tự luận :
Nêu cảm nhận của em về bài ca dao :
 Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
 Ai vô xứ Huế thì vô...
Tập làm văn: Chọn 1 trong 2 đề sau để làm.
a, Hãy tả lại cánh đồng lúa quê hương khi em được bố mẹ cho về thăm quê.
b, Tưởng tượng khi em đến lớp sớm làm trực nhật , tình cờ em được nghe một cây bị bẻ cành tâm sự với chị gió về ý thức bảo vệ môi trường của các bạn học sinh trường em.
Đề bài :
Trắc nghiệm :
Hình ảnh Con cò trong bài ca dao than thân thứ nhất thể hiện điều gì về thân phận người nông dân?
A. Cuộc sống bị hắt hủi. B. Gặp nhiều oan trái.
C. Cuộc sống đầy trắc trở , đắng cay.
D. Bị dồn đẩy đến bước đường cùng.
2. Ý chủ đạo trong cuộc chia tay của những con búp bê là gì ?
A. Cuộc chia tay của những con búp bê .
B. Cuộc chia tay của Thành và Thủy đối với thầy cô , bè bạn.
C. Những con búp bê bị buộc phải chia tay nhưng 2 anh em đã không để cho chúng phải chịu cảnh chia li.
D. Hai anh em Thành Thủy buộc phải xa nhau nhưng chúng đã nhất định không chịu để tình cảm anh em bị chia lìa.
3. Nghĩa của từ láy có vần ênh trong những từ : Lênh khênh , bấp bênh, chênh vênh, lênh đênh... có đặc điểm chung gì?
A . Chỉ sự vật cao lớn , vững chãi.
B. Chỉ những gì không vững vàng , chắc chắn.
C. Chỉ vật dễ bị đổ vỡ.
D. Chỉ những vật nhỏ bế , yếu ớt.
4. Khi xưng hô một số danh từ chỉ người như : Ông , bà , cha , mẹ ... cũng được sử dụng như đại từ xưng hô đúng hay sai ?
A. Đúng . B. Sai.
5. Xác định chức vụ ngữ pháp của đại từ trong các câu sau :
A. Cậu giúp đỡ mình nhé ?
B. Đã bấy lâu nay , bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng , chợ thời xa.
Tự luận :
Nêu cảm nhận của em về bài câu ca dao :
 Công cha như núi ngất trời.
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Tập làm văn: Chọn 1 trong 2 đề sau để làm :
a, Hãy tả lại thầy hoặc cô giáo đang giảng bài trong một tiết học em cho là lí thú nhất.
b, Kể lại một câu chuyện ghi lại tâm sự của bài kiểm tra điểm kém bị em xé nát vứt vào xọt rác.

Tài liệu đính kèm:

  • docde ccuong Van 7 HK I.doc